Giữ Sapa, bây giờ hoặc không bao giờ

Khánh Vân |

Sapa, Tam Đảo, Bạch Mã, Bà Nà và Đà Lạt vốn có khí hậu ôn hòa, mát lành và khác biệt ở Việt Nam. Chính vì vậy, từ Pháp thuộc, các nơi này đã được người Pháp xây dựng thành các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Châu Âu.


Gần đây, các địa điểm này được các doanh nghiệp trong nước, chính quyền các địa phương tái đầu tư để khai thác du lịch dịch vụ. Tuy vậy, sự "đánh thức" ở nhiều nơi tỏ ra thái quá, dẫn đến mất kiểm soát trong quy hoạch, xây dựng, khiến không ít địa điểm du lịch bị quá tải. Sapa là một trong những nơi như vậy.

Ông Trần Khánh Vân, một du khách ở Đà Nẵng cho biết: Tôi rất thích không khí ở Sapa, nên nhiều lần đặt chân tới. Nhưng lần gần nhất, nhiều người cùng đi đã thống nhất quan điểm: “Chưa đi chưa biết Sapa, đi rồi mới thấy ở nhà hay hơn”.

Ông Vân nói, sự quá tải lượng du khách, xuống cấp về dịch vụ hoặc phá vỡ quy hoạch của Sapa thì báo chí, các diễn đàn trên mạng xã hội đã nói kỹ, nhiều rồi, nhưng với con mắt của khách du lịch thì ông Vân đã chỉ ra các điều cần làm ngay để giữ Sapa. ViVu247 xin giới thiệu ý kiến của ông Vân.

1. Lập lại trật tự giao thông. Không mở rộng thêm đoạn cửa ngõ mà xây dựng một hoặc nhiều bãi để xe sau ngã ba đường tránh Sapa. Cần cấm tất cả các phương tiện cá nhân và xe khách vào khu trung tâm. Với xe của người địa phương và xe phục vụ công cộng thì gắn chip và cũng cấp số lượng trong giới hạn phù hợp. Dùng xe trung chuyển đưa khách vào.

Làm được điều này, lập tức Sapa trở nên thanh bình như trên dưới 15 năm trước.

Thực trạng tắc đường thường xuyên từ TP.Lào Cai lên Sapa chủ yếu là do các lái xe đi trái luật, vô ý thức, thậm chí chen vào phần đường ngược chiều. Tại hai đầu và các ngã ba cần đặt camera phạt nguội và các biển cảnh báo “có camera phạt nguội”... Quan trọng là cảnh sát giao thông phải phạt thật nặng.

2. Về quy hoạch, không nên cấp phép xây dựng thêm ở khu lõi trong 5 đến 10 năm tới để chỉnh trang. Sự lô nhô, chen chúc, xây chồng lên nhau với mật độ quá dày như hiện nay khiến mật độ cư trú quá lớn, tập trung trong một khu vực hẹp, trong khi hạ tầng chưa đồng bộ, tạo ra không gian ngột ngạt cho cả du khách lẫn người bản địa.

3. Riêng về dịch vụ du lịch, cần có biện pháp đào tạo hoặc bắt buộc có chứng chỉ ngắn hạn về kỹ năng phục vụ cho mọi nhân viên khác sạn, nhà hàng, các điểm phục vụ khách du lịch. Ngoài những điểm đến có thương hiệu, nhiều cơ sở dịch vụ dân doanh tại Sapa rất kém từ hình thức, thái độ phục vụ, ứng xử với du khách.

Một phần vì quá tải, song thái độ gằng giọng, bất cần với khách… như hiện nay tạo ấn tượng xấu, khó quên. Đừng nghĩ khách đến đông là đông mãi.

Chính quyền, ngành du lịch cần nghiên cứu cách quản lý để hạn chế chặt chém du khách, công bố đường dây nóng, làm các app hỗ trợ, cho khách chấm điểm (sao) các dịch vụ du lịch. Thậm chí dùng dữ liệu này làm cơ sở xử lý.

