Người làm “nghề cổ” ở phố biển Nha Trang

Châu Tường |

Dù cuộc sống có nhiều đổi thay, công nghệ ngày càng phát triển nhưng suốt 30 năm qua, bà Phạm Thị Anh Thư (47 tuổi, phường Xương Huân, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vẫn miệt mài mưu sinh bên hè phố bằng “nghề cổ”: đánh máy chữ. Một công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi người làm nghề phải có hiểu biết về pháp luật và sự tận tâm.

Trong thời buổi công nghệ cao, những chiếc máy chữ cổ điển dường như đã dần bị lãng quên. Song giữa lòng phố biển nhộn nhịp vẫn còn một người phụ nữ, hàng ngày đều đặn làm công việc đánh máy chữ thuê vừa kiếm sống vừa níu giữ cái nghề cũ của thời gian. Và có lẽ, bà là người cuối cùng đánh máy chữ ở thành phố này.

Nghề truyền đời 3 thế hệ

Bà Thư cho biết gia đình bà có 3 thế hệ làm nghề đánh máy chữ. Ông ngoại của bà làm nghề từ những năm 60, sau đó mẹ bà nối nghiệp rồi truyền lại cho bà. Bà sống và làm nghề này đã 30 năm, từ khi là một thiếu nữ cho đến bây giờ. Giữa phố xá ồn ào, bàn đánh máy chữ của bà nép mình khiêm tốn bên góc vỉa hè giao nhau giữa đường Hàn Thuyên và đường Phan Bội Châu (TP. Nha Trang). 30 năm qua, cuộc sống nhiều đổi thay, phố xá dần khang trang, hiện đại hơn, duy chỉ có bà vẫn cần mẫn bên chiếc máy đánh chữ cũ màu thời gian. Những tiếng lách cách phát ra từ chiếc máy đánh chữ theo từng động tác “mổ cò” của bà nghe thật vui tai, khác lạ giữa tiếng còi xe inh ỏi của cuộc sống xô bồ. Thanh âm cũ kỹ ấy như níu giữ thời gian, lắng đọng những hồi ức tốt đẹp một thời của nghề đánh máy chữ.

Giữa phố xá ồn ào, bà Thư vẫn cần mẫn đánh máy đơn cho khách. Ảnh: Châu Tường
Giữa phố xá ồn ào, bà Thư vẫn cần mẫn đánh máy đơn cho khách. Ảnh: Châu Tường

Không ai quản lý nhưng bà tự đặt thời gian biểu và nguyên tắc làm việc riêng cho chính mình. Hàng ngày, sáng cứ tầm 8h, chiều khoảng 13h30 bà lại ra đây ngồi để đánh máy thuê đơn từ, văn bản cho khách. Bà kết thúc nhận đơn của khách lúc 11h trưa và 16h hàng ngày để hoàn thành tất cả các đơn từ, văn bản đã nhận. “Công việc buổi nào tôi cố gắng hoàn thành cho xong buổi hôm đó. Vì vậy, thấy khả năng không làm kịp cho khách tôi sẽ từ chối để khách kiếm những nơi khác làm cho kịp công việc của mình” – bà Thư chia sẻ.

Trong trí nhớ của bà, thời kỳ nghề đánh máy chữ “ăn nên làm ra” nhất là vào thập niên 80 và 90. Khi đó, ngoài đánh máy đơn từ, văn bản, bà còn đánh máy cả những bản thảo thơ, truyện ngắn hay viết thư thuê gửi đi nước ngoài. Trong thời buổi công nghệ hiện đại như hiện nay thì việc in ấn trở nên dễ dàng hơn, vì thế công việc của bà cũng ngày càng ít đi. Thế nhưng dù thăng hay trầm, sự trân trọng của bà đối với nghề vẫn chưa bao giờ thay đổi.

Tận tâm với công việc

Bà Thư cho biết: “Muốn làm nghề này phải có năng khiếu và phải có kiến thức về pháp luật. Khi khách đưa ra bất cứ câu chuyện nào mình phải hiểu được, rút gọn nội dung và làm đơn theo đúng quy định của pháp luật”. Chính vì vậy, không phải đơn từ nào bà cũng nhận làm, mà chỉ đánh máy những câu chuyện thấy hợp tình hợp lý. Cũng chính điều này, bà đã khiến không ít người phật lòng, nhưng không vì đồng tiền mà bà xóa bỏ nguyên tắc của mình.

