Nối thông thượng thành để có trải nghiệm mới cho du khách khi đến Huế

NGUYỄN LUÂN |

THỪA THIÊN HUẾ - Việc “nối thông thượng thành” (thuộc di tích Kinh thành Huế) không chỉ giúp người dân, du khách có thêm góc nhìn, trải nghiệm mới khi đến Huế mà còn khiến mối liên kết giữa con người, thiên nhiên và di sản trở nên gần gũi hơn.

Con đường đi bộ trên tường thành, từ eo bầu Nam Xương (phía trong cửa Thể Nhơn, còn gọi là cửa Ngăn) sang eo bầu Nam Thắng (phía trong cửa Quảng Đức, còn gọi là cửa Sập), ngang qua cột cờ Phu Văn Lâu thuộc di tích kinh thành Huế đã được chỉnh trang, nối thông để người dân, du khách khám phá, ngắm một góc Kinh thành Huế từ trên cao - trải nghiệm mới này khiến nhiều người dân, du khách vô cùng thích thú.
Con đường đi bộ trên tường thành, từ eo bầu Nam Xương (phía trong cửa Thể Nhơn, còn gọi là cửa Ngăn) sang eo bầu Nam Thắng (phía trong cửa Quảng Đức, còn gọi là cửa Sập), ngang qua cột cờ Phu Văn Lâu thuộc di tích kinh thành Huế đã được chỉnh trang, nối thông để người dân, du khách khám phá, ngắm một góc Kinh thành Huế từ trên cao - trải nghiệm mới này khiến nhiều người dân, du khách vô cùng thích thú.
Ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm) chia sẻ, sau khi chỉnh trang eo bầu, trước Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, Trung tâm bắt tay dọn dẹp, chỉnh trang, từ đó nối thông đoạn đi bộ phía tường thành nói trên. Mục đích tạo điều kiện để người dân, du khách thuận tiện lên, xuống thăm thú Ngọ Môn và có thêm nhiều trải nghiệm mới.
Ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, sau khi chỉnh trang eo bầu, trước Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023, trung tâm bắt tay dọn dẹp, chỉnh trang, từ đó nối thông đoạn đi bộ phía tường thành nói trên. Mục đích tạo điều kiện để người dân, du khách thuận tiện lên, xuống thăm thú Ngọ Môn và có thêm nhiều trải nghiệm mới.
Sắp tới, Trung tâm sẽ trưng bày hình ảnh các nghi lễ cung đình, hình ảnh vua, quan triều Nguyễn, phục dựng cảnh lính gác tuần tra…giúp quang cảnh sinh động, thú vị hơn.
Sắp tới, trung tâm sẽ trưng bày hình ảnh các nghi lễ cung đình, hình ảnh vua, quan triều Nguyễn, phục dựng cảnh lính gác tuần tra… giúp quang cảnh sinh động, thú vị hơn.
Dự kiến, đến năm 2025, tuyến đường đi bộ trên thượng thành sẽ nối thông hoàn toàn. Điều này giúp người dân, du khách càng có thêm những góc nhìn mới, bao quát cùng những khám phá thú vị khi đặt chân đến đây.
Dự kiến, đến năm 2025, tuyến đường đi bộ trên thượng thành sẽ nối thông hoàn toàn. Điều này giúp người dân, du khách càng có thêm những góc nhìn mới, bao quát cùng những khám phá thú vị khi đặt chân đến đây.
Chị Thúy Vân (du khách đến từ TP. Vinh) chia sẻ, đã được vài lần đến Huế, được đi các di tích, lăng tẩm nhưng đây là lần đầu tiên được đi bộ trên thượng thành. “Đi bộ ở đây cảm giác rất khác lạ, được ngắm các bức tường rêu phong cổ kính, được ngắm phố phường, xe cộ, hít thở không khí trong lành, cảm giác rất an yên và thấy Huế thật đẹp“, chị Vân nói.
Chị Lê Thúy Vân (du khách đến từ TP. Vinh) chia sẻ, đã được vài lần đến Huế, được đi các di tích, lăng tẩm nhưng đây là lần đầu tiên được đi bộ trên thượng thành. “Đi bộ ở đây cảm giác rất khác lạ, được ngắm các bức tường rêu phong cổ kính, được ngắm phố phường, xe cộ, hít thở không khí trong lành, cảm giác rất an yên và thấy Huế thật đẹp“, chị Vân nói.
Mái ngói rêu phong trên nền trời xanh thẳm.
Mái ngói rêu phong trên nền trời xanh thẳm.
Những góc nhìn mới lạ cho du khách về Kinh thành Huế.
Những góc nhìn mới lạ cho du khách về Kinh thành Huế.
Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định đã chia sẻ hình ảnh và những cảm xúc khi trải nghiệm đặt chân lên thượng thành: “Con đường đi bộ trên tường thành, từ eo bầu Nam Xương (phía trong Cửa Thể Nhơn hay còn gọi là cửa Ngăn), sang eo bầu Nam Thắng (phía trong cửa Quảng Đức hay còn gọi là cửa Sập), ngang qua cột cờ Phu Văn Lâu đã được nối thông cho người dân, du khách đi qua. Có lẽ, từ xưa đến nay, không mấy người, kể cả những người sinh ra và lớn lên hoặc sống ở Huế rất lâu, có dịp đến khu vực này. Chạm tay vào tường thành vẫn còn nhiều đoạn tan vỡ dưới đạn bom, ngắm những khẩu súng thần công phủ mờ dấu thời gian, nghe gió nhẹ, nhìn mây trôi qua đỉnh cột cờ và nhìn khung cảnh bình yên của thành phố, ta sẽ thấy trong lòng rất lạ. Huế luôn mang lại những hình ảnh và cảm xúc mới, cho dù có gắn bó và cố công tìm hiểu đến mấy ta cũng không thể hết những ngỡ ngàng...“.
Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định đã chia sẻ hình ảnh và những cảm xúc khi trải nghiệm đặt chân lên thượng thành: “Con đường đi bộ trên tường thành, từ eo bầu Nam Xương (phía trong Cửa Thể Nhơn hay còn gọi là cửa Ngăn), sang eo bầu Nam Thắng (phía trong cửa Quảng Đức hay còn gọi là cửa Sập), ngang qua cột cờ Phu Văn Lâu đã được nối thông cho người dân, du khách đi qua. Có lẽ, từ xưa đến nay, không mấy người, kể cả những người sinh ra và lớn lên hoặc sống ở Huế rất lâu, có dịp đến khu vực này. Chạm tay vào tường thành vẫn còn nhiều đoạn tan vỡ dưới đạn bom, ngắm những khẩu súng thần công phủ mờ dấu thời gian, nghe gió nhẹ, nhìn mây trôi qua đỉnh cột cờ và nhìn khung cảnh bình yên của thành phố, ta sẽ thấy trong lòng rất lạ. Huế luôn mang lại những hình ảnh và cảm xúc mới, cho dù có gắn bó và cố công tìm hiểu đến mấy ta cũng không thể hết những ngỡ ngàng...“.
Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định đã chia sẻ hình ảnh và những cảm xúc khi trải nghiệm đặt chân lên thượng thành: “Con đường đi bộ trên tường thành, từ eo bầu Nam Xương (phía trong Cửa Thể Nhơn hay còn gọi là cửa Ngăn), sang eo bầu Nam Thắng (phía trong cửa Quảng Đức hay còn gọi là cửa Sập), ngang qua cột cờ Phu Văn Lâu đã được nối thông cho người dân, du khách đi qua. Có lẽ, từ xưa đến nay, không mấy người, kể cả những người sinh ra và lớn lên hoặc sống ở Huế rất lâu, có dịp đến khu vực này. Chạm tay vào tường thành vẫn còn nhiều đoạn tan vỡ dưới đạn bom, ngắm những khẩu súng thần công phủ mờ dấu thời gian, nghe gió nhẹ, nhìn mây trôi qua đỉnh cột cờ và nhìn khung cảnh bình yên của thành phố, ta sẽ thấy trong lòng rất lạ. Huế luôn mang lại hình ảnh và cảm xúc mới, cho dù có gắn bó và cố công tìm hiểu đến mấy ta cũng không thể hết những ngỡ ngàng...“.
NGUYỄN LUÂN
TIN LIÊN QUAN

