Trùng tu di sản văn hóa Tháp Chăm tại Miền Trung

Tái sinh “Bắc đẩu” Bình Định

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong hệ thống các di tích tháp Chăm Miền Trung- Tây Nguyên, Bình Định có 8 cụm di tích với 14 tháp gồm: Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Phú Lộc, Phú Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông. Vì tháp Hòn Chuông chỉ còn chân đế, nên giới văn nghệ ví von đó là chòm Bắc Đẩu đại hùng tinh của Miền Trung.

So với Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, thì quần thể tháp Chăm ở Bình Định gần như còn nguyên vẹn, đa dạng và có cụm tháp Dương Long đạt "kỷ lục" Đông Nam Á với chiều cao tháp chính đến 39 m…

Đến nay, với kinh phí từ nhiều nguồn, Bình Định đã trùng tu, gia cố, chống xuống cấp... hầu hết các di tích Chăm, và các ban, ngành liên quan huy động nhân tài, vật lực để “ Phát huy giá trị của hệ thống các di tích tháp Chăm”, phục vụ du lịch , khai thác nguồn thu cho ngân sách...

Tháp bánh ít, mới tinh trong nắng chiều (ảnh N.T.H)
Tháp bánh ít, trông trẻ trung tinh tươm trong nắng chiều (ảnh N.T.H)

Trước cả Quảng Nam, ngành bảo tồn, bảo tàng Bình Định tỏ ra mạnh tay hơn trong công tác trùng tu. Phần lớn các tháp tại đây đều được trùng tu theo hướng “ phục chế, hoàn nguyên” bằng các loại vật liệu mới như xi măng, gạch mộc sản xuất tại địa phương, với phương pháp “ suy diễn đối xứng”.

Hai cụm tháp Bánh Ít ở huyện An Nhơn, tháp Đôi ở TP Quy Nhơn được cho là “đã hoàn tất trùng tu” trông ngoài vỏ mới như vừa xây xong. Toàn bộ thân tháp từ đỉnh đến chân đều được gắn gạch vuông chằn chặn.

Trufnh tu làm mất tính chân xác trong lòng tháng Bánh Ít (N.T.H)
Trufnh tu làm mất tính chân xác trong lòng tháng Bánh Ít (N.T.H)
Trùng tu làm mất tính chân xác trong lòng tháng Bánh Ít (N.T.H)

Nhưng bi đát nhất thể hiện trong thân và lòng tháp. Các đơn vị trùng tu sau khi gắn gạch xong đã dùng xi măng tô láng, trong không khác kiểu tô tường của công nghệ xây dựng nhà dân dụng hiện nay là bao.

Thậm chí Tháp Dương Long và Cánh Tiên còn “quá khích” hơn trong đợt trùng tu 2006, với biện pháp đục bỏ phần xi măng, gạch mộc “lỡ” gắn vào thân tháp trước đó, rồi thay bằng gạch sản xuất tại Điện Bàn (Quảng Nam) với phương pháp "mài chập, kết dính" bằng keo bời lời, ô dước...

Trong quá trình trùng tu tại Tháp Dương Long, cơ quan bảo tàng Bình Định lúc này còn “thu” về hàng trăm hiện vật điêu khắc sa thạch có giá trị, tập trung để chuẩn bị cho một bảo tàng sau này.

Năm 2006, nhóm trùng tu đục vào thân tháp nguyên bản, trét xi măng, gắn gạch. Trùng tu đợt sau, đục xi măng ra, thay vào là nhựa cây bời lời và ô dước. (ảnh N.T.H)
Năm 2006, nhóm trùng tu đục vào thân tháp nguyên bản, trét xi măng, gắn gạch. Trùng tu đợt sau, đục xi măng ra, thay vào là nhựa cây bời lời và ô dước. (ảnh N.T.H)

Có thể nói, sự kiện trùng tu “Bắc đẩu đại hùng tinh" Bình Định coi như sự đã rồi và không còn cơ hội cứu chuộc. Thế nhưng bài học đó dường như đã không làm các nhà quản lý di sản Quảng Nam động lòng, khi tháp E7 - Mỹ Sơn vừa qua được trùng tu nguyên trạng, làm mất đi tính chân xác của di tích.

Do phía dưới đưa xin măng và gạch mới vào, nước mưa không thấm được vào đất, đọng lại trên tường tháp gây meo mốc, làm mủn, bở lớp tường gạch nguyên bản. (ảnh N.T.H)
Do phía dưới đưa xin măng và gạch mới vào, nước mưa không thấm được vào đất, đọng lại trên tường tháp gây meo mốc, làm mủn, bở lớp tường gạch nguyên bản của tháp Dương Long. (ảnh N.T.H)

Một chuyên gia bảo tồn di tích Chămpa gửi đến Vivu247 ý kiến như một cảnh báo: “Trong hoàn cảnh chúng ta chưa rõ về phương pháp và vật liệu của tiền nhân Chăm, thì việc các đơn vị trùng tu đục vào thân tháp, sau đó gắn gạch mộc địa phương... sẽ làm tháp hư hại nhiều hơn và không có khả năng phục hồi khi có điều kiện”.

Nguyễn Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Chữ Trần 陳 ở Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007, trong chương trình hợp tác bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một nhóm chuyên gia trường Đại học Milan, thừa ủy quyền của Quỹ Lerici Foudation (Ý), với sự cho phép của Bộ Văn hoá Thông tin, đã tiến hành khai quật khảo cổ và tổ chức trùng tu nhóm tháp G- Mỹ Sơn. Tại đây hơn 2 ngàn hiện vật đã được tìm thấy, trong đó có giá trị là 10 hiện vật trang trí đầu gối chạm hình mặt Kala (thần Thời gian) chưa từng tìm thấy tại đây. Tuy vậy điều làm chấn động giới nghiên cứu Chămpa lúc bấy giờ là nhóm khảo cổ của tổ chức Lerici đã tìm thấy đến 3 cánh tháp trang trí trên tháp G1, có khắc chữ Trần 陳 bằng Hán tự.

Bế tắc tháp F1- Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong dịp lễ khánh thành công trình trùng tu nguyên trạng Tháp E7 – Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam), một quan chức ngành Văn hóa Quảng Nam đặt lại vấn đề tái trùng tu tháp F1, thuộc nhóm F, vì di tích đang bị hủy hoại nghiêm trọng và nhanh chóng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu kiến thức, nóng vội của những nhà trùng tu trước đó.

Đau xót E7-Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Mới đây có dịp đưa hai người bạn là chuyên gia nghiên cứu kiến trúc gạch ở nước ngoài vào thăm Mỹ Sơn. So với cách đây mươi năm thì Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Thánh địa Mỹ Sơn) gần như lột xác trong lĩnh vực dịch vụ, phục vụ du khách. Thế nhưng cũng từng ấy thời gian các chuyên gia Việt Nam đã kịp " trẻ hóa" nhiều ngôi tháp có niên đại ngàn năm, bằng hàng ngàn viên gạch giả của tiền nhân.

Chữ Trần 陳 ở Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007, trong chương trình hợp tác bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một nhóm chuyên gia trường Đại học Milan, thừa ủy quyền của Quỹ Lerici Foudation (Ý), với sự cho phép của Bộ Văn hoá Thông tin, đã tiến hành khai quật khảo cổ và tổ chức trùng tu nhóm tháp G- Mỹ Sơn. Tại đây hơn 2 ngàn hiện vật đã được tìm thấy, trong đó có giá trị là 10 hiện vật trang trí đầu gối chạm hình mặt Kala (thần Thời gian) chưa từng tìm thấy tại đây. Tuy vậy điều làm chấn động giới nghiên cứu Chămpa lúc bấy giờ là nhóm khảo cổ của tổ chức Lerici đã tìm thấy đến 3 cánh tháp trang trí trên tháp G1, có khắc chữ Trần 陳 bằng Hán tự.

Bế tắc tháp F1- Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong dịp lễ khánh thành công trình trùng tu nguyên trạng Tháp E7 – Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam), một quan chức ngành Văn hóa Quảng Nam đặt lại vấn đề tái trùng tu tháp F1, thuộc nhóm F, vì di tích đang bị hủy hoại nghiêm trọng và nhanh chóng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do thiếu kiến thức, nóng vội của những nhà trùng tu trước đó.

Đau xót E7-Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Mới đây có dịp đưa hai người bạn là chuyên gia nghiên cứu kiến trúc gạch ở nước ngoài vào thăm Mỹ Sơn. So với cách đây mươi năm thì Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Thánh địa Mỹ Sơn) gần như lột xác trong lĩnh vực dịch vụ, phục vụ du khách. Thế nhưng cũng từng ấy thời gian các chuyên gia Việt Nam đã kịp " trẻ hóa" nhiều ngôi tháp có niên đại ngàn năm, bằng hàng ngàn viên gạch giả của tiền nhân.