Chùa Nghệ sĩ TPHCM khoác áo mới dịp cận Tết Nguyên đán

DI PY, ảnh: Duy Lê. |

NSƯT Trịnh Kim Chi vận động đồng nghiệp thân thiết và tiến hành cải tạo chùa Nghệ sĩ với kinh phí hơn 200 triệu đồng.

Theo Trịnh Kim Chi, chùa Nghệ sĩ trước đó xuống cấp nhiều do bị thấm nước khiến tường bị mục, một vài cây cột bị bung lên. Do đó, nữ diễn viên quyết định cho sơn sửa lại khu vực chánh điện, cổng chào, tường rào, lát gạch đường đi, cắt tỉa cây xanh...
Theo Trịnh Kim Chi, chùa Nghệ sĩ trước đó xuống cấp nhiều do bị thấm nước khiến tường bị mục, một vài cây cột bị bung lên. Do đó, nữ diễn viên quyết định cho sơn sửa lại khu vực chánh điện, cổng chào, tường rào, lát gạch đường đi, cắt tỉa cây xanh...
“Việc tu sửa nhằm nâng cấp, cải tạo những hạng mục đã xuống cấp cũng như sơn mới để chùa khang trang hơn, nhưng trên tinh thần phải giữ nguyên diện mạo của chùa“, Trịnh Kim Chi cho hay.
“Việc tu sửa nhằm nâng cấp, cải tạo những hạng mục đã xuống cấp cũng như sơn mới để chùa khang trang hơn, nhưng trên tinh thần phải giữ nguyên diện mạo của chùa“, Trịnh Kim Chi cho hay.
Bà bầu sân khấu kịch cho biết cô có cải tạo lại khu vực sân khấu để thỉnh thoảng các đoàn về biểu diễn hoặc làm lễ giỗ Tổ…
Bà bầu sân khấu kịch cho biết cô có cải tạo lại khu vực sân khấu để thỉnh thoảng các đoàn về biểu diễn hoặc làm lễ giỗ Tổ…
Ngoài ra, Trịnh Kim Chi cho làm thêm một nhà quàn trong khuôn viên chùa từ gian phòng trống. Diễn viên Mẹ ghẻ mong muốn chùa có nơi tổ chức đám tang miễn phí cho những nghệ sĩ nghèo, khi gia đình không đủ khả năng thuê nhà quàn.
Ngoài ra, Trịnh Kim Chi cho làm thêm một nhà quàn trong khuôn viên chùa từ gian phòng trống. Diễn viên mong muốn chùa có nơi tổ chức đám tang miễn phí cho những nghệ sĩ nghèo, khi gia đình không đủ khả năng thuê nhà quàn.
Trịnh Kim Chi chia sẻ: “Vì thường xuyên ghé nên tôi biết được hiện trạng của chùa và cũng mong một ngày nào đó có điều kiện rủ mọi người chung tay sửa chữa, để nơi đây thêm phần khang trang, thoáng đãng hơn. Chắc có lẽ năm nay đã đủ duyên để thực hiện được. Hy vọng năm sau sẽ có thêm duyên để tiếp tục với những phần cần tu sửa còn lại”.
Trịnh Kim Chi chia sẻ: “Vì thường xuyên ghé nên tôi biết được hiện trạng của chùa và cũng mong một ngày nào đó có điều kiện rủ mọi người chung tay sửa chữa, để nơi đây thêm phần khang trang, thoáng đãng hơn. Chắc có lẽ năm nay đã đủ duyên để thực hiện được. Hy vọng năm sau sẽ có thêm duyên để tiếp tục với những phần cần tu sửa còn lại”.
Trịnh Kim Chi cho biết hiện tại, việc tu sửa chùa Nghệ sĩ đã hoàn thành. Theo tiết lộ của bà bầu sân khấu kịch, nguồn kinh phí hơn 200 triệu đồng phục vụ cho việc cải tạo được trích từ quỹ của chùa, từ các nhà hảo tâm, gia đình Lý Hùng - Lý Hương, Đại Nghĩa, Hòa Hiệp, Bá Thắng, gia đình nghệ sĩ Kiều Tiên…
Trịnh Kim Chi cho biết hiện tại, việc tu sửa chùa Nghệ sĩ đã hoàn thành. Theo tiết lộ của cô, nguồn kinh phí hơn 200 triệu đồng phục vụ cho việc cải tạo được trích từ quỹ của chùa, từ các nhà hảo tâm, gia đình Lý Hùng - Lý Hương, Đại Nghĩa, Hòa Hiệp, Bá Thắng, gia đình nghệ sĩ Kiều Tiên…
 
