Thú chơi bom đạn ở Lào!

Đỗ Doãn Hoàng |

Tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) nằm cách biên giới tỉnh Nghệ An của Việt Nam chưa đầy hai trăm cây số. Đó là một cao nguyên mơ màng, lãng đãng khói sương và vô cùng rộng lớn. Có đến chục lý do để trong chiến tranh, đế quốc Mỹ đã trải thảm bom tấn và trăm thứ bà rằn các vật liệu nổ xuống khu vực này. Những chiếc chum đá khổng lồ, cao 3m, đường kính cũng gần 3m, được đẽo gọt từ 3.000 năm trước... cứ xếp hàng mà vỡ toác. Vỡ như người ta dùng búa đinh đập vỡ những quả dưa hấu lớn.
 
Các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê có tên là kiểu như (dịch ra tiếng Việt là) "Bom Bi", "Những hố bom đạn" ... khá nhiều ở thị xã Phôn Sa Vẳn (Lào). Ảnh: D.H

Theo tài liệu của CIA công bố, người Mỹ đã thực hiện hơn 230.000 phi vụ ném bom xuống đất Lào chỉ trong 9 năm từ 1964 đến 1973. Đến nay, ở Lào vẫn còn khoảng 80 triệu quả bom và vật liệu nổ đang rình rập chầu chc phát nổ ở khắp nơi. Rùng rợn hơn: 80 triệu bom và vật liệu nổ kia, chỉ là 1% số lượng bom đạn mà Mỹ ném xuống đất Lào.

 
 
 
 
Cảnh rà phá bom mìn để "cứu vớt" Di sản Thế giới Cánh đồng Chum khỏi ô nhiễm vật liệu nổ phục vụ du lịch; khách sạn nhà hàng dựng quả bom tấn làm đồ trang trí"; khu du lịch lớn thì dựng bom mìn súng đạn (phế liệu) ra bán làm đồ lưu niệm. Người dân hồn nhiên nhặt bình xăng phụ của máy bay Mỹ làm các con thuyền lướt sóng. Ảnh: TL và DH.

Kết quả cộng cả số nổ và số chưa nổ đã và sẽ khiến cả nhân loại tiến bộ phải mãi mãi kinh hoàng: Đế quốc Mỹ ném xuống đất Lào số bom đạn nhiều hơn tổng số bom đạn vật liệu nổ mà tất cả các nước tham chiến đã từng sử dụng trong toàn bộ cuộc… chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, theo thống kê từ phía Lào, ít nhất 20 nghìn người thương vong (trong khi dân số quốc gia này chỉ khoảng 7 triệu người!) vì bom mìn còn sót lại, trong đó 40% nạn nhân là trẻ em vô tội. Đó là lý do để năm 2016, ông Obama, với tư cách là Tổng thống Mỹ đã đến Lào nói lời xin lỗi với toàn bộ bà con các bộ tộc Lào về sự ô nhiễm bom mìn khủng khiếp mà Washington đã gây ra. Ông Tổng thống da màu tử tế này quả quyết: cần đến 90 triệu USD và phải làm liên tục nhiều thập niên nữa thì mới mong giải quyết được hậu quả bom mìn ở Lào.

 
 
 
 
 
 
 
 
Từ nhà riêng đến công sở, từ khách sạn đến nhà hàng, chỗ nào cũng chất ngất bom! Nơi kinh doanh phế liệu cả gan vô hiệu hóa vất liệu nổ rồi "sơn tút" bom tấn bán cho khách mua về trưng bày. Các nhà giàu xẻ bom lớn thành các nửa cột sắt kỳ lạ rồi dựng chúng thành bờ rào... Chuyện có lẽ chỉ có ở nước Lào. Ảnh: Đ.D.H

Trước kỷ lục ấy, người Lào đã có một thú chơi ngạo nghễ: Chơi bom, mìn, đạn pháo, máy bay, giàn tên lửa. Trưng bày các chứng tích chiến tranh như một “di sản” mà người Lào đang đứng lên nó, tựa vào nó để vươn lên. Để chiến thắng.

 
 
 
Ở tỉnh Xiêng Khoảng, nhà hàng có tên tiếng Anh (tạm dịch ra) là  "Những hố bom" này thậm chí còn dùng bom tấn làm khay đựng than hồng nướng thịt cho thực khách. "Khuyến mại" thêm quả bom lớn sơn vàng dựng cảnh lửa đỏ cho người ta kinh dị luôn! Ảnh: DH.
 
