Khám phá ngôi làng cổ 400 tuổi bên dòng Ô Lâu

PHÚC ĐẠT |

Nếu có sở thích với những nơi bình yên cùng những công trình cổ kính, bạn hãy thử một lần đặt chân đến với Hội Kỳ. Ngôi làng này hiện còn lưu giữ nhiều mái nhà cổ trăm năm nằm nép mình bên dòng sông Ô Lâu huyền thoại khiến bao du khách phải trầm trồ.

Làng Hội Kỳ nép mình bên dòng Ô Lâu (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Theo lịch sử, ngôi làng đã được thành lập cách đây hơn 400 năm. Qua thời gian, đến nay làng vẫn còn giữ được nhiều căn nhà rường cổ với nét kiến trúc độc đáo, được xem là “báu vật” của làng.

 
Làng Hội Kỳ một bên dòng sông Ô Lâu nổi tiếng với những ngôi nhà rường cổ với nét kiến trúc độc đáo.

Theo thống kê, làng Hội Kỳ hiện có hơn 20 ngôi nhà trên 100 năm tuổi và 6 ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm. Đây là những căn nhà có từ thời làng mới đặt chân đến khai canh, lập ấp. Những ngôi nhà cổ tại Hội Kỳ đều là nhà rường với kiến trúc cầu kỳ, độc đáo được chế tác, xây dựng qua bàn tay khéo léo của những người thợ mộc xưa.

Không gian bên ngoài một ngôi nhà rường tại Hội Kỳ.
Không gian bên ngoài một ngôi nhà rường tại Hội Kỳ.
Không gian bên ngoài một ngôi nhà rường tại Hội Kỳ.

Người dân trong làng cho hay, nhà cổ tại Hội Kỳ chủ yếu được làm bằng gỗ mít. Trước đây, tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện của mỗi gia đình mà nhà được thiết kế khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là kiểu 2 gian 3 chái hoặc 1 gian 2 chái.

Thông thường, gian giữa được gia chủ bố trí đặt làm bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên. Hai gian hai bên dùng để tiếp khách và không gian sinh hoạt. Các chái là nơi ở được sắp xếp theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu”.

Nhà cổ phổ biến nhất ở Hội Kỳ vẫn là kiểu 2 gian 3 chái hoặc 1 gian 2 chái.
Nhà cổ phổ biến nhất ở Hội Kỳ vẫn là kiểu 2 gian 3 chái hoặc 1 gian 2 chái.
Nhà cổ phổ biến nhất ở Hội Kỳ vẫn là kiểu 2 gian 3 chái hoặc 1 gian 2 chái.

Nhìn chung các nhà rường cổ tại Hội Kỳ đều khá thấp nhưng mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát. Có thể chống được bão. Nhưng có lẽ điều làm nên sự độc đáo của những ngôi nhà chính này là hệ thống vì kèo với hoa văn rồng phượng được chạm trổ hết sức tinh xảo, bắt mắt.

Gian giữa được gia chủ bố trí đặt làm bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên.
Gian giữa được gia chủ bố trí đặt làm bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên.

Nhiều du khách cảm thấy thích thú khi được đăt chân đến đây là có thể khám phá được những nét tinh hoa kiến trúc có thể ẩn hiện ở bất kể vị trí nào trong những căn nhà. Nhiều chi tiết dù đơn lẻ, nhưng khi nằm trong tổng thể kiến trúc không hề “chõi” nhau mà hết sức tinh tế, hài hòa.

Một số vật dụng trong nhà.
Một số vật dụng trong nhà.
Một số vật dụng trong nhà.

Nội thất trong nhà cũng được chủ nhân bố trí khéo léo, hài hòa với các bức hoành phi, câu liễn, câu đối… Một số gia đình hiện tại còn lưu giữ được nhiều vật dụng cũ, làm cho không gian căn nhà thêm phần hoài cổ, mộc mạc, đậm chất xưa cũ.

Điều làm nên sự độc đáo của những ngôi nhà chính này là hệ thống vì kèo với hoa văn rồng phượng được chạm trổ hết sức tinh xảo, bắt mắt.
Điều làm nên sự độc đáo của những ngôi nhà chính này là hệ thống vì kèo với hoa văn rồng phượng được chạm trổ hết sức tinh xảo, bắt mắt.
Điều làm nên sự độc đáo của những ngôi nhà chính này là hệ thống vì kèo với hoa văn rồng phượng được chạm trổ hết sức tinh xảo, bắt mắt.
Điều làm nên sự độc đáo của những ngôi nhà chính này là hệ thống vì kèo với hoa văn rồng phượng được chạm trổ hết sức tinh xảo, bắt mắt.

Không gian bên ngoài của những căn nhà cổ cũng hài hòa với thiên nhiên, gần gũi, chân quê với những loại cây ăn trái sai trĩu quả. Nằm sát bên con sông Ô Lâu nên không khí ở làng Hội Kỳ quanh năm mát mẻ, trong lành.

Xét về mặt văn hóa và kiến trúc, những ngôi nhà cổ ở làng Hội Kỳ là nơi còn lưu giữ nhiều giá trị đặc trưng của làng quê Việt Nam. Nơi đây còn là biểu tượng cho sự tài hoa trong việc xây dựng kiến trúc của thế hệ đi trước.

Không gian bên ngoài của những căn nhà cổ cũng hài hòa với thiên nhiên, gần gũi, chân quê với những loại cây ăn trái sai trĩu quả.
Không gian bên ngoài của những căn nhà cổ cũng hài hòa với thiên nhiên, gần gũi, chân quê với những loại cây ăn trái sai trĩu quả.

Được biết, dù được xem là ngôi làng có nhiều nhà cổ nhất tỉnh Quảng Trị nhưng con số nhà cổ tại Hội Kỳ hiện nay là khá khiêm tốn. Trước năm 1975, làng có hơn 100 ngôi rường cổ nhưng vì điều kiện trùng tu khó khăn nên một số đã bị hư hỏng, phần khác đã bị chủ nhân bán đi xây dựng nhà mới theo lối kiến trúc hiện đại.

Trước sự "bốc hơi" dần những mái nhà cổ, nhiều năm qua người dân Hội Kỳ đang cố gắng tìm cách để bảo tồn và phát huy những gì còn lại. Một trong những phương án đang được tính đến đó là nghiên cứu đưa nhà cổ trở thành sản phẩm du lịch, là điểm đến để phục vụ du khách.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Khám phá Hổ Quyền – “Đấu trường Colosseum của Việt Nam”

PHÚC ĐẠT |

Tuy về quy mô, Hổ Quyền không thể sánh bằng đấu trường nổi tiếng Colosseum của Italia nhưng đây được xem là công trình có kiến trúc độc đáo không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới.

Những chuyến tàu thiêng liêng nối đất liền với Trường Sa ruột thịt

Hữu Long |

Đêm về khuya, đèn báo cháy trong cabin tàu Kiểm ngư 491 (KN 491) réo vang, nháy liên hồi. Thuyền trưởng Nguyễn Thanh Hải vội vã thông báo các thuyền viên trên tàu tỏa đi kiểm tra. Cách mũi tàu không xa, hàng trăm thành viên đoàn công tác từ đất liền ra vẫn chìm trong giấc ngủ để ngày mai bắt đầu chuyến hành trình đặt chân lên các đảo ở Trường Sa...

Đến làng biển Cảnh Dương xem ngư dân làm du lịch

PHÚC ĐẠT |

Nằm sát biển dưới chân Đèo Ngang về phía Nam, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch tuy chỉ có diện tích gần 1,5km2 nhưng được biết là làng chài sầm uất bậc nhất không chỉ ở tỉnh Quảng Bình mà cả miền Trung. Cùng với cảnh quan thiên nhiên trù phú, làng Cảnh Dương còn có các giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng độc đáo để kết hợp phát triển du lịch.

Ghé thăm những nơi lưu dấu thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế

PHÚC ĐẠT |

Mảnh đất Kinh kỳ chính là nơi đã góp phần nuôi dưỡng, hun đúc và bước đầu hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để từ đó Người quyết định ra nước ngoài tìm đường cứu dân, cứu nước. Khoảng thời gian 10 năm sống  ở mảnh đất Kinh kỳ chính là gốc rễ của một tâm hồn, một nhân cách, một tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sau này. Hiện nay, ở Huế có hơn 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ hoặc có liên quan trực tiếp đến gia đình Người không thể không nhắc đến.