Mục sở thị cổ tự mang danh “vắng như chùa bà Đanh” ở Hà Nam

Chí Long |

Bảo Sơn Tự (Kim Bảng, Hà Nam) từ lâu gắn với thương hiệu độc nhất vô nhị “vắng như chùa bà Đanh” - điều gây tò mò với khách thập phương.

Chùa Bà Đanh còn có tên chữ là Bảo Sơn Tự, nằm ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Ngôi chùa với lịch sử hơn 300 năm này gắn liền với câu cửa miệng dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh“.
Từ lâu, chùa Bà Đanh đã được xem là một trong những ngôi cổ kính nhất mảnh đất Hà Nam nói riêng và miền Bắc nói chung. Chùa Bà Đanh còn có tên chữ là Bảo Sơn Tự, nằm ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Ngôi chùa với lịch sử hơn 300 năm này gắn liền với câu nói dân gian “Vắng như chùa Bà Đanh“.
Theo truyền thuyết dân gian, Bảo Sơn Tự thờ nữ thần trông coi việc điều mây khiển gió, độ cho người địa phương mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngôi chùa còn có tên là chùa Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh. Cái tên dân dã này dường như nổi tiếng hơn cả tên chữ.
Tọa lạc trên diện tích 10ha, khuôn viên chùa là một quần thể với nhiều công trình kiến trúc và gần 40 gian nhà lớn nhỏ.
Tọa lạc trên diện tích 10ha, khuôn viên chùa là một quần thể với nhiều công trình kiến trúc và gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Theo ý kiến của người xưa, câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” ra đời là do chùa tọa lại ở vùng đất u tịch, xa làng mạc, ba mặt hướng ra sông, một mặt giáp núi. Xưa kia, rừng rậm thú hoang, đường vào độc đạo, ít ai dám lui tới chùa. An toàn nhất là chèo thuyền qua sông Đáy, nhưng cách này cũng khá bất tiện.
Trải qua thăng trầm cùng thời gian, đến nay chùa Bà Đanh còn giữ nguyên được nét cổ kính của những ngôi chùa xưa. Để vào chùa, du khách phải đi qua một cây cầu sắt bắc ngang sông Đáy. Nếu đi xe ô tô đến chùa, du khách gửi xe trước cầu, sau đó đi bộ hoặc có thể đi xe điện vào, giá 10.000 đồng/người/lượt.
Trải qua thăng trầm cùng thời gian, đến nay chùa Bà Đanh còn giữ nguyên được nét cổ kính. Đường xá thuận lợi hơn, du khách gần xa dễ dàng tìm đến ngôi cổ tự này.
Chùa Bà Đanh không chỉ thờ phật, mà còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ. Tương truyền vào thế kỷ thứ VII, nơi đây chỉ là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), chùa đã được cải tạo khang trang, to và đẹp hơn.
Chùa Bà Đanh không chỉ thờ phật, mà còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và các tượng Tam Phủ, Tứ Phủ, Pháp Vũ. Tương truyền vào thế kỷ thứ VII, nơi đây chỉ là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến thời Lê Huy Tông (1675 - 1750), chùa được cải tạo khang trang hơn.
Quả chuông đồng treo trong chùa, có nhiều chữ khắc trên thân chuông.
Đại hồng chung trong ngôi chùa cổ.
Trong chùa có khá nhiều tượng hình độc đáo và cổ xưa.
Mặc dù chưa được đầu tư xây dựng như nhiều ngôi chùa nổi khác ở Hà Nam hiện nay như: Địa Tạng Phi Lai, Phật Quang, Tam Chúc..., chùa Bà Đanh vẫn có sức hút riêng. Năm 1994, Chùa Bà Đanh đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Dãy hành lang trong chùa.
Dãy hành lang trong chùa.
Phía đông của khu chùa là phủ thờ Mẫu làm giáp với dãy trung đường.
Phía đông của khu chùa là phủ thờ Mẫu làm giáp với dãy trung đường.
Khu nhà ngang gồm 5 gian, với ba gian dùng làm nơi thờ các vị tổ đã trụ trì ở đây.
Khu nhà ngang gồm 5 gian, với ba gian thờ các vị tổ đã trụ trì ở đây.

Sau khi chiêm bái ở chùa Bà Đanh, du khách có thể bước xuống bậc thang cạnh sông Đáy, hít một hơi thật sâu giữa không khí trong lành, tận hưởng cảm giác vô cùng khoan khoái.

Sau khi chiêm bái ở chùa Bà Đanh, du khách có thể ngắm nhìn sông Đáy.
Lối dẫn vào chùa bà Đanh ngày nay rộng rãi, hai bên là vườn nhãn, vải xanh mát.
Lối dẫn vào chùa bà Đanh ngày nay rộng rãi, hai bên là vườn nhãn, vải xanh mát. Để đến chùa, từ Hà Nội, du khách đi thẳng quốc lộ 1 đến thành phố Phủ Lý, rẽ phải qua cầu Hồng Phú vào quốc lộ 21, đi thêm khoảng 10 km sẽ qua cây cầu treo Cấm Sơn bắc ngang sông Đáy. Nếu đi ôtô đến chùa, du khách gửi xe trước cầu, sau đó đi bộ hoặc có thể thuê xe điện vào, giá 10.000 đồng/người/lượt.
Khi đến chùa, du khách nên chú ý lựa chọn trang phục phù hợp, kín đáo, đi nhẹ, giữ trật tự chung. Chùa mở cửa từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày, giá vé 10.000 đồng/người, trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí.
Khi đến chùa, du khách nên chú ý lựa chọn trang phục phù hợp, kín đáo, đi nhẹ, giữ trật tự chung. Chùa mở cửa từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày, giá vé 10.000 đồng/người, trẻ em dưới 6 tuổi được miễn phí.
Chí Long
TIN LIÊN QUAN

Chùa Hương cuối tuần chật như nêm, khách chen chân đi lễ

Chí Long - Hải Nguyễn |

Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, dòng người ùn ùn đổ về Khu di tích chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) để tham quan, lễ bái.

Dòng người về Hà Nam lễ chùa Địa Tạng Phi Lai

Linh Boo |

Qua ngày rằm tháng Giêng, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam vẫn đông nghịt du khách đến tham quan, chiêm bái.

Du khách đội mưa đổ về chùa Tam Chúc du xuân đầu năm

Linh Boo |

Chùa Tam Chúc (Hà Nam) những ngày đầu xuân Giáp Thìn thu hút đông đảo du khách thập phương tới vãn cảnh, cầu an.

Chùa Hương cuối tuần chật như nêm, khách chen chân đi lễ

Chí Long - Hải Nguyễn |

Tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần, dòng người ùn ùn đổ về Khu di tích chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) để tham quan, lễ bái.

Dòng người về Hà Nam lễ chùa Địa Tạng Phi Lai

Linh Boo |

Qua ngày rằm tháng Giêng, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam vẫn đông nghịt du khách đến tham quan, chiêm bái.

Du khách đội mưa đổ về chùa Tam Chúc du xuân đầu năm

Linh Boo |

Chùa Tam Chúc (Hà Nam) những ngày đầu xuân Giáp Thìn thu hút đông đảo du khách thập phương tới vãn cảnh, cầu an.