Xuân về vang tiếng cồng, chiêng ở các bản Mường tại Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Khi những bông đào phai đang đua nhau khoe sắc, cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở miền núi (huyện Nho Quan, Ninh Bình) tạm gác lại những khó khăn để tận hưởng không khí mùa Xuân. Lúc này, những tiếng cồng, chiêng quen thuộc lại vang lên khắp các bản Mường. 

Nét đặc trưng trong ngày Tết của đồng bào dân tộc Mường

Trong dịp lễ hội Xuân năm mới, ở khắp các bản Mường tại huyện miền núi Nho Quan (Ninh Bình) tiếng cồng, chiêng lại vang lên, tạo thành những âm thanh vang vọng vào vách núi, đồng rừng, không chỉ là niềm vui khi năm mới đến, mà còn mang ý nghĩa linh thiêng,

Hiện nay, người Mường ở Ninh Bình có trên hai vạn người, sống chủ yếu ở các xã miền núi của huyện Nho Quan như: Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc... Mùa xuân về là dịp để đồng bào người Mường ở đây thể hiện những nét văn hoá đặc trưng của riêng mình. Trong không khí vui tươi đón chào năm mới, những cuộc hát Sắc bùa như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mường.

Hát Sắc bùa, lối chúc Tết độc đáo của người Mường ở huyện miền núi Nho Quan. Ảnh: Diệu Anh
Hát Sắc bùa, lối chúc Tết độc đáo của người Mường ở huyện miền núi Nho Quan. Ảnh: Diệu Anh

Bà Bùi Thị Kim Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Nho Quan cho biết: Hát Sắc bùa chúc Tết của người Mường, Nho Quan vốn có từ rất lâu, vốn là hình thức dân ca nghi lễ, hát chúc mừng năm mới rất phổ biến của đồng bào Mường. Nó thể hiện những khát vọng hạnh phúc, bình yên của con người trước thềm năm mới.

"Nhạc cụ chính trong mỗi cuộc hát Sắc bùa là cồng, chiêng đây là loại nhạc cụ duy nhất. Bắt đầu từ đêm giao thừa cho tới hết ngày mồng 7 Tết, họ đến từng nhà hát chúc Tết, nhưng những câu hát, ứng tác lời ca, ứng khẩu với những câu chúc tụng ngày xuân phù hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình" - bà Dung cho hay.

Bảo tồn văn hóa cồng, chiêng dân tộc Mường

Ông Đinh Văn Xuân, Chủ tịch UBND xã Cúc Phương cho biết: Là người con sinh ra và lớn lên ở bản Mường, ngay từ nhỏ, ông đã biết và hiểu được ý nghĩa độc đáo của tiếng cồng, chiêng. Người Mường đã thổi hồn cho cồng, chiêng và sáng tác ra những điệu nhạc, màn biểu diễn mang đậm nét văn hóa của riêng dân tộc mình. 

Cũng theo ông Xuân, mỗi chiếc cồng, chiêng thường mang trong đó yếu tố tâm linh, được đồng bào Mường gửi gắm vào đó nhiều điều mong ước. Những chiếc chiêng lớn thường được đặt trang trọng trong mỗi nhà. Đó là tài sản quý trong mỗi gia đình và không dễ gì được gia chủ cho mượn, cho xem...

"Hiện nay, các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc Mường tại Cúc Phương đã và đang được khôi phục lại, không ngừng phát huy trong đời sống đương đại, trong đó có việc sưu tầm, bảo vệ và sử dụng các nhạc cụ cồng, chiêng" - ông Xuân chia sẻ.

 
Cồng. chiêng là nhạc cụ duy nhất không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào Mường. Ảnh: Diệu Anh

Bà Bùi Thị Kim Dung cho biết thêm, do đặc điểm địa lý và đời sống tâm linh của người Mường nên việc khôi phục và giữ gìn nét văn hóa cồng chiêng, đặc biệt sưu tầm những chiếc cồng, chiêng đạt tiêu chuẩn là không dễ.