Huế phát triển giá trị áo dài gắn với du lịch

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Bảo vệ và phát huy giá trị di sản áo dài truyền thống Huế gắn với phát triển du lịch sẽ là một lợi thế không hề nhỏ cho sự nghiệp phát triển du lịch bền vững ở Cố đô Huế.

Du khách đến Huế có thể thử sức tại Lễ hội vật làng Sình

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Du khách đến Huế muốn thử sức có thể đăng ký tham dự Lễ hội vật làng Sình. Diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, Lễ hội vật được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (làng Sình), thuộc xã Phú Mậu, TP. Huế.

Vì sao Huế tổ chức trọng thể Lễ hội Huyền Trân công chúa?

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ -  Lễ hội đền Huyền Trân ở Huế năm nay sẽ được tổ chức trong 2 ngày 8-9 tháng Giêng tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP. Huế), cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía Nam.

Huế phát triển giá trị áo dài gắn với du lịch

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Bảo vệ và phát huy giá trị di sản áo dài truyền thống Huế gắn với phát triển du lịch sẽ là một lợi thế không hề nhỏ cho sự nghiệp phát triển du lịch bền vững ở Cố đô Huế.

Du khách đến Huế có thể thử sức tại Lễ hội vật làng Sình

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Du khách đến Huế muốn thử sức có thể đăng ký tham dự Lễ hội vật làng Sình. Diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, Lễ hội vật được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (làng Sình), thuộc xã Phú Mậu, TP. Huế.

Vì sao Huế tổ chức trọng thể Lễ hội Huyền Trân công chúa?

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ -  Lễ hội đền Huyền Trân ở Huế năm nay sẽ được tổ chức trong 2 ngày 8-9 tháng Giêng tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP. Huế), cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía Nam.