Chiếc máy đánh chữ cũ kỹ nhưng giúp bà nuôi sống gia đình mình nên dù thănng hay trầm, sự trân trọng dành cho nghề đối với bà vẫn chưa bao giờ thay đổi. Ảnh: Châu Tường
Chiếc máy đánh chữ cũ kỹ nhưng giúp bà nuôi sống gia đình mình nên dù thănng hay trầm, sự trân trọng dành cho nghề đối với bà vẫn chưa bao giờ thay đổi. Ảnh: Châu Tường

Hơn 30 năm gắn bó với công việc, viết không biết bao nhiêu loại đơn từ cho khách, bà Thư khá rành cách làm nhiều loại văn bản hành chính khác nhau. Và đã rất nhiều lần bà tư vấn những vấn đề, kiến thức mà khách không biết hay còn phân vân, chưa rõ để hoàn thiện lá đơn cho đúng. Vì thế, nên dù có nhiều cơ sở đánh máy vi tính nhưng nhiều người vẫn đến đây nhờ bà viết giùm đơn từ. “Ngoài thời gian làm việc, tôi thường tranh thủ xem thời sự, tìm hiểu các quy định, văn bản mới để cập nhật thêm thông tin, bổ sung kiến thức cho công việc của mình” – bà Thư nói.

Lúc trước bà đánh máy bằng các đầu ngón tay, theo năm tháng những phím chữ dần cũ kỹ trở nên “nặng” hơn xưa, bà tự mày mò chế ra “dụng cụ” để gõ phím, đó là một thanh gỗ nhỏ. Dù sử dụng bằng cách nào, từng động tác của bà vẫn nhanh nhẹn, chính xác đến từng chữ trong đơn. Nhờ sự cẩn thận, tỉ mỉ và sự tập trung của mình, bà luôn hoàn thành lá đơn trong sự hài lòng của khách hàng. Dù nhà cách xa nơi bà Thư làm việc nhưng chị Nguyễn Thị Thanh Hồng (xã Vĩnh Thái, TP. Nha Trang, Khánh Hòa) vẫn tìm đến để nhờ bà đánh máy giúp lá đơn của mình. “Văn bản, đơn từ bà Thư đánh rất đầy đủ nội dung nên tôi thấy rất yên tâm khi đến đây làm đơn. Những chỗ không hiểu, không rành tôi cũng có thể hỏi bà” – chị Hồng cho hay.

Bà vừa làm vừa trò chuyện thân tình, vui vẻ với khách đến viết đơn. Ảnh: Châu Tường
Bà vừa làm vừa trò chuyện thân tình, vui vẻ với khách đến viết đơn. Ảnh: Châu Tường

Tay gõ phím, đầu suy nghĩ nội dung nhưng bà vẫn trò chuyện thân tình, vui vẻ với khách vì bà đã quá quen với công việc này. Viết một lá đơn bình thường, bà thường lấy khoảng 20.000 – 30.000 đồng, những đơn từ khó hơn, mất nhiều công sức thì khoảng 50.000 đồng trở lên, cao nhất cũng chỉ trăm ngàn đồng là cùng. Thấy bà lấy rẻ, nội dung đơn lại đúng ý, đúng nội dung cần làm nhiều khách còn cho thêm tiền. Việc đánh máy chữ thuê có ngày đắt, ngày ế nhưng không vì vất vả mưu sinh mà ai thuê đánh máy đơn gì bà cũng làm. Bà rất ngại và thường từ chối những tờ đơn ly hôn vì bà sợ rằng biết đâu từ lá đơn đó, cả một gia đình tan vỡ hạnh phúc, con cái phải sống xa ba mẹ mình. Trong câu chuyện của những người muốn viết đơn ly hôn, bà thường tìm cách khuyên họ nên suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định. Trong buổi sáng gặp gỡ chúng tôi, bà cũng đã từ chối viết 2 lá đơn ly hôn dù được hứa sẽ trả công hậu hĩnh.

Không chỉ viết đơn, ngay góc làm việc của mình bà còn đặt một bình nước với dòng chữ “trà đá miễn phí” cho những ai khát nước có thể dừng chân để uống. Hôm nào có học sinh ở ngôi trường bên cạnh học, bà còn ý tứ để thêm vài chiếc ca để các em có thể uống cho mát trong cái nắng gay gắt của tiết trời. 

Ngay góc làm việc của mình, bà đặt bình trà đá miễn phí để cho mọi người dừng chân uống khi khát. Ảnh: Châu Tường
Ngay góc làm việc của mình, bà đặt bình trà đá miễn phí để cho mọi người dừng chân uống khi khát. Ảnh: Châu Tường

Hình ảnh người phụ nữ ngồi chăm chỉ gõ từng chữ bên chiếc máy đã có tuổi giữa phố xá đông đúc, nhộn nhịp xe cộ trở nên thật đẹp, thật gần gũi. Trong cái âm thanh lách cách ấy, dường như mọi việc đều dừng lại và lắng nghe tiếng nhịp thời gian. Có thể, ở cái thành phố này, sau bà chẳng còn ai làm cái nghề đánh máy chữ nữa nhưng bà vẫn sống hết mình với công việc. “Tôi sẽ làm nghề này đến khi nào không thể làm nữa thì thôi. Và sẽ giữ chiếc máy đánh chữ làm kỷ vật cho riêng mình như để nhắc nhớ về một cái nghề “vang bóng một thời” đã giúp tôi nuôi sống gia đình mình” – bà Thư chia sẻ.

Châu Tường
TIN LIÊN QUAN

Bỏ lỡ cơ hội làm du lịch giữa Trường Sơn

Thanh Hải |

Mưa như trút nước ở dốc bên này, nhưng nắng vàng ươm ở vạt rừng bên kia, đó là nét kỳ thú khi đi giữa đường Hồ Chí Minh trên rừng Trường Sơn.

Hình ảnh và lịch sử chùa Đại Tuệ - Linh thiêng một cõi

Theo Tạp chí Văn hóa Phật giáo |

Chùa Đại Tuệ Nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ với độ cao gần 500m so với mực nước biển, chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) một thắng cảnh bậc nhất về văn hóa lịch sử cùa miền đất Bắc Trung bộ.

Giữa đất trời cực Nam Tổ quốc - mũi Cà Mau

THUỲ TRANG |

Là mảnh đất tận cùng phía Nam của đất nước, mũi Cà Mau luôn được mỗi người dân Việt Nam nhắc đến với tình cảm thiêng liêng. Khu rừng ngập mặn, nơi cây “mắm trước đước sau” ôm lấy nhau giữ từng tấc đất của Tổ quốc – mũi Cà Mau luôn khiến bất kì ai xao xuyến khi đặt chân ghé thăm.

Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi

Hoàng Tôn |

Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.

Các tình nguyện viên ngành du lịch Khánh Hòa hiến tặng 300 đơn vị máu cứu người

CHÂU TƯỜNG |

Khoảng 300 đơn vị máu đã được các tình nguyện viên đến từ các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại TP.Nha Trang hiến tặng. Đây là hoạt động thường xuyên và ý nghĩa của các đơn vị du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Ốc đảo Hansen, và bây giờ là… hoang đảo

Hoàng Văn Minh |

6 năm sau ngày chính quyền thành phố Đà Nẵng di dời hơn 350 nhân khẩu thuộc 127 hộ gia đình của làng Vân - “Ốc đảo Hansen” ở phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) vào đất liền để nhường đất cho một dự án du lịch 5 sao, làng Vân từ ốc đảo đã trở thành… hoang đảo đúng nghĩa. Và “hoang đảo Hansen”, giờ là một điểm đến không thể tuyệt vời của dân phượt và những người thích du lịch trải nghiệm.

Bỏ lỡ cơ hội làm du lịch giữa Trường Sơn

Thanh Hải |

Mưa như trút nước ở dốc bên này, nhưng nắng vàng ươm ở vạt rừng bên kia, đó là nét kỳ thú khi đi giữa đường Hồ Chí Minh trên rừng Trường Sơn.

Hình ảnh và lịch sử chùa Đại Tuệ - Linh thiêng một cõi

Theo Tạp chí Văn hóa Phật giáo |

Chùa Đại Tuệ Nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ với độ cao gần 500m so với mực nước biển, chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) một thắng cảnh bậc nhất về văn hóa lịch sử cùa miền đất Bắc Trung bộ.

Giữa đất trời cực Nam Tổ quốc - mũi Cà Mau

THUỲ TRANG |

Là mảnh đất tận cùng phía Nam của đất nước, mũi Cà Mau luôn được mỗi người dân Việt Nam nhắc đến với tình cảm thiêng liêng. Khu rừng ngập mặn, nơi cây “mắm trước đước sau” ôm lấy nhau giữ từng tấc đất của Tổ quốc – mũi Cà Mau luôn khiến bất kì ai xao xuyến khi đặt chân ghé thăm.

Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi

Hoàng Tôn |

Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.

Các tình nguyện viên ngành du lịch Khánh Hòa hiến tặng 300 đơn vị máu cứu người

CHÂU TƯỜNG |

Khoảng 300 đơn vị máu đã được các tình nguyện viên đến từ các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại TP.Nha Trang hiến tặng. Đây là hoạt động thường xuyên và ý nghĩa của các đơn vị du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Ốc đảo Hansen, và bây giờ là… hoang đảo

Hoàng Văn Minh |

6 năm sau ngày chính quyền thành phố Đà Nẵng di dời hơn 350 nhân khẩu thuộc 127 hộ gia đình của làng Vân - “Ốc đảo Hansen” ở phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu) vào đất liền để nhường đất cho một dự án du lịch 5 sao, làng Vân từ ốc đảo đã trở thành… hoang đảo đúng nghĩa. Và “hoang đảo Hansen”, giờ là một điểm đến không thể tuyệt vời của dân phượt và những người thích du lịch trải nghiệm.