Học sinh Đà Nẵng trải nghiệm công nghệ cảm biến MESH

THUỲ TRANG |

Ngày 16.11, gần 30 học sinh đến từ trường THCS Lý Thường Kiệt (quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã có buổi ngoại khóa đầy sáng tạo trong chương trình tìm hiểu Khoa học với chủ đề công nghệ cảm biến MESH. Các em học sinh cũng đã được thực hành, thiết lập chương trình trên nền công nghệ mới này.

MESH là từ viết tắt của Make – Experience – Share với ý nghĩa khuyến khích các em làm được một ứng dụng cụ thể từ các khối cảm biến, trải nghiệm ứng dụng mình tạo ra và chia sẻ với các bạn.

 

Chính vì không giới hạn ở một sản phẩm nhất định, công nghệ MESH giúp các em học sinh thỏa sức tìm tòi, khám phá, phát huy sáng tạo để tự làm ra những sản phẩm theo sở thích của mình.

 

Ông Tsuda Yasuhiro, đại diện đơn vị tổ chức cho biết: “Cảm biến MESH là bộ công cụ dễ sử dụng và mang lại nhiều thú vị khi được kết hợp với những vật dụng trong đời sống. Vì vậy, chúng tôi muốn mang đến cơ hội trải nghiệm những điều thú vị này đến với các em học sinh, để các em thỏa sức sáng tạo và hiện thực hóa ý tưởng của mình”.

 
Các em học sinh trình bày phần lập trình của mình tại buổi ngoại khoá

Không giống với lập trình thông thường yêu cầu người dùng cần phải biết ngôn ngữ lập trình, MESH có thể được thực hiện chỉ bằng cách chạm và kéo các lệnh trực quan trên ứng dụng có sẵn, thông qua kết nối bluetooth.

Vì vậy, các em học sinh có thể tự mình thiết lập các chuỗi tự động hóa theo ý tưởng của mình như nhắc học bài, uống thuốc hay tưới cây đúng giờ bằng cách dùng cảm biến LED, khi được lập trình, đèn sẽ sáng lên nếu tập vở, hộp thuốc không được mở theo lịch trình hay cây chưa được tưới nước.

 
Việc tiếp cận với công nghệ giúp các em học sinh sáng tạo hơn

Tại buổi ngoại khoá, các em học sinh cũng đã thực hiện lập trình cảm biến ánh sáng, âm nhạc, tắt – mở các hệ thống đơn giản,...

Em Nguyễn Huy – một học sinh tại đây chia sẻ: “Khác với những bài giảng sách vở, việc tiếp cận với các công nghệ tiên tiến giúp mang đến cho chúng em những khái niệm đầu tiên về cảm biến, về tự động hóa, đồng thời rèn luyện cho các em nhiều kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, suy nghĩ logic và giải quyết vấn đề...”.

Được biết, chương trình tìm hiểu khoa học trên đã được tổ chức tại nhiều nơi trên cả nước trong  8 năm qua, mang đến cơ hội tiếp cận khoa học và công nghệ cho hơn 2,000 học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng, qua  đó khuyến khích các em sáng tạo và từng bước làm quen với công nghệ.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Quỹ học bổng Evason Ana Mandara: Trao 161 suất học bổng cho học sinh

P.L |

Ngày 8.11, tại TP Nha Trang, Quỹ học bổng Evason Ana Mandara tổ chức trao học bổng cho các em học sinh Khánh Hòa có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích cao trong năm học vừa qua.

Mùa nước cạn ở "ngọn thác đẹp nhất trời Nam"

Phạm Ly |

Pongour đang bước vào mùa nước trong, phía chân thác trơ đá, dòng chảy hiền hòa. Dưới vòm trời quang mây những tháng cuối năm, “mái tóc của nàng Kanai” tung bọt trắng, ồn ã dội vào vách đã biến đây thành nơi đổi gió khác lạ khi lữ khách đã quá quen với “nét hoa” của Đà Lạt.

Điện Voi Ré - nơi suy tôn lòng dũng cảm của loài voi

THÚY TRINH |

Nằm cách trung tâm TP. Huế khoảng 5 km về phía Tây Nam, trên địa phận thôn Trường Đá (phường Thủy Biều), điện Voi Ré là chứng tích một thời của đội Kinh tượng nhà Nguyễn, vừa là một di tích độc đáo thuộc Quần thể Di tích cố đô Huế.

Xúc động bộ ảnh chụp bố mẹ trên rẫy cà phê của chàng trai tuổi 18

Hữu Long |

Lưu Xuân Đức - chàng trai 18 tuổi quê ở Kon Tum vừa chia sẻ bộ ảnh chụp về bố mẹ của mình trong vườn cà phê. Hình ảnh đôi vợ chồng trung niên với nụ cười hiền hậu, bình dị đã gây ấn tượng lớn đối với nhiều người.