Vẻ đẹp của mái Gươl

Nguyễn Thượng Hỷ |

Gươl là kiến trúc đặc biệt của người Cơ Tu - một ngôi nhà cộng đồng được toàn bộ người dân trong làng góp công xây dựng. Gươl gần như là nhà Đình của người Kinh. 

Bí ẩn mái nhà lợp ngược 

Tôi không nhớ hết mình đã kéo thước đo bao nhiêu Gươl từ Hiên đến Giằng - tên cũ của Đông Giang ,Tây Giang và Nam Giang hôm nay. Từ những năm 1985 đến nay, năm nào cũng trở lại thăm vài vùng núi của miền Tây Bắc Quảng Nam, quan sát những ngôi nhà truyền thống mái lớp tranh, lá đang bị mất dần khi người miền núi đang chịu ảnh hưởng của kiến trúc miền xuôi.

 
 
Việc đo lại những gươl đã xây dựng và những gươl mới xem là một thói quen về nghề nghiệp như công việc bảo tồn chẳng hạng mà không cho phép ta bỏ qua. Tuy nhiên  phải nói chính sự hấp dẫn của cái mái cong ở đầu hồi, xinh xắn như cái mai rùa, không giống bất cứ kiến trúc của các dân tộc láng giềng ở vùng Trường Sơn và Tây Nguyên mà mái gươl của người Cơ Tu đã có lý tạo nên sự bí ẩn mà tôi đã và đang cần  tìm hiểu.

Những năm 93-96(1) của thế kỷ trước, kiến trúc sư người Nhật, ông Shiigeda Yukata đã  bị hấp dẫn bởi những ngôi nhà có mái hình mai rùa nầy nên đã lặn lội đến làng Zara, xã Tabhing huyện Giằng để nghiên cứu. Có cái gì đó trông như mái nhà  của người Ainu – tộc người cổ bản địa ở phía bắc Nhật Bản. Và rất giống việc tôn thờ con vật thiêng – con trâu - nên hình tượng lặp lại kiểu trang trí các mô típ đầu trâu trên ngôi nhà truyền thống TongKonan của người Toraja ở Sulawesi, Indonesia.

Thông qua tài liệu, sách báo…cùng những thông tin trên internet ta có thể biết được nhiều kiểu nhà, những kiến trúc dẫu ở nơi rất xa nhau nhưng lại có những điểm giống nhau kỳ lạ! Sự chọn lựa ngẫu nhiên hay cố ý theo yếu tố vật thờ chắc chắn đặt nặng lên đôi tay và khối óc của những nhà “ thiết kế cổ xưa” để cho ra kiểu kiến trúc độc đáo của từng tộc người. Với người Cơ Tu  ngôi nhà cộng đồng có  2 kiểu mái: Kiểu nhà có mái tròn như cái nón đội gọi là Choong Gươl (Đã từng xây dựng ở thôn Tống Cói, xã Ba, Đông Giang đã bị hỏng vào năm 2008 và đây là nhà cuối cùng).

 
 Nhà mồ của người Cơ Tu cũng có kiến trúc kiểu Gươl - Ảnh: Thanh Hải

Loại thứ hai chỉ uốn tròn hai đầu hồi  thường gọi chung là Gươl mà chúng tôi sẽ đề cập đến. Người Cơ tu đã đóng góp vào kho tàng kiến trúc dân gian ngôi nhà cộng đồng – Gươl - với cách ứng xử hợp lý và khôn ngoan với môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, khi hàng năm  những kiến trúc ở vùng nầy thường xuyên bị đe dọa bởi những cơn bão biển từ phía đông vào . Chính mái nhà xuôi, tròn, uốn cong mềm mại đã hóa giải những cơn bão mạnh ,tôi chắc rằng địa bàn cư trú ngày trước của người CơTu đến tận gần vùng cửa biển ở Nam Ô của thành phố Đà Nẵng, nơi từng có những mái gươl  hiên ngang đón gió biển. Vì vậy nếu ta thử dựng một ngôi nhà cộng đồng  có mái đứng hứng đầy gió (hình lưỡi rìu) như Rông ở Tây Nguyên thì không phù hợp ở địa bàn cư trú nầy.

