Độc đáo nghề khắc con dấu thủ công trên phố cổ Hà Nội

Hương Lê |

Giữa phố cổ Hà Nội tấp nập người qua lại vẫn tồn tại vài tiệm khắc con dấu thủ công, nơi lưu giữ dấu ấn của thời gian.

 
Mỗi khi ai nhắc đến con dấu gỗ truyền thống, người dân phố cổ Hà Nội có thể giới thiệu ngay ông Phạm Ngọc Toàn - người đàn ông dành hơn nửa cuộc đời gắn bó với nghề khắc dấu gỗ thủ công trên phố Hàng Quạt. Khắc dấu thủ công là một nghề lâu đời của Hà Nội, ông Toàn cũng kế nghiệp từ đời trước.
Con dấu ra đời với sứ mệnh khẳng định giá trị pháp lí và tư cách pháp nhân của chủ sở hữu con dấu, đồng thời con dấu được coi là công cụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội hữu dụng nhất. Ảnh: Hương Lê
Con dấu ban đầu ra đời nhằm xác thực giấy tờ hay niêm phong tài liệu, thư từ quan trọng... Thời thế thay đổi, từ khi du lịch mở cửa thì những con dấu này không chỉ chỉ phục vụ cho dân văn phòng, công sở mà còn trở thành vật kỉ niệm, quà sinh nhật, quà lưu niệm... để tặng người thân, bạn bè.
Để tạo ra một con dấu gỗ, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau như mài phôi, vẽ phác họa hay chạm khắc, đặc biệt gỗ dùng làm con dấu phải là gỗ thừng mực, đây là loại thích hợp nhất để làm con dấu, có đặc tính nhẹ, mịn và thấm mực đều. Ảnh: Hương Lê
Người thợ khắc dấu phải mài phôi, vẽ phác họa rồi mới chạm khắc, tinh chỉnh.
“Tôi thường đặt sẵn các phôi gỗ, khi có khách mua con dấu sẽ mài nhẵn bề mặt và khắc hình lên, tiếp đó là hoàn thiện bằng cách bỏ phần không cần thiết đi”, ông Phạm Ngọc Toàn - Chủ cửa tiệm khắc dấu thủ công Phúc Lợi trên phố Hàng Quạt cho hay. Ảnh: Hương Lê
Từng là một nhà giáo, ông Toàn từ bỏ sự nghiệp giảng dạy để gắn bó với nghề khắc dấu thủ công từ năm 1993 đến nay.
Mỗi con dấu sẽ có một ý nghĩa khác. Ví dụ con dấu hoa đào tượng trưng cho Tết, ngày lễ quan trọng của Việt Nam, con dấu hình con chim cắp lá thư thể hiện thông điệp của tuổi trẻ,.... Ảnh: Hương Lê
Hình khắc trên con dấu có thể mang cá tính riêng của chủ sở hữu, hoặc như chứa đựng tâm tư, lời nhắn nhủ, lời chúc... của người tặng.
Bên cạnh những họa tiết dân gian như hoa sen, tháp rùa,... những con dấu còn được khắc họa theo sở thích của khách hàng, giá sẽ giao động từ 50.000-70.000 đồng với những con dấu có chi tiết đơn giản. Đối với những con dấu có chi tiết cầu kì, cần nhiều thời gian hơn thì sẽ có mức giá cao hơn. Ảnh: Hương Lê
Bên cạnh những họa tiết dân gian như hoa sen, tháp rùa... những con dấu còn được khắc họa theo sở thích của khách hàng, giá dao động từ 50.000 đến 70.000 đồng, hoặc cao hơn tùy vào độ phức tạp của hình khắc.
“Những hình đơn giản chỉ cần khắc trong 15-20 phút là xong. Nhưng có những mẫu đặt cầu kì, phải mất cả tuần mới xong“, ông Toàn nói. Ảnh: Hương Lê