Khánh Vân
TIN LIÊN QUAN

Kích cầu du lịch: Không nên "ăn gian" bằng việc hạn chế dịch vụ

Hoàng Văn Minh |

Các chương trình kích cầu du lịch sau dịch COVID-19 ở miền Trung đã và đang phát huy hiệu quả bằng việc lượng khách nội địa tăng đột biến. Tuy nhiên, đó đây đã xuất hiện sự phàn nàn, rằng một số cơ sở lưu trú đang "ăn gian" du khách bằng cách giảm giá phòng nhưng lại hạn chế sử dụng các dịch vụ khác.

Đề xuất mở "phố đèn đỏ" tại Đà Nẵng

Thanh Hải |

Tại tọa đàm "kích cầu du lịch Đà Nẵng- vai trò của sản phẩm, dịch vụ giải trí về đêm" vừa được Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng phối hợp với Hãng hàng không Vietnam Airlines và Cty CP Tập đoàn Sun World tổ chức mới đây (10.7), Phó Tổng giám đốc Cty CP Du lịch Việt Nam (VITOURS), ông Lê Tấn Thanh Tùng đã có đề xuất như vậy.

Bầu trời sẽ bận rộn khi kinh tế đêm phát triển

Trà Bang |

Dù nền kinh tế thế giới đang suy thoái vì dịch bệnh Covid-19, song các đường bay nội địa trong nước dần bận rộn trởi lại. Phần lớn là nhờ kích cầu, phát triển các tour du lịch nội địa. Nếu các địa phương phát triển kinh tế ban đêm, thêm nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch ban đêm, chắc chắn các đường bay nội địa sẽ tăng chuyến trong thời gian đến...

Du lịch Đà Nẵng, chưa xong bữa hôm vẫn phải lo cho bữa mai

Hoàng Văn Minh |

"Nếu không nhanh chóng tạo ra hình ảnh mới cho điểm đến Đà Nẵng thì những thị trường nhạy cảm như Hàn Quốc họ sẽ thay đổi điểm đến". Đó là lời cảnh báo của ông Nguyễn Đức Quỳnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Phó Chủ tịch thường trực Hội khách sạn Đà Nẵng.

Kích cầu du lịch: Không nên "ăn gian" bằng việc hạn chế dịch vụ

Hoàng Văn Minh |

Các chương trình kích cầu du lịch sau dịch COVID-19 ở miền Trung đã và đang phát huy hiệu quả bằng việc lượng khách nội địa tăng đột biến. Tuy nhiên, đó đây đã xuất hiện sự phàn nàn, rằng một số cơ sở lưu trú đang "ăn gian" du khách bằng cách giảm giá phòng nhưng lại hạn chế sử dụng các dịch vụ khác.

Đề xuất mở "phố đèn đỏ" tại Đà Nẵng

Thanh Hải |

Tại tọa đàm "kích cầu du lịch Đà Nẵng- vai trò của sản phẩm, dịch vụ giải trí về đêm" vừa được Hiệp hội Du lịch TP.Đà Nẵng phối hợp với Hãng hàng không Vietnam Airlines và Cty CP Tập đoàn Sun World tổ chức mới đây (10.7), Phó Tổng giám đốc Cty CP Du lịch Việt Nam (VITOURS), ông Lê Tấn Thanh Tùng đã có đề xuất như vậy.

Bầu trời sẽ bận rộn khi kinh tế đêm phát triển

Trà Bang |

Dù nền kinh tế thế giới đang suy thoái vì dịch bệnh Covid-19, song các đường bay nội địa trong nước dần bận rộn trởi lại. Phần lớn là nhờ kích cầu, phát triển các tour du lịch nội địa. Nếu các địa phương phát triển kinh tế ban đêm, thêm nhiều dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch ban đêm, chắc chắn các đường bay nội địa sẽ tăng chuyến trong thời gian đến...

Du lịch Đà Nẵng, chưa xong bữa hôm vẫn phải lo cho bữa mai

Hoàng Văn Minh |

"Nếu không nhanh chóng tạo ra hình ảnh mới cho điểm đến Đà Nẵng thì những thị trường nhạy cảm như Hàn Quốc họ sẽ thay đổi điểm đến". Đó là lời cảnh báo của ông Nguyễn Đức Quỳnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Phó Chủ tịch thường trực Hội khách sạn Đà Nẵng.