Đường hoa Xuân ở Đồng Tháp gây ấn tượng với linh vật rồng hoành tráng

Lâm Điền |

Với chủ đề "Đồng Tháp Sen Hồng, Bứt phá tiên phong" đường hoa Xuân Giáp Thìn TP Cao Lãnh (Đồng Tháp) tạo ra chơi vui tươi dịp Tết Nguyên đán.

Tối 7.2 tỉnh Đồng Tháp đã làm lễ khai mạc đường hoa Xuân Giáp Thìn năm 2024. Ông Lê Quốc Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp cùng đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cao Lãnh và tỉnh Đồng Tháp đến dự. Cùng dự còn có ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NNPTNT cùng hàng ngàn lượt cán bộ, nhân dân…

Quang cảnh buổi lễ khai mạc đường hoa Xuân Giáp Thìn TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ảnh: Lâm Điền
Quang cảnh buổi lễ khai mạc đường hoa Xuân Giáp Thìn TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ảnh: Lâm Điền

Đường hoa Xuân năm nay được thiết kế đẹp mắt bởi sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên, cùng hệ thống ánh sáng độc đáo. Bên cạnh đó, nội dung đường hoa cũng được đầu tư có chiều sâu văn hóa, lịch sử.

Cụ thể đường hoa Xuân năm nay được thiết kế gồm 02 chương. Chương I gồm: Bản sắc Sen hồng và Bứt phá tiên phong.

Đường hoa Xuân TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ảnh: Lâm Điền
Đường hoa Xuân TP Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ảnh: Lâm Điền

Về Bản sắc Sen hồng, tái hiện hình ảnh điển hình, tiêu biểu của công cuộc khai hoang mở đất và những đặc trưng văn hóa của tỉnh. Trong đó thiết kế, bày trí nhiều đại cảnh đẹp mắt như: Tích “Con rồng cháu tiên” thể hiện sự tôn vinh nguồn gốc dân tộc, nòi giống Rồng – Tiên của người dân Việt Nam nói chung, Đồng Tháp nói riêng.

Song song đó còn có các chủ đề phong vị ngày Xuân giới thiệu Ẩm thực Đồng Tháp được hình thành trên cơ sở của những điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng đất Nam Bộ; Vang ca Nam Bộ lấy cảm hứng từ Đờn ca Tài tử Nam Bộ- một loại hình nghệ thuật đắc sắc vùng nước nổi.

Một góc đường hoa Xuân TP Cao Lãnh. Ảnh: Lâm Điền
Một góc đường hoa Xuân TP Cao Lãnh. Ảnh: Lâm Điền

Đặc biệt là nội dung “Miền đất trù phú”, lấy cảm hứng từ khung cảnh sinh hoạt tại làng nghề dệt Long Khánh lâu đời - nơi dệt nên chiếc khăn rằn, biểu tượng gắn liền với người dân đất Sen Hồng, vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Góc thể hiện sinh hoạt tại làng nghề dệt Long Khánh lâu đời - nơi dệt nên chiếc khăn rằn, biểu tượng gắn liền với người dân Nam Bộ nói cung, đất Sen hồng nói riêng. Ảnh: Lâm Điền
Góc thể hiện sinh hoạt tại làng nghề dệt Long Khánh lâu đời - nơi dệt nên chiếc khăn rằn, biểu tượng gắn liền với người dân Nam Bộ nói cung, đất Sen hồng nói riêng. Ảnh: Lâm Điền

Chương II, gồm các chủ đề như: Nơi đàn Sếu về nguồn, thiết kế với đàn sếu đầu đỏ - loài chim quý hiếm hiện đang bảo tồn tại Vườn Quốc gia Tràm Chim của Đồng Tháp bay lượn uyển chuyển đan xen với những bông so đũa đặc trưng miền Tây.