Chùa Nghệ sĩ là nơi an nghỉ của nhiều tên tuổi nổi tiếng như Hà Triều - Hoa Phượng, Thu An, nghệ sĩ Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Út Trà Ôn, Thanh Nga, Hoàng Giang, Lê Vũ Cầu, Lê Công Tuấn Anh…
Chùa Nghệ sĩ là nơi an nghỉ của nhiều tên tuổi nổi tiếng như nghệ sĩ Hà Triều - Hoa Phượng, Thu An, Năm Châu, Phùng Há, Ba Vân, Út Trà Ôn, Thanh Nga, Hoàng Giang, Lê Vũ Cầu, Lê Công Tuấn Anh…
Lịch sử của chùa Nghệ sĩ được tính từ năm 1958, khi nghệ sĩ cải lương Phùng Há vận động Hội Ái hữu nghệ sĩ mua mảnh đất lớn tại quận Gò Vấp (TP.HCM) để làm nơi chôn cất cho các nghệ sĩ sau khi qua đời.
Lịch sử của chùa Nghệ sĩ được tính từ năm 1958, khi nghệ sĩ cải lương Phùng Há vận động Hội Ái hữu nghệ sĩ mua mảnh đất lớn tại quận Gò Vấp (TP.HCM) để làm nơi chôn cất cho các nghệ sĩ sau khi qua đời.
 
 
Do kinh phí hạn hẹp, đất bị bỏ không gần 10 năm. Trong thời gian đó, ông bầu Năm Công xin được dựng am trên đất để tu hành. Năm 1970, ông bầu của gánh hát Dạ Lý Hương bỏ ra 100 cây vàng mua lại am thờ và xây dựng thành ngôi chùa.
Do kinh phí hạn hẹp, đất bị bỏ không gần 10 năm. Trong thời gian đó, ông bầu Năm Công xin được dựng am trên đất để tu hành. Năm 1970, ông bầu của gánh hát Dạ Lý Hương bỏ ra 100 cây vàng mua lại am thờ và xây dựng thành ngôi chùa.

DI PY, ảnh: Duy Lê.
TIN LIÊN QUAN

Tại sao chùa Nhật Bản gióng 108 tiếng chuông đón năm mới

Chí Long |

Nhật Bản là một trong những quốc gia Châu Á ăn Tết dương lịch và coi đây là ngày lễ lớn trong năm.

Đại lễ thu hút 55.000 Phật tử ở chùa Phật Quang dịp cuối năm

ĐÔNG DU |

Từ 28 đến 30.12 (ngày 6 đến 8 tháng Chạp), Đại lễ Phật Thành Đạo năm 2022 đã diễn ra tại chùa Phật Quang - Núi Dinh, Tân Hải, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là dịp giao lưu giữa đoàn Phật Giáo Việt Nam và Campuchia, thu hút 55.000 Phật tử tham dự.

Chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá

Thúy Ngọc (Video: Vietravel) |

Chùa Vĩnh Nghiêm tại Bắc Giang giữ 3.050 mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương thuộc chương trình Ký ức thế giới.

Tại sao chùa Nhật Bản gióng 108 tiếng chuông đón năm mới

Chí Long |

Nhật Bản là một trong những quốc gia Châu Á ăn Tết dương lịch và coi đây là ngày lễ lớn trong năm.

Đại lễ thu hút 55.000 Phật tử ở chùa Phật Quang dịp cuối năm

ĐÔNG DU |

Từ 28 đến 30.12 (ngày 6 đến 8 tháng Chạp), Đại lễ Phật Thành Đạo năm 2022 đã diễn ra tại chùa Phật Quang - Núi Dinh, Tân Hải, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là dịp giao lưu giữa đoàn Phật Giáo Việt Nam và Campuchia, thu hút 55.000 Phật tử tham dự.

Chùa 700 tuổi giữ hơn 3.050 mộc bản kinh Phật quý giá

Thúy Ngọc (Video: Vietravel) |

Chùa Vĩnh Nghiêm tại Bắc Giang giữ 3.050 mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương thuộc chương trình Ký ức thế giới.