Bảo tồn thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế như thế nào?

Hoàng Văn Minh |

Sau khi được vinh danh là Di sản ký ức thế giới, vấn đề đặt ra là hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế sẽ được gìn giữ, bảo tồn như thế nào?

Bởi Huế nằm trong khu vực khí hậu nhiệt ẩm, mưa nhiều, nắng gắt, bão lụt thường xuyên xảy ra, số lượng tư liệu vô cùng lớn, lại lưu giữ trực tiếp trên di tích kiến trúc, nên hoạt động bảo tồn không hề đơn giản, rất khác so với việc bảo tồn di sản tư liệu trong bảo tàng, thư viện

Như tin đã đưa, hệ thống thơ văn với toàn bộ chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế vốn được tuyển chọn từ trước tác của các vị hoàng đế, thân vương, quan lại triều Nguyễn được chạm khắc, khảm cẩn, tráng men hay đắp nổi trên các công trình kiến trúc cung đình tại Kinh đô Huế trong giai đoạn 1802-1945.

Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đang có nguy cơ hư hại vì Huế nằm trong khu vực khí hậu nhiệt ẩm, mưa nhiều, nắng gắt, bão lụt thường xuyên xảy ra. Ảnh: T.L
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đang có nguy cơ hư hại vì Huế nằm trong khu vực khí hậu nhiệt ẩm, mưa nhiều, nắng gắt, bão lụt thường xuyên xảy ra. Ảnh: T.L

Hệ thống này bao gồm hàng ngàn bài thơ, bài văn, câu đối được thể hiện trực tiếp bằng nhiều loại hình chất liệu khác nhau (gỗ, xà cừ, pháp lam, sành sứ...) trên công trình kiến trúc như một cách thức trang trí đặc biệt, riêng chỉ có tại Huế.

Trải qua thời gian, sự tàn phá của chiến tranh, các thảm họa thiên nhiên và con người, Cố đô Huế vẫn còn bảo tồn được một số lượng rất lớn hệ thống thơ văn độc đáo này.

Theo thống kê, hiện nay trên kiến trúc cung đình Huế hiện còn 2.967 ô thơ văn chạm khắc, sơn thếp, cẩn xà cừ trên gỗ; 146 ô thơ văn viết tráng men thành pháp lam; 78 đơn vị ô hộc, câu đối, bài văn đắp ngõa sành sứ. Đó thật sự là một bảo tàng sống động về văn chương thời Nguyễn.

Theo GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia thì loại hình di sản này cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ do Huế nằm trong khu vực khí hậu nhiệt ẩm, mưa nhiều, nắng gắt, bão lụt thường xuyên xảy ra, số lượng tư liệu vô cùng lớn, lại lưu giữ trực tiếp trên di tích kiến trúc, nên hoạt động bảo tồn không hề đơn giản, rất khác so với việc bảo tồn di sản tư liệu trong bảo tàng, thư viện.

 
Trung tâm BTDTCĐ Huế thường xuyên triển lãm thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế để giới thiệu rộng rãi di sản này đến với công chúng. Ảnh: T.L

Điều đặc biệt đối với việc bảo tồn loại hình di sản đặc thù này là: bên cạnh việc thường xuyên tiến hành các hoạt động bảo quản bằng phương pháp truyền thống và hiện đại, phải xây dựng và triển khai các dự án bảo tồn tổng thể cả công trình kiến trúc, bởi vì nó gắn liền với công trình kiến trúc.

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thì di sản tư liệu hệ thống di sản thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế như đã nêu có giá trị rất độc đáo và không thể thay thế. Nếu một số thứ bị mất, hỏng thì di sản văn hóa nhân loại sẽ bị khuyết đi không phải chỉ là một di sản tư liệu mà còn là một thể loại di sản độc đáo, riêng có ở Huế - Việt Nam. Sẽ làm nghèo đi về di sản và loại hình di sản trong kho tàng di sản của loài người.

Bởi vậy ngay sau khi thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được công nhận là Di sản tư liệu thế giới thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm đã nỗ lực đổi mới và mở rộng các hình thức quảng bá, tuyên truyền nhằm giới thiệu đến với công chúng trong nước và ngoài nước tiếp cận, hiểu được giá trị nội dung, ý nghĩa của nguồn tài liệu thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử, văn hóa, phong tục…

Đối với công tác trùng tu công trình di tích, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch và định hướng bảo quản an toàn thơ văn trên các liên ba, đố bản bờ nóc, hạn chế sự hư hỏng của tài liệu nhằm gìn giữ nguồn tư liệu được bền lâu và nguyên vẹn.

Bên cạnh đó, tập trung khảo sát đánh giá hiện trạng thơ văn chạm khắc, khảm, cẩn, tráng men… trên cấu kiện gỗ, bê tông, pháp lam; tiếp tục nghiên cứu phục hồi kỹ thuật pháp lam truyền thống, kỹ thuật chạm, khảm để phục hồi các bài thơ, các chữ đã mất trên các liên ba, các ô cổ diềm của các di tích.

Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học nhằm tập hợp các ý kiến của các nhà quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu văn hóa Hán Nôm liên quan đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế; đẩy mạnh công tác triển khai áp dụng công nghệ số để bảo tồn di sản thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế…

Triển lãm “Thơ trên kiến trúc cung đình Huế qua nghệ thuật Trúc Chỉ” . Ảnh: H.V.M
Triển lãm “Thơ trên kiến trúc cung đình Huế qua nghệ thuật Trúc Chỉ” . Ảnh: H.V.M

Cụ thể, Trung tâm đã cho dựng phim, phóng sự giới thiệu, quảng bá về thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế trên truyền hình; trưng bày, triển lãm thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế; biên soạn, xuất bản ấn phẩm; giới thiệu tài liệu ở các lễ hội, các cuộc hội nghị, hội thảo liên quan đến văn hóa Nguyễn với cộng đồng; hội thảo, triển lãm liên kết các di sản tư liệu (Mộc bản, Châu bản, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế) liên quan đến triều Nguyễn để có cái nhìn tổng thể về nguồn tư liệu quý giá này…

"Ký ức của thế giới" là ký ức của toàn thể những di sản tư liệu của toàn nhân loại về các lĩnh vực: chính trị, lịch sử, văn hóa... thể hiện sự phát triển của tư tưởng cũng như thành tựu của xã hội loài người.

Đây là di sản của quá khứ đối với cộng đồng thế giới hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, năm 1992, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khởi xướng Chương trình Ký ức thế giới (tiếng Anh là: Memory of the World - viết tắt là MOW).

Mục đích của Chương trình MOW là thông qua danh mục Di sản tư liệu thế giới nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng trong việc gìn giữ các sưu tập tài liệu quý, hiếm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn và tiếp cận chúng.

Cụ thể: Ghi nhận những di sản tài liệu có giá trị quốc tế, khu vực và quốc gia; Bảo quản các bộ sưu tập tài liệu có nguy cơ bị hủy hoại do thời gian, do chiến tranh và những biến động xã hội khác; Tổ chức lại các bộ sưu tập đang bị phân tán và tổ chức phục vụ nghiên cứu các tư liệu này; Nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của công tác bảo tồn những di sản tư liệu quý, hiếm…

Tính đến nay, Việt Nam đã sở hữu 4 di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, trong đó có hai di sản tư liệu thế giới và hai di sản tư liệu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương gồm: “Tài liệu Mộc bản triều Nguyễn” năm 2009; “Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám” năm 2010; “Mộc bản Kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm” năm 2012 và “Châu bản triều Nguyễn” năm 2014.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Nét tương đồng giữa những đồi chè Mộc Châu và Trung Mang

Thanh Hải |

Cách Hà Nội đến 200km, nhưng cao nguyên Mộc Châu luôn đông nghẹt du khách từ thủ đô đổ về. Sức hút mãnh liệt của vùng thảo nguyên đầy cỏ hoa, không khí mát lành còn có những đồi chè xanh bát ngát.

Về một thung lũng Đường Hoa không có… hoa

Từ Ân |

Đôi khi người ta hay vương vấn về một cái tên. Ví như ơ xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh có một địa danh nghe rất thơ và gợi là “thung lũng Đường Hoa” cứ làm tôi nhớ mãi. 

Cây đa con nai trên bán đảo Sơn Trà

HOÀNG VINH |

Nằm khuất sâu trong một cánh rừng trên bán đảo Sơn Trà, cây đa con nai là một trong những điểm đến khá thú vị với những du khách thích mạo hiểm khi lên bán đảo.

Mai một nghề chiếu Cẩm Nê

XUÂN HẬU |

Làng Cẩm Nê (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nổi tiếng với nghề dệt chiếu truyền thống từ bao đời. Vậy mà, đến nay, làng chiếu Cẩm Nê chỉ còn duy nhất cụ bà Phan Thị Đào (81 tuổi, làng Cẩm Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) còn làm nghề.

Có một Himalayas giữa lòng Sài Gòn: Những câu chuyện “gieo duyên”

Hoàng Văn Minh |

Om Himalayas giữa lòng Sài Gòn không đơn thuần là một không gian văn hóa Tạng mà còn là những câu chuyện của sự gieo duyên. Và đây chính là điều tạo khác biệt giữa Om Himalayas và những không gian văn hóa Tạng khác ở Việt Nam.

Trao tặng 250 triệu đồng cho bệnh nhân ung thư Đà Nẵng

T. TRANG |

Trong tháng 9 vừa qua, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã tổ chức trao tặng 200 suất quà cho 200 bệnh nhân mắc bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

Vườn Trăng trong tâm tưởng

Hoàng Văn Minh |

“Chào mừng trở về với Vườn Trăng. Bạn vừa giao dịch xong một đơn hàng hạnh phúc, kèm rất nhiều nụ cười và niềm vui” -  tôi luôn nghĩ vậy  bằng lời của họa sĩ Jacqueline Chen, tác giả của bộ 13 bức vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu với thông điệp: Thái độ của mỗi chúng ta quyết định chúng ta có được hạnh phúc hay không - mỗi khi cầm trên tay cái vé tàu xe đi từ đâu đó bất kỳ quay về Huế.

4 biển vàng Tây Bắc mùa tháng 9 gây thương nhớ

T. A |

Tháng 9, tháng 10 vùng núi Tây Bắc chuyển mình sang thu, khung cảnh nơi đây như khoát lên mình tấm áo choàng óng ả đẹp như tranh vẻ khiến ai cũng thấy nao lòng khi một lần đặt chân đến. Với 4 điểm du lịch mùa lúa vàng Tây Bắc, du khách khó lòng bỏ qua trong mùa thu này.