Vàng Chăm lưu lạc...

Nguyễn Trung Hiếu |

Hiếm có ai trong số người dân vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi sinh ra trong những năm thập niên 50-60 của thế kỷ trước không biết hai từ “vàng Hời”. Đây là danh từ chỉ những vật trang sức, tế tự của người Chăm được chế tác bằng vàng, lưu lạc trong dân gian hay nằm sâu dưới lòng đất, chủ yếu ở khu vực Quảng Nam. Tuy vậy suốt mấy mươi năm qua, nhiều công cuộc khai quật, khảo cổ, nghiên cứu các di chỉ Chămpa ở Miền Trung diễn ra, nhưng các nhà khoa học chưa từng công bố thu được cổ vật nào bằng vàng.

Bộ mão vàng được cho của người Chăm đang lưu lạc ở một bảo tàng viện nước ngoài
Bộ mão vàng được cho của người Chăm đang lưu lạc ở một bảo tàng viện nước ngoài
Những câu chuyện ma mỵ, huyễn hoặc về những đàn gà, trâu, buồng cau, nải chuối bằng vàng, dẫn nhau “đi ăn” trong những đêm tối trời, nay vẫn còn nghe kể ở khắp các vùng Đồng Dương, Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Điện An… Và đã có ai nhặt được vàng Chăm chưa, thì thật khó xác nhận vì nếu được thì cũng chẳng dại gì nhặt được vàng mà đi khai.

Những bộ khuyên tai, phía trong có chứa xạ hương trong bộ sưu tập của ông T. sống tại Đà Nẵng
Những bộ khuyên tai, phía trong có chứa xạ hương trong bộ sưu tập của ông T. sống tại Đà Nẵng
Những bộ khuyên tai, phía trong có chứa xạ hương trong bộ sưu tập của ông Hồ Anh T. sống tại Đà Nẵng
Duy nhất vào tháng 7.1997, trong khi đào tìm phế liệu anh Nguyễn Văn Nông ở tại thôn Phú Long 1, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc đã phát hiện được một đầu tượng thần Siva bằng vàng có kích thước cao 24 cm, trọng lượng 0,58kg. Đầu tượng được bán với giá cuối cùng là 100 cây vàng (thời điểm năm 1997), nhưng sau đó tất cả những người liên quan đến vụ này đều vướng vào vòng lao lý.

Nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh có ông Vũ Kim L., với bộ vàng lá 45 cá thể, dập hoa văn nổi, được giới trong “nghề” tương truyền, đó là bộ giáp của vị vua Chăm, được tìm thấy ở kinh thành Đồng Dương- Thăng Bình, Quảng Nam.

Ở Đà Nẵng có Luật sư Hồ Anh T, với bộ gương soi cổ độc nhất vô nhị. Nhưng đáng giá vẫn là rất nhiều hiện vật rời bằng vàng được chế tác tinh tế đến khó tin. Gia đình anh ba đời sưu tập cổ vật, chủ yếu là Chămpa.

Những lá vàng được cho lấy từ bộ giáp của vua Chăm phát hiện tại Phật Viện Đồng Dương, hiện trong bộ sưu tập của ông Vũ Kim L. ở TP Hồ Chí Minh.
Những lá vàng được cho lấy từ bộ giáp của vua Chăm phát hiện tại Phật Viện Đồng Dương, hiện trong bộ sưu tập của ông Vũ Kim L. ở TP Hồ Chí Minh.
Những lá vàng được cho lấy từ bộ giáp của vua Chăm phát hiện tại Phật Viện Đồng Dương, hiện trong bộ sưu tập của ông Vũ Kim L. ở TP Hồ Chí Minh.
Anh kể: “ khoảng 70% số cổ vật Chăm tìm được phần lớn đều là trang sức và vật ngự dụng của hoàng cung. Vì vậy ngoài giá trị thời gian thì hầu hết cổ vật được chế tác cực kỳ tinh xảo. Nhiều trang sức phụ nữ đều có chứa xạ hương (an tích hương) bên trong. Điều mà ít thấy ở trang sức vàng hiện đại”.

Theo ông T. những gì còn lại hôm nay chỉ là một phần rất nhỏ trong số mà dân gian tìm được lâu nay. Trước đây, để tránh sự kiểm soát của Nhà nước, người dân phát hiện được “vàng hời” đã bí mật nấu chảy thành vàng lá để tiêu thụ. Có những cái áo giáp hàng trăm mảnh vàng được chế tác tinh xảo cũng bị nấu chảy bán theo chỉ lượng. Khi phát hiện ra thì có người chỉ kịp mua được vài mươi mảnh sót lại như trường hợp của ông L.