Trông Gươl là biết tiềm lực của làng

Sự phân chia hợp lý của tỉ lệ phần mái lá với thân nhà. Khi đứng bên ngoài quan sát Gươl, ta chỉ cảm nhận được mái Gươl nầy đẹp hơn mái gươl kia, nhưng chưa thể lý giải  được vì sao? Vài thông tin về kỹ thuật làm gươl mà chúng tôi  có được từ anh Arắc Sự, cán bộ phụ trách văn hóa xã Chaval, huyện Nam Giang cung cấp. Như những qui ước rộng - dài với nhà rộng 5mét thì chiều dài 7 mét xem như tỉ lệ 5/7, hay chiều rộng nhà bằng chiều dài của kèo đỡ mái là những thông tin khá lý thú.

 
Dù vật liệu, kiến trúc nhà ở của người Cơ Tu đã thay đổi nhiều, nhưng các làng Cơ Tu vẫn xây dựng Gươl  để làm nơi sinh hoạt cộng đồng- Ảnh: Thanh Hải

Theo tập quán làng cũng như các điều kiện về nhân tài, vật lực, làng nhiều người thì dựng Gươl to, ít người thì dựng Gươl vừa .Và như vậy không thể tùy tiện to-nhỏ, rộng –dài mà chắc rằng người thợ mộc Cơ Tu đã có những kinh nghiệm của các kích thước ngày xưa dù chỉ đo bằng sải tay, cánh tay, khủy tay… Người Cơ Tu không tu bổ, phục hồi gươl như người Kinh, nếu hỏng thì làm lại mới và có thể dựng nơi khác. Chúng tôi may mắn còn giữ số đo, một số bản vẽ  mà  nhiều gươl dựng trước năm1995 nay đã bị hỏng và biến mất. Nhiều gươl mới dựng lại nhưng không phải gươl nào cũng đẹp .

Sự tùy tiện trong kích thước, và quan trọng nhất là sử dụng các công cụ mới trong chế tác như máy bào,…học các kiểu liên kết gỗ (mộng mẹo) của người miền và đồng thời  tùy tiện chọn  các đề tài trang trí  khá xa lạ với văn hóa địa phương cũng sẽ giảm đi giá trị của ngôi nhà cộng đồng mà vị quan ba người Pháp Le Pichon trong những năm 30 của thế kỷ trước đã từng ca ngợi khi được nghỉ ngơi trong gươl.

Nguyễn Thượng Hỷ
TIN LIÊN QUAN

Cù Lao Chàm rực rỡ trong mùa hoa ngô đồng

NGUYỄN VÂN |

Kéo dài khoảng 5km trên con đường uốn cong nối thôn Bãi Làng với thôn Bãi Hương, cây ngô đồng trên đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) mùa trổ hoa đẹp như bức tranh thủy mặc.

Độc đáo sản phẩm tôm hùm bằng tre

ĐÌNH PHÙNG |

Với bàn tay khéo léo và niềm đam mê của mình, cụ Nguyễn Minh Châu (89 tuổi, ở đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tạo ra sản phẩm tôm hùm làm bằng tre độc đáo, tinh xảo.

Đỉnh Quế - Nơi mặt trời mọc hay lặn đều chui lên từ mây ngàn

Thanh Hải |

Đỉnh Quế là một đoạn đường dài trên đỉnh đèo cao, ngăn cách khu vực phía đông và tây của huyện Tây Giang, Quảng Nam. Từ đây, có thể thoả mãn tầm mắt giữa trùng điệp rừng núi tứ phía trên đỉnh Trường Sơn. Nơi ngắm mặt trời mọc hay lặn đều cũng thấy chui lên từ mây ngàn. Khí hậu quanh năm ôn hòa.

Hội An lọt top 16 điểm đến thư giãn tốt nhất thế giới do CNN bình chọn

Theo CNN |

CNN viết, không có gì ngạc nhiên khi phố cổ Hội An của Việt Nam là điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Khi hoàng hôn buông xuống trên dòng sông Hoài, thật khó để tìm thấy nơi nào khác trên đất nước tuyệt vời này mang nét đẹp yên bình hơn Hội An.

Có một miền Tây ở Hội An

HOÀNG VINH-THÙY TRANG |

Với không gian rộng lớn, thiên nhiên hoang sơ, sông nước mênh mông, rừng dừa Bảy mẫu ở Cẩm Thanh, TP Hội An được ví như miền Tây giữa lòng xứ Quảng. Du khách sẽ ngỡ ngàng và có cảm giác như đang ở miền sông nước Cửu Long.

Bỏ lỡ cơ hội làm du lịch giữa Trường Sơn

Thanh Hải |

Mưa như trút nước ở dốc bên này, nhưng nắng vàng ươm ở vạt rừng bên kia, đó là nét kỳ thú khi đi giữa đường Hồ Chí Minh trên rừng Trường Sơn.