Năm 2017, UBND huyện Nho Quan đã xây dựng đề án "Bảo tồn văn hóa cồng, chiêng dân tộc Mường", trong đó chú trọng đến công tác phục dựng lại nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cồng chiêng và tạo không gian sinh hoạt văn hóa cồng chiêng cho đồng bào Mường.

Cũng theo bà Dung, hiện toàn huyện Nho Quan đã thành lập được 7 Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật ở 7 xã có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Còn tại mỗi xã, đều thành lập các Câu lạc bộ, tổ, nhóm, đội văn hóa, nghệ thuật riêng về hát, múa giao duyên, biểu diễn cồng chiêng, đi cà kheo, ném còn, đánh mảng...

"Riêng các đội cồng chiêng, hiện đã sưu tập và lưu giữ được ở một số xã, mỗi đội có hàng chục người tham gia và hàng chục chiếc cồng, chiêng trở lên như: ở Cúc Phương, Quảng Lạc, Kỳ Phú, Phú Long, Thạch Bình... Hàng năm, huyện Nho Quan duy trì tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc, là dịp để nhân dân các dân tộc cùng hội tụ giao lưu văn hóa, tăng thêm sự đoàn kết, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" - bà Dung chia sẻ.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình có 2 điểm đến được bình chọn Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2022

DIỆU ANH |

Ninh Bình2 điểm đến của Ninh Bình được độc giả bình chọn là Nhà hàng tre Vedana ở hạng mục "Top 7 công trình kiến trúc độc đáo" và Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long ở hạng mục "Top 7 điểm du lịch sinh thái".

5 ngôi chùa cổ kính ở Ninh Bình thu hút du khách dịp xuân về

Quỳnh Nga |

Ninh Bình không chỉ có danh lam thắng cảnh, còn có những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, hút du khách đến hành hương, tham quan mỗi dịp xuân mới.

Lý do UNESCO chọn Ninh Bình thí điểm dự án du lịch bền vững

Thúy Ngọc |

UNESCO ủng hộ những người phụ nữ chủ đò truyền thống tại Tràng An (Ninh Bình) tiếp tục phát huy cách thức tham quan di sản thân thiện với sinh thái này.

Một ngày làm giấy Dó truyền thống của người Mường ở vùng cao Hòa Bình

Thanh Tùng |

Hòa Bình - Từ những nguyên liệu tự nhiên, người dân tộc Mường đã thổi hồn vào chúng để tạo nên những sản phẩm giấy Dó rất độc đáo, có một không hai ở vùng cao Hòa Bình.

Ninh Bình có 2 điểm đến được bình chọn Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2022

DIỆU ANH |

Ninh Bình2 điểm đến của Ninh Bình được độc giả bình chọn là Nhà hàng tre Vedana ở hạng mục "Top 7 công trình kiến trúc độc đáo" và Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long ở hạng mục "Top 7 điểm du lịch sinh thái".

5 ngôi chùa cổ kính ở Ninh Bình thu hút du khách dịp xuân về

Quỳnh Nga |

Ninh Bình không chỉ có danh lam thắng cảnh, còn có những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng, hút du khách đến hành hương, tham quan mỗi dịp xuân mới.

Lý do UNESCO chọn Ninh Bình thí điểm dự án du lịch bền vững

Thúy Ngọc |

UNESCO ủng hộ những người phụ nữ chủ đò truyền thống tại Tràng An (Ninh Bình) tiếp tục phát huy cách thức tham quan di sản thân thiện với sinh thái này.

Một ngày làm giấy Dó truyền thống của người Mường ở vùng cao Hòa Bình

Thanh Tùng |

Hòa Bình - Từ những nguyên liệu tự nhiên, người dân tộc Mường đã thổi hồn vào chúng để tạo nên những sản phẩm giấy Dó rất độc đáo, có một không hai ở vùng cao Hòa Bình.