Nơi đàn sếu quay về. Ảnh: Lâm Điền
Nơi đàn sếu quay về. Ảnh: Lâm Điền

Nội dung tiếp theo là “Nông nghiệp công nghệ cao”, nêu bật nông nghiệp, với vai trò là trụ đỡ quan trọng của kinh tế Đồng Tháp. Riêng nội dung “Xuân hội tụ” có hình ảnh hai linh vật rồng cùng hướng về mặt trăng, thân hình uốn lượn 12 khúc, biểu thị sự thuần phục, ý chỉ sức mạnh tâm linh.

Hình ảnh Bé Sen tại đường hoa Xuân Giáp Thìn tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lâm Điền
Hình ảnh Bé Sen tại đường hoa Xuân Giáp Thìn tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lâm Điền

Ngoài ra còn có các Tiểu cảnh, Đại cảnh thiết kế khu vực được tạo dựng dựa trên tinh thần hiếu học của người dân Cao Lãnh nói riêng, khát vọng chuyển mình vươn lên của tỉnh Đồng Tháp. Vật liệu thân thiện với môi trường, với hàng ngàn chậu hoa đủ màu sắc được bố trí xuyên suốt trên Đường hoa.

Tái hiện không khí Đờn ca tài tử Nam Bộ. Ảnh: Lâm Điền
Tái hiện không khí Đờn ca tài tử Nam Bộ. Ảnh: Lâm Điền

Hòa vào đó là không khí nhộn nhịp của các hoạt động trải nghiệm, thưởng lãm như: không gian thư pháp, trà đạo, làm tranh, tặng tranh in khắc gỗ, thả hoa đăng, biểu diễn nghệ thuật đường phố, biểu diễn lân sư rồng…

Đặc biệt hơn, để sắc Xuân năm nay thêm rực rỡ, TP Cao Lãnh còn ra mắt Vườn hoa xuân diện tích 40.000m2 với nhiều loại cây kiểng lá và hoa được trồng tại công viên Ngô Thời Nhậm nhằm thu hút du khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm dịp Tết đến.

Linh vật rồng vàng tại đường hoa Xuân. Ảnh: Lâm Điền
Linh vật rồng vàng tại đường hoa Xuân. Ảnh: Lâm Điền

Và tạo điểm nhấn trong toàn bộ đường hoa Xuân năm nay là linh vật rồng, biểu tượng của năm Giáp Thìn 2024. Rồng hiện lên hiên ngang, hoành tráng, được thiết kế lấy cảm hứng từ rồng Việt Nam trong dân gian.

Linh vật mang hai màu sắc chủ đạo là vàng và cam, điểm xuyết bằng những cụm hoa sen rực rỡ. Đây không chỉ là ngôn ngữ tạo hình đón chào du khách tham quan, mà còn thể hiện ý chí mạnh mẽ và một khởi đầu năm mới đầy hùng khí dân tộc, đưa đất nước hóa rồng.

Miệng rồng được cách điệu thần thái với hình ảnh “phun hoa, nhả ngọc“. Ảnh: Lâm Điền
Miệng rồng được cách điệu thần thái với hình ảnh “phun hoa, nhả ngọc“. Ảnh: Lâm Điền

Bên cạnh đó, còn có “nhân vật” quan trọng khác là hoa sen gắn liền với con người Đồng Tháp. Trong đó có linh vật Bé Sen, một biểu tượng vui, một hình ảnh đậm chất "Đất Sen Hồng" gần gũi và mộc mạc, điểm tô sự năng động, tươi trẻ, tạo tính kết nối với các du khách trong quá trình trải nghiệm.

Lâm Điền
TIN LIÊN QUAN

Đồng Tháp đón hơn 190.000 lượt khách tại Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc

VÂN HI |

Đồng Tháp - Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023 đón trên 190.000 lượt khách tham gia các hoạt động trong ba ngày, doanh thu khoảng 76 tỉ đồng.

Nem Lai Vung từ thức quà dân dã của Đồng Tháp đến di sản

Lục Tùng |

Nghề làm nem Lai Vung - món ăn dân dã của vùng đất Sen hồng Đồng Tháp, vừa được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch đất sen hồng Đồng Tháp

Lâm Điền |

Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp không chỉ là địa chỉ đỏ truyền lửa cách mạng, mà còn lý tưởng để khám phá sông nước Cửu Long.