Gặp người gìn giữ thanh âm của đại ngàn Tây Nguyên

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

Với niềm đam mê và khả năng làm nhạc cụ dân tộc thiên phú, Rơ Chăm Tih được biết đến như một người gìn giữ những thanh âm của đại ngàn Tây Nguyên. 

Lạc vào "Cõi phật" ở Huyền Không Sơn Thượng, TT-Huế

Bảo Trung |

"Tôi như lạc trong một khoảng không gian kỳ lạ mà từ trước đến nay bản thân chưa hề trải nghiệm được. Có chút bồi hồi, bâng khuâng và nhất là được thoát ly được khỏi cuộc sống nơi trần tục..." đó là cảm giác của chị Như Nguyệt, du khách từ TP.HCM, khi đến thưởng ngoạn chốn "Tiên cảnh" mang tên Huyền Không Sơn Thượng, TX Hương Trà, TT-Huế..

Cù Lao Chàm rực rỡ trong mùa hoa ngô đồng

NGUYỄN VÂN |

Kéo dài khoảng 5km trên con đường uốn cong nối thôn Bãi Làng với thôn Bãi Hương, cây ngô đồng trên đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) mùa trổ hoa đẹp như bức tranh thủy mặc.

Độc đáo sản phẩm tôm hùm bằng tre

ĐÌNH PHÙNG |

Với bàn tay khéo léo và niềm đam mê của mình, cụ Nguyễn Minh Châu (89 tuổi, ở đường Ngô Gia Tự, phường Bình Định, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) đã tạo ra sản phẩm tôm hùm làm bằng tre độc đáo, tinh xảo.

Đỉnh Quế - Nơi mặt trời mọc hay lặn đều chui lên từ mây ngàn

Thanh Hải |

Đỉnh Quế là một đoạn đường dài trên đỉnh đèo cao, ngăn cách khu vực phía đông và tây của huyện Tây Giang, Quảng Nam. Từ đây, có thể thoả mãn tầm mắt giữa trùng điệp rừng núi tứ phía trên đỉnh Trường Sơn. Nơi ngắm mặt trời mọc hay lặn đều cũng thấy chui lên từ mây ngàn. Khí hậu quanh năm ôn hòa.

Hội An lọt top 16 điểm đến thư giãn tốt nhất thế giới do CNN bình chọn

Theo CNN |

CNN viết, không có gì ngạc nhiên khi phố cổ Hội An của Việt Nam là điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Khi hoàng hôn buông xuống trên dòng sông Hoài, thật khó để tìm thấy nơi nào khác trên đất nước tuyệt vời này mang nét đẹp yên bình hơn Hội An.

Có một miền Tây ở Hội An

HOÀNG VINH-THÙY TRANG |

Với không gian rộng lớn, thiên nhiên hoang sơ, sông nước mênh mông, rừng dừa Bảy mẫu ở Cẩm Thanh, TP Hội An được ví như miền Tây giữa lòng xứ Quảng. Du khách sẽ ngỡ ngàng và có cảm giác như đang ở miền sông nước Cửu Long.

Bỏ lỡ cơ hội làm du lịch giữa Trường Sơn

Thanh Hải |

Mưa như trút nước ở dốc bên này, nhưng nắng vàng ươm ở vạt rừng bên kia, đó là nét kỳ thú khi đi giữa đường Hồ Chí Minh trên rừng Trường Sơn.

Gặp người gìn giữ thanh âm của đại ngàn Tây Nguyên

Nguyễn Hà - Phạm Dung |

Với niềm đam mê và khả năng làm nhạc cụ dân tộc thiên phú, Rơ Chăm Tih được biết đến như một người gìn giữ những thanh âm của đại ngàn Tây Nguyên. 

Lạc vào "Cõi phật" ở Huyền Không Sơn Thượng, TT-Huế

Bảo Trung |

"Tôi như lạc trong một khoảng không gian kỳ lạ mà từ trước đến nay bản thân chưa hề trải nghiệm được. Có chút bồi hồi, bâng khuâng và nhất là được thoát ly được khỏi cuộc sống nơi trần tục..." đó là cảm giác của chị Như Nguyệt, du khách từ TP.HCM, khi đến thưởng ngoạn chốn "Tiên cảnh" mang tên Huyền Không Sơn Thượng, TX Hương Trà, TT-Huế..