Gánh bún riêu Hà Nội có tên không “đụng hàng”, bán 300 bát mỗi tối

Nhật Minh |

Quán bún riêu vỉa hè trên phố Nguyễn Thiếp (Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn thu hút đông đảo thực khách nhờ hương vị đặc trưng duy trì qua nhiều năm.

18h tối, bà Giang Thị Hoa (54 tuổi) lại tất bật dọn hàng, chuẩn bị đồ để phục vụ những thực khách đầu tiên trong ngày. Vừa làm đồ ăn cho khách, bà Hoa vừa chia sẻ, trước đây, bà hay ra phụ mẹ chồng bán bún riêu trên phố Đường Thành (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Sau hơn 20 năm, mẹ chồng mất, bà Hoa kế nghiệp và duy trì nghề của gia đình. Vài năm trở lại đây, bà chuyển về phố Nguyễn Thiếp, bán tới hiện tại.

Bà Hoa hiện là chủ gánh bún riêu trên phố Nguyễn Thiệp (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh
Bà Hoa hiện là chủ gánh bún riêu trên phố Nguyễn Thiếp (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: Nhật Minh

Lý giải về tên quán “Bún riêu bà điếc”, bà Hoa cho biết, thời điểm mới chuyển về bán hàng trên phố Nguyễn Thiếp, vô tình khả năng nghe của bà bị kém đi nên những vị khách quen đã gọi bà là “bà điếc”. Bà Hoa thấy tên gọi này lạ nên đã lấy nó để đặt cho gánh bún riêu của gia đình, tránh “đụng hàng” với những quán bún riêu khác.

Theo bà Hoa, phần nước dùng được xem như “linh hồn” của bát bún riêu tại quán. Để nấu nước dùng, bà Hoa sử dụng nước ninh xương lợn, gạch cua nguyên chất, cà chua cùng nhiều loại gia vị khác theo bí quyết gia truyền.

“Tôi thường ninh xương lợn trong nhiều giờ đồng hồ sau đó mới nấu nước dùng. Công đoạn này cần sự tỉ mỉ, cẩn thận để có được nước dùng chuẩn vị” - bà Hoa cho hay.

Bên cạnh đó, phần đậu được bà Hoa chiên vàng óng, có độ xốp, mềm vừa phải và không bị khô. Nhiều miếng đậu được thả vào nồi nước dùng để khi ăn có vị đậm đà, ngấm nước.

Phần đậu tại quán được chế biến để khi ăn không bị khô. Ảnh: Nhật Minh
Phần đậu tại quán được chế biến để khi ăn không bị khô. Ảnh: Nhật Minh

Tất cả các nguyên liệu đều được bà Hoa nhập từ mối quen mỗi ngày để đảm bảo hương vị, chất lượng đạt chuẩn. Sau khi nhập hàng buổi sáng, bà Hoa cùng nhiều nhân viên khác sơ chế, chế biến để kịp bán hàng vào buổi tối.

“Vào những ngày hè, tôi thường phải chế biến, bảo quản hàng cẩn thận để đảm bảo chất lượng khi phục vụ thực khách. Độ tươi ngon, chuẩn vị của món ăn là một trong những bí quyết giúp tôi “giữ chân” thực khách suốt nhiều năm qua” - bà Hoa chia sẻ.

Các nguyên liệu đều được chính tay bà Hoa cùng các thành viên trong gia đình chế biến hàng ngày. Ảnh: Nhật Minh
Các nguyên liệu đều được chính tay bà Hoa cùng các thành viên trong gia đình chế biến hàng ngày. Ảnh: Nhật Minh

Một bát bún riêu đầy đủ bao gồm bề bề, đậu, sườn sụn, thịt bò, giò tai. Mỗi bát bún riêu tại quán dao động từ 25.000 - 65.000 đồng. Đến quán, thực khách cũng có thể gọi thêm đồ ăn kèm bao gồm tóp mỡ 10.000 đồng/túi, trứng vịt lộn 8.000 đồng/quả. Tóp mỡ có độ giòn vừa đủ, được đựng trong túi bóng để đảm bảo vệ sinh.

Hiện tại, mỗi ngày bà Hoa thường bán được 300 bát bún riêu, cuối tuần có thể bán được nhiều hơn. Bà bắt đầu bán từ 18h tối đến 2h sáng hôm sau để phục vụ những thực khách có nhu cầu ăn đêm.

Lần đầu tiên tới ăn tại quán, bạn Nguyễn Việt Thắng (23 tuổi, Hoàn Kiếm) đặc biệt ấn tượng với hương vị nước dùng ở đây.

“Nước dùng của quán khá đậm đà, có vị chua nhẹ, thực khách cũng có thể điều chỉnh độ chua bằng giấm để phù hợp với khẩu vị bản thân. Ngoài ra, giá cả các món ăn tại đây khá đa dạng, phù hợp với sinh viên như mình” - Việt Thắng nói.

Nhiều năm qua, chị Trần Kim Anh (37 tuổi, Ba Đình) đã trở thành thực khách quen của quán. Chị Kim Anh cho biết, dù nhà không ở gần quán, chị thường xuyên tới đây ăn để thay đổi khẩu vị.

“Chất lượng bát bún riêu tại đây được chủ quán duy trì đều đặn qua nhiều năm. Phần tóp mỡ tại quán luôn có độ ngậy, thơm, khi nhúng vào nước dùng vẫn giữ được độ giòn” - chị Kim Anh chia sẻ.

Nhật Minh
TIN LIÊN QUAN

Bát bún cua vùng Tây Sơn Thượng Đạo

HẢI AN |

Cảm giác đầu tiên khi hít một hơi bún cua vào mũi là choáng váng, như thể bị đấm một cú trời giáng vào giữa mặt.

Nếm thử bún riêu đuôi heo hiếm có ở TPHCM

Thanh Hải |

Quán bún riêu miền Tây ở Quận 11 là một trong những địa chỉ hiếm hoi ở TPHCM bán bún riêu đuôi heo độc lạ.

Quán bún riêu Hà Nội ngày bán 2 tạ bún nhờ bí quyết gia truyền

Nguyễn Đạt |

Hà Nội không thiếu nơi bán bún riêu cua, nhưng không phải hàng nào cũng ngon. Một quán trên phố Tô Hiệu trở thành điểm đến quen thuộc với giới sành ăn nhờ những bát bún đầy ắp gạch cua.

Bát bún cua vùng Tây Sơn Thượng Đạo

HẢI AN |

Cảm giác đầu tiên khi hít một hơi bún cua vào mũi là choáng váng, như thể bị đấm một cú trời giáng vào giữa mặt.

Nếm thử bún riêu đuôi heo hiếm có ở TPHCM

Thanh Hải |

Quán bún riêu miền Tây ở Quận 11 là một trong những địa chỉ hiếm hoi ở TPHCM bán bún riêu đuôi heo độc lạ.

Quán bún riêu Hà Nội ngày bán 2 tạ bún nhờ bí quyết gia truyền

Nguyễn Đạt |

Hà Nội không thiếu nơi bán bún riêu cua, nhưng không phải hàng nào cũng ngon. Một quán trên phố Tô Hiệu trở thành điểm đến quen thuộc với giới sành ăn nhờ những bát bún đầy ắp gạch cua.