“Những hình đơn giản chỉ cần khắc trong 15-20 phút là xong. Nhưng có những mẫu đặt cầu kì, phải mất cả tuần mới xong“, ông Toàn nói.
Dụng cụ làm nghề khắc dấu của các nghệ nhân là giống nhau, nhưng dưới bàn tay của mỗi người, những con dấu lại mang trong mình nét riêng, nếu là người “chơi dấu” thì chỉ cần nhìn là sẽ biết của ai làm. Ảnh: Hương Lê
Dụng cụ làm nghề khắc dấu chỉ có một kiểu, nhưng dưới bàn tay của mỗi người thợ, mỗi con dấu lại mang cá tính riêng.
Dù chỉ là những sản phẩm thủ công, nhưng cửa hàng khắc dấu gỗ của ông vẫn luôn thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Đặc biệt cửa tiệm khắc dấu gỗ thủ công Phúc Lợi của ông Phạm Ngọc Toàn còn được tạp chí du lịch Nhật đăng tải, vinh danh là địa điểm du lịch nên ghé thăm tại Việt Nam. Ảnh: Hương Lê
Cửa tiệm của ông Toàn còn xuất hiện trên sách hướng dẫn, tạp chí du lịch nước ngoài.
Bạn Mai Hương (Hà Nội) chia sẻ: “Mình có một đam mê là được đi tới những làng nghề Việt Nam, được ngắm nhìn những thứ thuộc về cổ xưa. Tuy nhiên đây là lần đầu mình được tới con phố có người làm con dấu thủ công, thật tiếc vì không biết tới nơi này sớm hơn. Mỗi con dấu đều mang trong mình một nét đẹp riêng, nhưng chung lại đó chính là nét đẹp văn hóa Việt Nam xưa mà mình nghĩ thế hệ chúng ta ngày nay nên trân trọng”.
Bạn Mai Hương (Hà Nội) chia sẻ: “Mình có một đam mê là tới những làng nghề Việt Nam, được ngắm nhìn những thứ thuộc về cổ xưa. Tuy nhiên đây là lần đầu mình tới con phố có người làm con dấu thủ công. Thật tiếc vì không biết tới nơi này sớm hơn. Mỗi con dấu đều mang trong mình một nét đẹp riêng, đó chính là nét đẹp văn hóa Việt Nam xưa mà mình nghĩ thế hệ chúng ta ngày nay nên trân trọng”.
Nghệ nhân Phạm Ngọc Toàn vẫn luôn cho rằng niềm vui và động lực lớn nhất để ông gắn bó với nghề là mỗi thành phẩm do bàn tay mình chế tác được khách hàng đón nhận và trân trọng. Ảnh: Hương Lê
Ông Toàn vẫn luôn cho rằng niềm vui và động lực lớn nhất để ông gắn bó với nghề là mỗi thành phẩm do bàn tay mình chế tác được khách hàng đón nhận và trân trọng.
Hương Lê
TIN LIÊN QUAN

Những khoảnh khắc đẹp của siêu mẫu Thanh Hằng khi du lịch Sa Pa

ĐÔNG DU, ảnh: Nghệ sĩ cung cấp. |

Siêu mẫu Thanh Hằng cho biết, cô vừa có chuyến du lịch Sa Pa và Yên Bái. Người đẹp muốn trải nghiệm chân thực các địa điểm du lịch này nên đã lưu lại những khoảnh khắc đẹp trong chuyến hành trình.

"Tầm nhìn biển" được khắc lên đá núi Ngũ Hành Sơn từ thế kỷ XVIII

Thanh Hải |

Đầu tháng 3.2023, UBND TP.Đà Nẵng đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Du lịch Golf - Tận hưởng từng khoảnh khắc

Thanh Hương |

“Du lịch Golf - Tận hưởng từng khoảnh khắc” là video clip đầu tiên trong năm Quý Mão 2023 chính thức được giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước.