Ký sự 10 ngày ở Myanmar

Kỳ 3: Bagan- Cánh đồng vô nhiễm

Trung Hiếu |

Bagan nằm ở miền Trung Myanmar, vốn là kinh đô của Myanmar trong những năm thế kỷ XII-XIV. Suốt thời gian này các triều đại đã cho xây trên cánh đồng tháp Bagan đến hơn 10 ngàn kiến trúc tôn giáo. Và đến nay qua bao cuộc bể dâu, nhiều ngôi tháp đã bị đổ sập hoặc lụi tàn, nhưng cánh đồng tháp vẫn lưu giữ một không gian tâm linh, mà những Phật tử nên đến chiêm bái một lần trong đời.

Tháng 7 vừa qua, Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa thế giới (UNESCO) đã công nhận đây là Di sản văn hóa nhân loại.

Từ Yangoon, chúng tôi chọn đi bằng đường bộ đến cố đô Bagan bằng xe bus của hãng JJ Express. Không có loại giường nằm, nhưng ghế có thể ngã ra, có gác chân để biến thành chỗ ngủ êm ái cho du khách qua đêm. Một tấm chăn mỏng từ nhà xe, sẽ không đủ ấm, nếu không thêm cho mình một chiếc áo khoác bên ngoài.

Qua messenger của mạng xã hội, du khách khắp thế giới có thể đặt vé xe bus di chuyển, tất cả các hành trình trên đất nước Myanmar (ảnh P.V)
Qua messenger của mạng xã hội, du khách khắp thế giới có thể đặt vé xe bus di chuyển, tất cả các hành trình trên đất nước Myanmar (ảnh P.V)

Trong khi Yangoon vẫn nắng nóng, thì vùng miền Trung Myanmar đã bắt đầu đón những cơn gió lạnh nhẹ. Phần lớn khách du lịch tự tổ chức đều chọn đến Bagan bằng xe qua đêm. Phương tiện này vừa rẻ, đỡ hồi hộp hơn trên những chiếc máy bay nội địa cũ kỹ, lại vừa đỡ tốn tiền khách sạn… Phương tiện vận chuyển liên tỉnh của JJ Express đều mới, vững chải với dàn xe 10 bánh, di chuyển trên đoạn đường 600km mất khoảng 10 tiếng đồng hồ.

Khách sạn thì chúng tôi đã đặt trước qua Agoda một phòng rộng cho 5 người và 1 phòng nhỏ cho cô gái đi cùng. Đến Bagan gần 5 giờ sáng, xe tuk tuk đưa chúng tôi về chỗ nghỉ. Trên đường đi, tài xế ghé vào một trạm kiểm soát cho du khách mua vé vào Old Bagan với giá tương đương 20 USD.

Với hơn hai ngàn ngôi tháp đa dạng kiến trúc, Bagan được ví không kém Angkor Wat, Borobudue... (Ảnh Trung Hiếu)
Với hơn hai ngàn ngôi tháp đa dạng kiến trúc, Bagan được ví không kém Angkor Wat, Borobudue... (Ảnh Trung Hiếu)

Phần lớn nhà nghỉ khách sạn ở Bagan (và Mandalay cũng vậy) đều nhỏ nhắn, nhưng xinh đẹp. Thú vị nhất, phía trước luôn có một sảnh nhỏ, có bình nước chè, để du khách tụ tập tán gẫu, trao đổi thông tin sau những cuộc hành trình.

Với hơn 2 ngàn ngôi tháp còn lại hiện nay, giới nghiên cứu thế giới ví quy mô và nghệ thuật kiến trúc cánh đồng tháp Bagan sánh ngang với đền Angkor Wat của Campuchia và đền Borobodur ở miền Trung Indonesia. Lớn nhất tại đây là ngôi chùa vàng Shwezigon.

Trên đỉnh tháp Shwezigon - Từ tháng 7.2019 sau khi UNESCO công nhận Bagan là Di sản văn hóa thế giới, hành vi này sẽ bị cấm tiệt (ảnh P.V)
Trên đỉnh tháp Shwezigon - Từ tháng 7.2019 sau khi UNESCO công nhận Bagan là Di sản văn hóa thế giới, hành vi này sẽ bị cấm tiệt (ảnh P.V)

Đây là ngôi chùa vàng đầu tiên được xây dựng tại Miến Điện và cũng là hình mẫu tiêu biểu cho các ngôi chùa sau này. Cuốn sách hướng dẫn du lịch Bagan viết: “Shwezigon tiêu biểu cho kiến trúc dân tộc bản địa Mon. Từ xa, chùa tạc lên không gian khoáng đạt của thung lũng sự linh thiêng, từ kiến trúc kiên cố; tháp trên cùng hình trụ được thiếp vàng, đặt trên ba tầng tháp vuông...”.

Bên cạnh chùa vàng Shwezigon còn có ngôi đền Ananda “đẹp nhất”; chùa Thatbyinyu “cao nhất” và cuối cùng là chùa Dhamma Yangyi “đồ sộ nhất”. Tuy vậy, tất cả đều không quan trọng bằng ngôi chùa Shwesandaw đồ sộ, nằm giữa cánh đồng tháp. Nó là điểm không thể thiếu trong chuyến du hành vì hầu hết du khách đến Bagan, đều tập trung về đây mỗi chiều để ngắm, chụp ảnh hoàng hôn.

Thành Bagan được trufnh tu gần như mới (ảnh T.H)
Thành Bagan (ảnh T.H)


 Vì lẽ này, hiện Ban quản lý di tích Old Bagan đã có lệnh cấm sự tập trung này. Tuy vậy nếu “khéo”, bạn vẫn có thể lên đến tầng thứ 4 của tháp để ghi vào tâm khảm mình hình ảnh hiếm có, nhuốm ánh đạo vàng của thung lũng Bagan trong ánh tà dương.

Chúng tôi ở lại Bagan trong hai ngày trọn vẹn. Chung quanh cánh đồng tháp là những ngôi làng nhỏ của người Miến (Bamar) hoặc Shan... Trong làng có những quán ăn nhỏ nhắn, xinh xắn, phần lớn dựng bằng tre nứa; chủ quán thì thân thiện và luôn nở nụ cười trên môi.

Quán phục vụ cho du khách các món ăn địa phương như Salad lá trà (laphet), cơm Shan, cơm cà ri Myanmar, các món ăn ở quán trà (htamin, salad gạo…), các món ngọt (gọi chung moun)…Phần lớn thủy sản bán tại đây đều đánh bắt trên con sông lớn gần đó.

Ngọn tháp được trùng tu trả lại nguyên trạng bằng vật liệu mới. Đó là lý do UNESCO treo bằng Di sản Văn hóa thế giới của Bagan trong suốt nhiều năm. (ảnh T.H)
Ngọn tháp được trùng tu trả lại nguyên trạng bằng vật liệu mới. Đó là lý do UNESCO treo bằng Di sản Văn hóa thế giới của Bagan trong suốt nhiều năm. (ảnh T.H)

Những năm 90 của thế kỷ trước, Chính phủ Myanmar đã tập trung trùng tu, trả lại “nguyên trạng” rất nhiều những ngôi chùa bị hư hỏng, xuống cấp. Do cách phục chế các di tích không thực hiện theo quy ước quốc tế, với việc sử dụng những vật liệu hiện đại, hay mở thêm nhiều con đường mới làm ảnh hưởng đến giá trị của di tích, nên UNESCO nhiều lần từ chối công nhận Bagan trở thành Di sản Văn hóa Thế giới.

Mãi cho đến tháng 7 năm nay (2019), UNESCO mới miễn cưỡng công nhận Bagan là Di sản văn hóa thế giới, với sự nhượng bộ tối đa và cam kết khắc phục các sai lầm trước đây của chính phủ Myanmar. Và từ thời điểm này mọi hành vi leo trèo, ngắm cảnh trên các tháp cổ bị ngăn cấm ngặt nghèo. Lệnh cấm này đang gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của du khách... Và chính quyền Bagan đang lo ngại , vì vậy số lượng du khách sẽ sụt giảm mạnh.

Cúng dường chùa chiền, sư sãi là tập quán của người dân Myanmar (ảnh T.H)
Cúng dường chùa chiền, sư sãi là tập quán của người dân Myanmar (ảnh T.H)

Trong kinh điển Phật giáo, hoa sen là biểu tượng của sự vô nhiễm. Và thung lũng với hơn 2 ngàn ngọn tháp ở Bagan cũng được ví như cánh sen vô nhiễm. Sự vô nhiễm này không chỉ thể hiện trên kiến trúc, mà nó ẩn sâu trong văn hóa của người Myanmar, với con số hơn 92% người dân làm việc thiện mỗi ngày, theo công bố mới đây của tổ chức Charities Aid Foundation trong chỉ số làm việc thiện của thế giới (World Giving Index).

Kỳ 4: Hồ Inle và số phận người dân tộc cổ dài

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Kỳ 2: Từ Yangoon đến cánh đồng tháp Bagan

Trung Hiếu |

Myanmar, có sách nói rằng, tên gọi của nó bắt nguồn từ Brahmadesh, trong tiếng Phạn có nghĩa là " Mảnh đất của Brahma”- một vị thần sáng tạo trong Ấn Độ giáo (Hindu). Theo thống kê dân số, Myanmar hiện có khoảng hơn 50 triệu người, trên diện tích gần 700 ngàn km², giáp với Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ 1: Chạm ngõ vùng đất Phật vàng

Trung Hiếu |

Đoàn chúng tôi gồm 6 người, “phượt” Myanmar từ Đà Nẵng. Đây là đất nước xinh đẹp, người dân hiền hòa hiếm có. Dù phát triển du lịch muộn, nhưng Myanmar đang có những bước đi vững chắc, bằng các dịch vụ du lịch tiện ích hơn hẳn so với nhiều nước trong khu vực.

Hãy theo chân nhóm chúng tôi "phượt" một vòng quanh đất nước từ Yangon đi hồ Inle đến cánh đồng tháp Bagan, thẳng tiến Madalay và trở về Golden Rock…

Kỳ 2: Từ Yangoon đến cánh đồng tháp Bagan

Trung Hiếu |

Myanmar, có sách nói rằng, tên gọi của nó bắt nguồn từ Brahmadesh, trong tiếng Phạn có nghĩa là " Mảnh đất của Brahma”- một vị thần sáng tạo trong Ấn Độ giáo (Hindu). Theo thống kê dân số, Myanmar hiện có khoảng hơn 50 triệu người, trên diện tích gần 700 ngàn km², giáp với Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ 1: Chạm ngõ vùng đất Phật vàng

Trung Hiếu |

Đoàn chúng tôi gồm 6 người, “phượt” Myanmar từ Đà Nẵng. Đây là đất nước xinh đẹp, người dân hiền hòa hiếm có. Dù phát triển du lịch muộn, nhưng Myanmar đang có những bước đi vững chắc, bằng các dịch vụ du lịch tiện ích hơn hẳn so với nhiều nước trong khu vực.

Hãy theo chân nhóm chúng tôi "phượt" một vòng quanh đất nước từ Yangon đi hồ Inle đến cánh đồng tháp Bagan, thẳng tiến Madalay và trở về Golden Rock…