 
 
 
Còn đây là khách sạn chúng tôi ở, từ lễ tân đến các phòng, từ lối đi đến sảnh lớn, chất ngất bom, đạn, súng ống. Ảnh: DH.
 
 

 Sân vườn của nhà dân,người ta cứ hồn nhiên trưng bày phế liệu của vũ khí, bom mìn một cách hồn nhiên và độc đáo. Trưng bày như trong một bảo tàng chiến tranh vậy. Họ đã đi qua cuộc chiến bằng tâm thế của những người chiến thắng, giờ ngạo nghễ đứng trên nỗi sợ hãi, bằng cả một cái thú chơi... bom mìn!  Ảnh: D.H

Đỗ Doãn Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Chạm chân đến ngôi làng Bahnar “đẹp nhất Tây Nguyên”

Phạm Ly |

Ngủ quên giữa sự tĩnh mịch của đại ngàn, những ngôi nhà sàn cổ hơn 50 năm tuổi của làng Kon Sơ Lăl cũ (Chư Păh, Gia Lai) từ lâu đã vắng nhịp chày giã gạo và tiếng cười của trẻ nhỏ, chỉ còn hình bóng của vài bậc lão niên ở lại để giữ lấy hồn cốt của ngôi làng Bahnar từng được mệnh danh là “báu vật kiến trúc Tây Nguyên”.

Vui trẩy hội tại Lễ Hội Xuân 2019

M. K |

Nhằm tái hiện nét tinh túy, cổ truyền của chợ quê, với các trò trơi dân gian, khung cảnh mua bán, món ăn hương vị cổ của miền Bắc, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức và vui chơi ngay tại Lễ hội Xuân 2019 từ ngày 14 - 24.2 tại Ba Vì (Hà Nội).

Hãy thay đổi từ WC

HOÀNG HẢI LÂM |

Chúng ta thường hay nghĩ, về một điều gì đó thực sự to lớn làm thay đổi thế giới. Nhưng những việc làm rất đổi bình dị, cũng có thể làm thay đổi nhận thức của con người. Điều này xuất phát từ điểm đến của chúng tôi trong một ngày đầu xuân 2019, khi chuyến xe du lịch bắt đầu đáp xuống Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng

Độc đáo ngôi làng rước "ông lợn" bằng Kiệu tại Hà Nội

ANH THƯ |

Từ bao đời nay, vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm, dân làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại nô nức tổ chức lễ rước “ông lợn”. Đây được coi là một nét đẹp văn hóa tâm linh độc đáo của người dân địa phương.

Bãi đá ở rạn Nam Ô, điểm “check in” mới khi đến Đà Thành

KHÁNH NGUYÊN - MINH PHƯỚC |

Một bãi đá phủ đầy rêu, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp, khiến nhiều người dân và khách du lịch đổ xô đến “check in” khi đến tham quan TP Đà Nẵng.

Nín thở trên cây cầu thủy tinh cao nhất thế giới!

Đỗ Doãn Hoàng |

Sau nhiều tiếng đồng hồ đằng đẵng vượt vạn trùng san, qua nhiều hầm xuyên sơn kỳ vĩ của vùng Hồ Nam, Trung Quốc, chúng tôi có mặt ở khu danh thắng lừng danh: Công viên Quốc gia Trương Gia Giới.

Về Bình Định thăm mũi Vi Rồng, hải đăng hòn Nước

N.V (T.H) |

Được thiên nhiên ưu ái ban tặng vô vàn những danh lam thắng cảnh, ngoài biển Quy Nhơn hiền hòa, Eo Gió hùng vĩ hay Kỳ Co tráng lệ. Bình Định còn có mũi Vi Rồng và hải đăng hòn Nước, nơi có cảnh sắc tuyệt đẹp với những nét hoang sơ, mộc mạc tự nhiên.

Lý do khó thể bỏ lỡ Lễ hội Hoa Xuân Bái Đính 2019

M. K |

Với chủ đề "Sắc hoa muôn màu", Lễ hội Hoa Xuân Bái Đính chính thức bắt đầu mở cửa đón du khách thăm quan từ ngày mùng 1 Tết (tức 5.2 dương lịch) và kéo dài đến hết Rằm tháng 2 Âm lịch (20.3). Đây là địa điểm du lịch khó có thể bỏ lỡ dịp đầu năm Tết Kỷ Hợi 2019.