Cần đánh chéo passport những "du khách đen"

Thanh Hải |

Liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ việc người Trung Quốc phạm pháp tại Việt Nam. Mức độ và tác hại hành vi phạm tội của nhóm những người đến từ Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Gây đảo lộn trật tự xã hội và đe dọa sự an nguy của quốc gia. Có điểm chung là họ đến Việt Nam bằng những visa du lịch.

Những vụ việc người Trung Quốc sang Việt Nam, thuê nhà để tổ chức đánh bạc qua mạng bị công an phát hiện, triệt phá liên tục xảy ra ở các địa phương. Tuy vậy, việc có cả trăm người Trung Quốc thuê trọ lâu dài, tổ chức đánh bạc với quy mô lớn cả chục ngàn tỷ ở khu đô thị Our City, TP.Hải Phòng cho thấy những ổ tội phạm đã nghiêm trọng đến mức kinh động.

Nhưng khủng khiếp hơn, là các loại tội phạm như giới thiệu sai lệch các thông tin lịch sử tại các điểm du lịch; ăn cắp thông tin thẻ ATM để rút tiền của người Việt; tổ chức cho vay nặng lãi với giá cắt cổ vừa bị bắt ở TP.HCM; thuê trẻ em vị thành niên để tổ chức quay phim sex, bán phim đen qua mạng vừa bị công an "tóm" tại Đà Nẵng... Đặc biệt là các vụ việc vận chuyển hàng trăm tấn ma túy vào Việt Nam. Thậm chí tổ chức những công xưởng sản xuất ma túy (tại các tỉnh Bình Định, Kon Tum) với quy mô hàng trăm tấn mà Bộ Công an vừa triệt phá.

Đó là những loại tội phạm không chỉ là rối loạn an ninh trật tự, đầu độc thế hệ người Việt trẻ, làm nãy sinh các loại tội phạm khác mà còn đe dọa sự an nguy của quốc gia. Mới đây, ông Tô Văn Hùng, GĐ Sở TN-MT TP.Đà Nẵng còn cho biết, có đến 21 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ở ven biển, khu vực sát sân bay quân sự Nước Mặn do người Trung Quốc đứng tên.

Phát biểu này làm kinh động dư luận. Bởi theo quy định của Luật đất đai thì người nước ngoài không được phép đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Dù ông Tô Văn Hùng có diễn giải, rằng trước đây, 21 trường hợp sổ đỏ này được cấp cho người Việt, sau đó lách luật bằng cách mua bán cổ phần và góp vốn để rồi chuyển quyền sử dụng đất sang người Trung Quốc quyết định dưới pháp nhân Cty. Ông Hùng cũng đã vội vàng ký 2 thông cáo báo chí để khẳng định lại: "Không có chuyện người Trung Quốc đứng tên ở 21 sổ đỏ".

Thông cáo vội vàng phát đi rồi rút lại, bổ sung bằng bản khác, lấp liếm như cách ông phát biểu rành rọt trước cử tri huyện Hòa Vang (tại cuộc tiếp xúc của Đoàn Đại biểu Quốc hội sáng 19.9, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14) rồi lập tức phủ nhận. Nhưng có một thực tế, là có rất nhiều người Trung Quốc lách luật, sở hữu nhà, đất tại Đà Nẵng nói riêng và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước nói chung dưới nhiều chiêu thức.

Đáng lo ngại là phần lớn các vị trí mà người Trung Quốc lựa chọn để ở, hoạt động dưới danh nghĩa đầu tư, kinh doanh dịch vụ hay kết hôn... thì cũng đều nằm các khu vực ven biển hoặc "nhạy cảm" về an ninh quốc phòng.

Vẫn biết người dân rất cảnh giác, cơ quan chức năng cũng nhanh chóng phá các vụ án người Trung Quốc phạm pháp, tuy nhiên với tầng suất và mật độ các vụ việc người Trung Quốc phạm tội nghiêm trọng xảy ra liên tục, dày đặc, khiến xã hội bất an. Đặc biệt, sau khi gây án tại Việt Nam, các tội phạm này phần lớn chỉ bị dẫn giải, trao trả lại cho phía Trung Quốc. Việc xử lý không chỉ mất công bằng với công dân trong nước, thiếu răn đe, mà không ai dám chắc các đối tượng tội phạm này không quay trở lại Việt Nam?

Bên cạnh các giải pháp tăng cường cảnh giác, phát hiện tố giác tội phạm, siết chặt quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú đối với người nước ngoài, nhà nước cần có ngay biện pháp "đánh dấu chéo" trên hộ chiếu, gạch bỏ ngay những passport cùng những dấu nhiệu nhận diện cá nhân các tên tội phạm, để phòng ngừa sự xâm nhập trở lại Việt Nam.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Vàng Chăm lưu lạc...

Nguyễn Trung Hiếu |

Hiếm có ai trong số người dân vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi sinh ra trong những năm thập niên 50-60 của thế kỷ trước không biết hai từ “vàng Hời”. Đây là danh từ chỉ những vật trang sức, tế tự của người Chăm được chế tác bằng vàng, lưu lạc trong dân gian hay nằm sâu dưới lòng đất, chủ yếu ở khu vực Quảng Nam. Tuy vậy suốt mấy mươi năm qua, nhiều công cuộc khai quật, khảo cổ, nghiên cứu các di chỉ Chămpa ở Miền Trung diễn ra, nhưng các nhà khoa học chưa từng công bố thu được cổ vật nào bằng vàng.

Không chỉ là vấn đề tiền nhiều hay ít

Thanh Hải |

Bình Định vừa công bố dự án khoét núi, tạc phù điêu “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc” với mức đầu tư hơn 86 tỷ đồng. Lập tức có nhiều ý kiến chưa đồng tình cả về quy mô đầu tư lẫn giá trị nghệ thuật.

Chữ Trần 陳 ở Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007, trong chương trình hợp tác bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một nhóm chuyên gia trường Đại học Milan, thừa ủy quyền của Quỹ Lerici Foudation (Ý), với sự cho phép của Bộ Văn hoá Thông tin, đã tiến hành khai quật khảo cổ và tổ chức trùng tu nhóm tháp G- Mỹ Sơn. Tại đây hơn 2 ngàn hiện vật đã được tìm thấy, trong đó có giá trị là 10 hiện vật trang trí đầu gối chạm hình mặt Kala (thần Thời gian) chưa từng tìm thấy tại đây. Tuy vậy điều làm chấn động giới nghiên cứu Chămpa lúc bấy giờ là nhóm khảo cổ của tổ chức Lerici đã tìm thấy đến 3 cánh tháp trang trí trên tháp G1, có khắc chữ Trần 陳 bằng Hán tự.

Hãy là "thượng đế" khiêm nhường

Thanh Hải |

Phàm cái gì mới- độc- lạ, chưa từng biết đến đều làm con người ta tò mò, muốn được tận thấy, trải nghiệm. Tuy vậy, không phải điều gì, nơi nào mới- độc- lạ đều có thể làm mọi người thích thú cả. Ví như, “cháo chửi”, “bún chửi” ở Hà Nội một thời gian ngắn đình đám, nổi lên như một thương hiệu, điểm đến của nhiều du khách tò mò. Và tôi là một trong số thực khách đó, duy nhất 1 lần.