Canh bún cua - thức quà ngon thời bao cấp ai cũng nên thử một lần

Nhật Minh |

Canh bún cua là món ăn từ thời bao cấp chỉ dùng những nguyên liệu đơn giản nhất để tạo nên hương vị miệng ăn một lần nhớ mãi.

Xưa kia thực khách có thể dễ dàng bắt gặp những đôi quang gánh với một nồi bún, một nồi nước dùng đi rao canh bún cua khắp ngõ ngách Hà Nội. Canh bún cua được xem là một món ăn mang đậm sự đơn giản, thuần túy Việt Nam.

Thế nhưng ngày nay, món ăn này đã không còn phổ biến như trước. Đôi khi người ta hay nhầm món này với bún riêu do có những sự tương đồng nhất định, như đều là bún ăn với riêu cua.

So với các loại bún thông thường, món ăn này sẽ sử dụng loại bún sợi to, gần giống bún bò Huế. Bún tươi phải được chần nước sôi cho mềm ra nhưng không làm gãy sợi. Bún sẽ được giữ ấm ở trong nồi sau khi luộc để khi khách gọi chỉ cần lấy ra và chan nước dùng là có thể ăn được.

Còn về phần nước dùng, khâu nấu nướng cũng cần gia giảm hợp lý. Nước canh bún khác với bún riêu ở điểm không dùng giấm bỗng mà vị chua nhẹ từ cà chua bổ múi cau, ngọt từ nước cua đồng, chỉ dùng mắm nguyên chất và gia vị. Đặc biệt, nước dùng sẽ chỉ chan lưng bát, không đầy sóng sánh như phở hay các món bún khác.

 
Món canh bún cua hiện nay được “cách điệu” hấp dẫn hơn với topping đầy đặn gồm thịt heo, giò... Ảnh: Nhật Minh

Bên cạnh đó, phần ăn kèm như tóp mỡ, hành phi là topping sau này mới có khi đời sống của người dân khấm khá hơn. Tóp mỡ chiên ngập dầu, sao cho khi ăn chan nước dùng vào vẫn phải giữ độ giòn vừa đủ, bên trong mềm ẩm. Mỡ lợn sau khi chiên tóp sẽ được dùng để phi hành cho hương vị thơm, ngậy hơn. 

Khi gọi một bát bún đầy đủ, thực khách sẽ có suất ăn gồm bún, gạch cua, giò, thịt, tóp mỡ, chả cá và hành phi ở bên trên. Bên cạnh đó là rau cần, rau rút, rau muống theo mùa. Thực khách cũng có thể cho thêm ớt chưng hay giấm để làm nước dùng ngon hơn.

Bạn Nguyễn Thế Minh (25 tuổi, Hà Nội) cảm thấy ấn tượng với nước dùng của món canh bún cua này: “Món ăn này có nước dùng rất dễ ăn, thanh, không quá đậm, không quá chua và mọi thứ ở mức vừa đủ”.

Bạn Trần Lan Anh (27 tuổi, Hà Nội) lại thấy hấp dẫn bởi bún sợi to và những topping ăn kèm tại đây: “Hành phi, tóp mỡ ở đây cũng có độ thơm, ngậy. Nó làm bát canh bún của mình dậy mùi hơn”.

Hiện nay, món canh bún cua không chỉ xuất hiện ở miền Bắc, mà miền Nam cũng có, nhưng nó được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền. Giá từ 20.000 - 25.000 đồng một tô.

Thực khách có thể tìm đến một số địa chỉ bán canh bún cua trên phố Lê Ngọc Hân, Hòe Nhai, Thanh Hà, Hàng Chiếu, Yên Phụ, Nguyễn Siêu, Ô Quan Chưởng... Đa phần quán chỉ là hàng, gánh nhỏ bên vỉa hè, thực khách ngồi bưng bát ăn trên những chiếc ghế nhựa thấp, không có bàn.

Nhật Minh
TIN LIÊN QUAN

Đặc sản bún kèn Phú Quốc ăn một thèm hai

Mộc Anh |

Lần đầu nghe đến bún kèn Phú Quốc, không ít thực khách tò mò cái tên liên quan đến kèn trống, thậm chí nấu từ phần nào của hoa loa kèn hay không.

Quán bún đầu cá trắm hiếm hoi ở Hà Nội hơn 20 năm đắt khách

NHẬT MINH |

Trên phố Hồng Phúc (Ba Đình, Hà Nội) - đoạn cắt ngang phố Hàng Đậu có một quán bún đầu cá trắm luôn tấp nập khách ra vào mỗi buổi trưa.

Quán bún bò Huế ăn kèm tóp mỡ bán 700 bát mỗi ngày ở Hà Nội

NHẬT MINH |

Vào các buổi trưa trong tuần, quán bún bò Huế An Cựu tại Cốm Vòng (Cầu Giấy, Hà Nội) của chị Đậu Thị Như luôn chật kín khách cả 2 tầng.

Đặc sản bún kèn Phú Quốc ăn một thèm hai

Mộc Anh |

Lần đầu nghe đến bún kèn Phú Quốc, không ít thực khách tò mò cái tên liên quan đến kèn trống, thậm chí nấu từ phần nào của hoa loa kèn hay không.

Quán bún đầu cá trắm hiếm hoi ở Hà Nội hơn 20 năm đắt khách

NHẬT MINH |

Trên phố Hồng Phúc (Ba Đình, Hà Nội) - đoạn cắt ngang phố Hàng Đậu có một quán bún đầu cá trắm luôn tấp nập khách ra vào mỗi buổi trưa.

Quán bún bò Huế ăn kèm tóp mỡ bán 700 bát mỗi ngày ở Hà Nội

NHẬT MINH |

Vào các buổi trưa trong tuần, quán bún bò Huế An Cựu tại Cốm Vòng (Cầu Giấy, Hà Nội) của chị Đậu Thị Như luôn chật kín khách cả 2 tầng.