Hai cổ vật được cho là trang sức đeo cổ của hoàng gia Chăm, trong bộ sưu tập của ông Vũ Kim L.
Hai cổ vật được cho là trang sức đeo cổ của hoàng gia Chăm, trong bộ sưu tập của ông Vũ Kim L.
Hai cổ vật được cho là trang sức đeo cổ của hoàng gia Chăm, trong bộ sưu tập của ông Vũ Kim L.
Không ai tỏ tường nguồn gốc những hiện vật này từ đâu ra, nhưng phần lớn đều có nguồn gốc từ vùng Quảng Nam-Đà Nẵng, là thủ phủ vương quốc Chămpa, với hai kinh đô, một thánh địa trong quá khứ. Cửu Đường Thư của người Trung Quốc có kể: “Vua (Chăm) mặc áo có bối, bạch điệp, trên đeo trân châu, chuyền vàng, kết thành chuỗi”. Còn vợ vua thì “ mình đầy trang sức, dây chuyền vàng kết thành chuỗi…”.

Cổ vật bằng vàng được cho là trang sức của phụ nữ Chăm, phía trong có chứa xạ hương thuộc bộ sưu tập của ông Hồ Anh T.
Cổ vật bằng vàng được cho là trang sức của phụ nữ Chăm, phía trong có chứa xạ hương thuộc bộ sưu tập của ông Hồ Anh T.
Gần đây, sau chính sách cho phép người dân được xây dựng bảo tàng tư nhân, giới chuyên môn mới được biết đến những những “kho” vàng, bạc… ngự dụng, có giá trị không đo đếm nổi của các hoàng triều Chămpa là hiện hữu và lưu lạc trong các bộ sưu tập trong ngoài nước.

Có phải vì vậy, những cuộc đào bới, khai quật công khai, hay bí mật của giới đào trộm cổ mộ lúc nhặt, lúc khoan vẫn cứ kéo dài từ ngày này qua ngày khác, năm này qua tháng nọ… góp phần hủy hoại những “kho vàng” vô giá của lịch sử.

Nguyễn Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Tái sinh “Bắc đẩu” Bình Định

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong hệ thống các di tích tháp Chăm Miền Trung- Tây Nguyên, Bình Định có 8 cụm di tích với 14 tháp gồm: Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Phú Lộc, Phú Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông. Vì tháp Hòn Chuông chỉ còn chân đế, nên giới văn nghệ ví von đó là chòm Bắc Đẩu đại hùng tinh của Miền Trung.

So với Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, thì quần thể tháp Chăm ở Bình Định gần như còn nguyên vẹn, đa dạng và có cụm tháp Dương Long đạt "kỷ lục" Đông Nam Á với chiều cao tháp chính đến 39 m…

Chữ Trần 陳 ở Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007, trong chương trình hợp tác bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một nhóm chuyên gia trường Đại học Milan, thừa ủy quyền của Quỹ Lerici Foudation (Ý), với sự cho phép của Bộ Văn hoá Thông tin, đã tiến hành khai quật khảo cổ và tổ chức trùng tu nhóm tháp G- Mỹ Sơn. Tại đây hơn 2 ngàn hiện vật đã được tìm thấy, trong đó có giá trị là 10 hiện vật trang trí đầu gối chạm hình mặt Kala (thần Thời gian) chưa từng tìm thấy tại đây. Tuy vậy điều làm chấn động giới nghiên cứu Chămpa lúc bấy giờ là nhóm khảo cổ của tổ chức Lerici đã tìm thấy đến 3 cánh tháp trang trí trên tháp G1, có khắc chữ Trần 陳 bằng Hán tự.

Bế tắc tháp F1- Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong dịp lễ khánh thành công trình trùng tu nguyên trạng Tháp E7 – Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam), một quan chức ngành Văn hóa Quảng Nam đặt lại vấn đề tái trùng tu tháp F1, thuộc nhóm F, vì di tích đang bị hủy hoại nghiêm trọng và nhanh chóng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu kiến thức, nóng vội của những nhà trùng tu trước đó.

Đau xót E7-Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Mới đây có dịp đưa hai người bạn là chuyên gia nghiên cứu kiến trúc gạch ở nước ngoài vào thăm Mỹ Sơn. So với cách đây mươi năm thì Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Thánh địa Mỹ Sơn) gần như lột xác trong lĩnh vực dịch vụ, phục vụ du khách. Thế nhưng cũng từng ấy thời gian các chuyên gia Việt Nam đã kịp " trẻ hóa" nhiều ngôi tháp có niên đại ngàn năm, bằng hàng ngàn viên gạch giả của tiền nhân.

Bình Định: Ngoài bảo tàng Quang Trung, đến huyện Tây Sơn còn có gì?

N.T |

Khi nói đến huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định chắc chắn mỗi người sẽ nghĩ ngay tới khởi nghĩa Tây Sơn của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.Thế nhưng, nơi đây còn có nhiều điểm mà chúng ta nên đến tham quan.