Xung điện kích thích tủy, phương pháp mới điều trị sau chấn thương cột sống

Nguyễn Ly |

Thường những bệnh nhân bị chấn thương cột sống đều giảm chất lượng cuộc sống rất lớn. Với việc điều trị bằng phương pháp xung điện kích thích tuỷ, một điện cực được đưa vào ngoài màng cứng tủy sống, sau đó được nối với một máy phát xung đặt dưới da nhằm kích thích sừng sau tủy sống, mục tiêu kiểm soát các cơn đau ở cột sống hay đau theo rễ thần kinh.

Chấn thương cột sống - nỗi ám ảnh của người bệnh

Người bệnh N.N.T (61 tuổi, TPHCM) bị gãy đốt sống L1 có chèn ép vùng chóp tủy và được phẫu thuật đặt ốc vít cố định kết hợp giải ép tủy sống cách đây 7 năm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục vận động và đi lại được nhưng những cơn đau vùng mông và hai chân khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

TS.BS Phạm Anh Tuấn - Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, người bệnh đã điều trị ở nhiều nơi với các phương pháp để kiểm soát đau như thuốc chống đau thần kinh, vật lý trị liệu, phong bế thần kinh nhưng hiệu quả ngày càng giảm dần.

“Thăm khám tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho thấy người bệnh có di chứng của tổn thương tủy sau chấn thương với biểu hiện đau tê nhiều vùng mông và chân hai bên rất nặng nề khiến người bệnh không thể ngồi khi bác sĩ thăm khám cũng như rất khó khăn trong sinh hoạt,” TS.BS Tuấn cho biết.

Hình ảnh cột sống của người bệnh bao gồm XQ, MRI cho thấy hệ thống ốc vít vẫn vững chắc và không có thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh. Sau khi hội chẩn xác nhận người bệnh có tình trạng đau thần kinh mạn tính kháng trị với các biện pháp điều trị hiện tại, người bệnh được phẫu thuật đặt điện cực kích thích tủy với điện cực được đặt ngoài màng cứng ở vị trí T9 – T11 và được nối với bộ phát xung điện đặt bên ngoài da. Sau 7 ngày mở hệ thống kích thích, tình trạng đau của người bệnh được cải thiện hơn 50% và hệ thống điện cực này được rút bỏ. Hai tháng sau, người bệnh được phẫu thuật cấy điện cực vĩnh viễn và nối với máy phát xung điện đặt dưới da vùng hông lưng bên phải.

Hệ thống của bệnh nhân được cố định. Ảnh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Hệ thống của bệnh nhân được cố định. Ảnh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Lợi ích của phương pháp phẫu thuật kích thích tuỷ sống

Phẫu thuật kích thích tủy sống là một phương pháp tiến bộ trong điều trị đau mạn tính được cơ quan Quản lý Thực – Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận. Phẫu thuật này đã trở thành một phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho những bệnh nhân đau mạn tính ở vùng lưng hoặc chi mà không giảm đau với các phương pháp điều trị khác.

TS.BS Phạm Anh Tuấn cho biết thêm, hầu hết bệnh nhân sau phẫu thuật đều ghi nhận giảm 50 - 70% tình trạng đau cũng như cải thiện khả năng trở lại làm việc bình thường. Nhiều bệnh nhân đã giảm, thậm chí ngưng các thuốc giảm đau hoặc các phương pháp điều trị đau khác sau kích thích tủy sống.

Một điện cực được đưa vào ngoài màng cứng tủy sống, sau đó được nối với một máy phát xung đặt dưới da nhằm kích thích sừng sau tủy sống bằng những xung điện để kiểm soát các cơn đau ở cột sống hay đau theo rễ thần kinh.

Phương pháp này được thực hiện nhiều ở các nước phát triển. Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, lần đầu tiên vào năm 2013, các bác sĩ khoa Ngoại Thần kinh thực hiện phẫu thuật này với sự giúp đỡ của chuyên gia Pháp (Giáo sư Jean Paul Nguyen) để điều trị cho một bệnh nhân được chẩn đoán đau kháng trị sau nhiều lần mổ thoát vị đĩa đệm vùng lưng. Hiện nay các bác sĩ của khoa đã làm chủ kỹ thuật và tự thực hiện phẫu thuật này.

Chấn thương cột sống để lại những hậu quả nặng nề do tổn thương tuỷ sống như liệt tay chân, đau và rối loạn tiểu tiện. Tuỳ theo mức độ và vị trí tổn thương tuỷ mà các di chứng ở hai chân hoặc tứ chi. Một trong các di chứng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân là tình trạng đau thần kinh sau tổn thương tuỷ sống. Điều trị nội khoa ở bệnh nhân có đau thần kinh sau chấn thương tuỷ sống giai đoạn đầu có thể đáp ứng với các thuốc giảm đau, tuy nhiên về sau thì đáp ứng kém ngay cả khi sử dụng các thuốc giảm đau có yếu tố gây nghiện liều khá cao.

Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy đối với những trường hợp đau do chấn thương cột sống kháng trị với điều trị thuốc, phẫu thuật kích thích tủy sống có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau trên 50%, một số trường hợp có cải thiện về các rối loạn đi tiểu.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng những thói quen sau để ngăn ngừa bệnh đau lưng

Hương Lê (Theo The Indian Express) |

Đau thắt lưng là tình trạng đau nhức vùng lưng dưới, có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm gì để ngăn ngừa đau lưng?

Quy trình ERAS giúp nhiều bệnh nhân hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật

Nguyễn Ly |

Sau các cuộc phẫu thuật, tuỳ vào tình trạng bệnh lý và sức khoẻ của bệnh nhân, thời gian hồi phục khác nhau. Để tối ưu hoá thời gian điều trị và biến chứng hậu phẫu thuật, nhiều bệnh nhân đã được tiếp cận áp dụng quy trình ERAS - mang đến cho người bệnh một quy trình chăm sóc sức khỏe toàn diện ở 4 giai đoạn: trước nhập viện, trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật.

Nhiễm trùng máu vì tự ý tiêm đau cột sống thắt lưng

Hà Lê |

Đơn vị Nội yêu cầu, Trung tâm Khám chữa bệnh chất lượng cao (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) vừa điều trị thành công 1 ca bệnh nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus.

Xây dựng những thói quen sau để ngăn ngừa bệnh đau lưng

Hương Lê (Theo The Indian Express) |

Đau thắt lưng là tình trạng đau nhức vùng lưng dưới, có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm gì để ngăn ngừa đau lưng?

Quy trình ERAS giúp nhiều bệnh nhân hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật

Nguyễn Ly |

Sau các cuộc phẫu thuật, tuỳ vào tình trạng bệnh lý và sức khoẻ của bệnh nhân, thời gian hồi phục khác nhau. Để tối ưu hoá thời gian điều trị và biến chứng hậu phẫu thuật, nhiều bệnh nhân đã được tiếp cận áp dụng quy trình ERAS - mang đến cho người bệnh một quy trình chăm sóc sức khỏe toàn diện ở 4 giai đoạn: trước nhập viện, trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật.

Nhiễm trùng máu vì tự ý tiêm đau cột sống thắt lưng

Hà Lê |

Đơn vị Nội yêu cầu, Trung tâm Khám chữa bệnh chất lượng cao (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) vừa điều trị thành công 1 ca bệnh nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus.