Điều cơ bản nhiều người sành ăn cũng không biết về sao Michelin

Ninh Phương (Theo SCMP) |

Khái niệm nhà hàng gắn sao Michelin không còn xa lạ với công chúng nhưng còn đầu bếp sở hữu giải thưởng danh giá này thì sao? Đáp án là không ai cả.

Cuộn chuột xuống cuối website Michelin Starred Chefs, có thể bạn sẽ bất ngờ khi nhìn thấy một dòng chữ được viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp: “Danh sách tổng hợp đầu bếp đạt sao Michelin: Không ai cả. Chỉ các nhà hàng được trao sao Michelin, còn các đầu bếp thì không”.

Thực tế, hoàn toàn không có khái niệm nào chỉ đầu bếp sở hữu sao Michelin. Đầu bếp Joël Robuchon quá cố vĩ đại trong tâm khảm người hâm mộ là người "nhận" nhiều sao Michelin hơn bất kỳ đầu bếp nào khác: 31 ngôi sao dành cho các nhà hàng của ông trải dài từ Paris (Pháp) đến Hong Kong (Trung Quốc).

Hay một đầu bếp Pháp khác, Alain Ducasse, cũng được người hâm mộ ghi nhận là sở hữu 21 sao Michelin, bắt đầu từ 2 ngôi sao đầu tiên mà ông giành được cho nhà hàng La Terrasse tại khách sạn Juana, ở Juan-les-Pins, Pháp, khi ông mới 20 tuổi.

Đầu bếp Pháp Alain Ducasse, 66 tuổi, điều hành chuỗi nhà hàng được trao tặng tổng cộng 21 ngôi sao Michelin. Ảnh: Alamy
Đầu bếp Pháp Alain Ducasse, 66 tuổi, điều hành chuỗi nhà hàng được trao tặng tổng cộng 21 ngôi sao Michelin. Ảnh: Alamy

Trên thực tế, có vẻ nhiều người lầm tưởng về bản chất của những ngôi sao Michelin.

Trang web Michelin Starred Chefs rất chính xác khi lưu ý rằng các ngôi sao được trao cho các nhà hàng chứ không phải cho cá nhân - ngay cả khi họ là gương mặt đại diện cho thương hiệu và có quyền lực đằng sau thương hiệu đó.

Sao Michelin sẽ không đi theo các đầu bếp từ nhà hàng này sang nhà hàng khác. Bởi khi một đầu bếp nổi tiếng rời khỏi nhà hàng 3 sao Michelin và mở một nhà hàng mới, nơi đó hoàn toàn là một thương hiệu mới và chưa hề được trao sao Michelin.

Một nhà hàng đạt sao Michelin không chỉ phụ thuộc vào tài năng của vị đầu bếp mà còn nằm ở cố gắng của cả những nhân viên khác. Tất cả bộ máy nhân sự làm việc cùng nhau để tạo ra một trải nghiệm hoàn hảo cho thực khách cũng như cho những thẩm định viên Michelin.

Thật hiếm thấy ai đó tự gọi mình là phụ bếp hay đầu bếp bánh ngọt đạt sao Michelin. Có vẻ như sao Michelin thường được ưu ái gán với bếp trưởng của nhà hàng.

Trên thực tế, mãi đến năm 2019, Michelin Guide mới nhận ra công việc của các đầu bếp bánh ngọt, người phục vụ rượu và nhân viên phục vụ cũng cần được tôn vinh.

Vì thế, các giải thưởng khác như Passion Dessert, Michelin Sommelier and Michelin Welcome and Service Award đã ra đời để ghi nhận nỗ lực của những người làm ở các bộ phận khác nhau trong nhà hàng, phụ trách đồ tráng miệng, rượu hay chào đón khách. Nhưng dường như, những giải thưởng này cũng không được nhiều người biết đến.

Sommelier Award (Giải thưởng dành cho chuyên gia rượu) được trao cho ông Yu Yamamoto, Nhà hàng Lửa trong đêm trao giải đầu tiên của Michelin Guide tại Việt Nam đầu tháng 6. Ảnh: BTC
Sommelier Award (Giải thưởng dành cho chuyên gia rượu) được trao cho ông Yu Yamamoto, Nhà hàng Lửa trong đêm trao giải đầu tiên của Michelin Guide tại Việt Nam đầu tháng 6. Ảnh: BTC

Quả thật, chất lượng của một nhà hàng có sao Michelin liệu thực sự có tốt hơn nhà hàng không có sao không? Và nói rộng ra, một đầu bếp làm bánh mì kẹp thịt hoặc xào mì có kém tài năng hơn một đầu bếp phụ trách tasting menu (thực đơn đặc biệt) không?

Câu trả lời đòi hỏi thực khách tự chiêm nghiệm, với tầm hiểu biết nhất định và trải nghiệm thực tế tại các nhà hàng khác nhau.

Ninh Phương (Theo SCMP)
TIN LIÊN QUAN

Thẩm định viên Michelin tiết lộ món ăn đường phố yêu thích ở Hà Nội

Minh Anh (Theo Michelin Guide) |

Bún chả, bánh cuốn… là những đặc sản đường phố các thẩm định viên Michelin ấn tượng nhất khi khảo sát nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội.

Quán phở, cơm tấm phục vụ không xuể sau khi được Michelin vinh danh

NGỌC LÊ |

TPHCM - Các quán ăn được Michelin Guide giới thiệu đã thu hút sự quan tâm của lượng lớn người dân và du khách đến trải nghiệm.

So sánh giá 4 nhà hàng sao Michelin, bữa đắt nhất 11 triệu đồng/người

Chí Long - Linh Boo |

Mỗi nhà hàng được gắn sao Michelin tại Hà Nội và TPHCM lại mang phong cách ẩm thực khác nhau với mức giá đắt nhất lên đến 11 triệu đồng/người.

Phở 2 triệu đồng và cái chất của nhà hàng sao Michelin duy nhất ở TPHCM

Hương Lê (Ảnh: Ănăn Saigon) |

TPHCM có nhà hàng đầu tiên nhận sao Michelin là Ănăn Saigon của đầu bếp Peter Cuong Franklin. Cái tên này không xa lạ với giới sành ăn.

Michelin Guide phản hồi về tranh cãi "thiên vị" khi thẩm định ở Việt Nam

Chí Long |

Ông Gwendal Poullennec, Giám đốc Quốc tế của Michelin Guide, khẳng định không có sự thiên vị trong quá trình thẩm nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam.

Thẩm định viên Michelin tiết lộ món ăn đường phố yêu thích ở Hà Nội

Minh Anh (Theo Michelin Guide) |

Bún chả, bánh cuốn… là những đặc sản đường phố các thẩm định viên Michelin ấn tượng nhất khi khảo sát nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội.

Quán phở, cơm tấm phục vụ không xuể sau khi được Michelin vinh danh

NGỌC LÊ |

TPHCM - Các quán ăn được Michelin Guide giới thiệu đã thu hút sự quan tâm của lượng lớn người dân và du khách đến trải nghiệm.

So sánh giá 4 nhà hàng sao Michelin, bữa đắt nhất 11 triệu đồng/người

Chí Long - Linh Boo |

Mỗi nhà hàng được gắn sao Michelin tại Hà Nội và TPHCM lại mang phong cách ẩm thực khác nhau với mức giá đắt nhất lên đến 11 triệu đồng/người.

Phở 2 triệu đồng và cái chất của nhà hàng sao Michelin duy nhất ở TPHCM

Hương Lê (Ảnh: Ănăn Saigon) |

TPHCM có nhà hàng đầu tiên nhận sao Michelin là Ănăn Saigon của đầu bếp Peter Cuong Franklin. Cái tên này không xa lạ với giới sành ăn.

Michelin Guide phản hồi về tranh cãi "thiên vị" khi thẩm định ở Việt Nam

Chí Long |

Ông Gwendal Poullennec, Giám đốc Quốc tế của Michelin Guide, khẳng định không có sự thiên vị trong quá trình thẩm nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam.