Con trai bỏ gần nửa tỉ đồng “độ” xe thành nhà di động, đưa bố đi xuyên Việt

Ninh Phương |

Anh Thế Vinh (Hà Nội) đã thực hiện ước mơ đi xuyên Việt bấy lâu nay của bố.

Anh Vinh nhiều lần được nghe chia sẻ của bố trong những bữa cơm của gia đình. Vì bố anh từng là lính lái xe dọc Trường Sơn nên ông cũng mong mỏi được muốn được một lần đi xuyên Việt, qua những cung đường cũ và ôn lại ký ức.

Anh bày tỏ: “Bản thân tôi cũng từng đi xuyên Việt nên đã có sẵn kinh nghiệm. Tuy nhiên, kế hoạch lần này tôi đã lên từ năm 2020 nhưng vì dịch bệnh, phải hoãn lại tới đầu năm 2024 mới đi được. Bố sau khi nghe kế hoạch của tôi đã rất vui và thu xếp thời gian để đi cùng con trai”.

Chuyến đi 20 ngày của bố con anh còn có sự đồng hành của bố vợ và anh vợ. Bố vợ và anh trai vợ của anh Vinh từ Đồng Nai ra Hà Nội thăm con, cháu. Anh tranh thủ dịp này để hai ông thông gia có chuyến đi đường dài cùng nhau.

Bố đẻ và bố vợ anh Vinh đồng hành cùng con trai trong chuyến xuyên Việt. Ảnh: NVCC
Hai ông thông gia đồng hành cùng con trai trong chuyến xuyên Việt. Ảnh: NVCC

Để chuẩn bị cho chuyến đi tốt nhất, anh còn đầu tư một bộ thiết bị “nhà di động” (mobihome) trị giá 300 triệu đồng chuyên dùng cho xe bán tải. Trước khi mua, anh Vinh đã tìm hiểu rất kĩ và sản phẩm này đảm bảo đúng luật giao thông Việt Nam hiện hành.

Bộ thiết bị được thiết kế bởi một công ty của Đức và sản xuất tại Trung Quốc, có cân nặng lên tới hơn 500kg, chất liệu nhôm nguyên khối, có độ dày từ 3-4 lớp. Bên cạnh đó, 4 chân thủy lực giúp tiết kiệm thời gian tháo lắp thiết bị, chỉ tốn 5-10 phút.

Bên trong lều có thể nâng chiều cao tối đa lên hơn 2,1m còn bên ngoài lều có mái hiên di động, phù hợp với những chuyến đi dài ngày của các gia đình. Phần lều được làm từ vải chống thấm nhiều lớp, có khả năng chống chịu mưa lớn, cách nhiệt tốt và có 4 cửa sổ.

Nhà di động trong chuyến xuyên Việt của gia đình anh Vinh. Ảnh: NVCC

Nhà di động của bố con anh Vinh có hệ thống điện dự trữ 4kW phục vụ các thiết bị như điều hòa, đèn, quạt, tủ lạnh 25l, ổ sạc điện thoại… và hệ thống trữ nước phục vụ các sinh hoạt như tắm tráng, rửa đồ ăn, đồ dùng…

Nhờ sự tiện nghi này, đôi khi gia đình anh mua đồ tự nấu ăn, tổ chức ăn trực tiếp bên ngoài nhà di động. Buổi sáng, gia đình anh thường nấu mì nếu cắm trại ở những địa điểm xa khu dân cư. Trên xe của anh cũng chứa khá nhiều đồ ăn và dụng cụ bếp như nồi cơm, tủ lạnh mini… Điện trong nhà di động có thể sạc bằng 3 cách khác nhau là sử dụng hệ máy phát điện từ xe, điện lưới hay pin mặt trời.

Mái hiên di động. Ảnh: NVCC
Mái hiên di động. Ảnh: NVCC

Anh Vinh bày tỏ: “Hành trình của gia đình chúng tôi đi qua 5 tỉnh Tây Nguyên rồi vào tới miền Tây, ghé Tây Ninh, sau đó quay về TPHCM và đi men theo đường ven biển Bình Thuận, Ninh Thuận...

Cảnh đẹp trên đường nhiều lắm nhưng tôi ấn tượng nhất có lẽ là cảnh sắc ở Măng Đen ở Kon Tum và cung đường ven biển Phú Yên. Còn bố tôi thì thích Huế và Đà Nẵng”.

Ninh Phương
TIN LIÊN QUAN

9X phượt xe máy xuyên Việt Nam - Campuchia - Lào

Quang Thiện |

Bằng niềm đam mê du lịch bụi, Hoàng Văn Thành thực hiện chuyến xuất ngoại đầu tiên bằng cách phượt xe máy qua ba nước Đông Dương cuối tháng 10 vừa qua.

Gia đình xuyên Việt một tháng trên ngôi nhà di động vẻn vẹn 6m2

Tuyết Lại |

Về đến nhà, gia đình anh Sơn vẫn không ngừng nhớ về hành trình xuyên Việt 31 ngày từ Hà Nội đến mũi Cà Mau trên ngôi nhà di động.

Cô gái phượt xe máy độc hành xuyên Việt 58 ngày

Ngọc Trang (Ảnh: NVCC) |

Lý Phương Thanh, 23 tuổi, sinh viên năm cuối ĐHQG TPHCM, bắt đầu hành trình lái xe máy xuyên Việt từ giữa tháng 3. Cô đặt mục tiêu “tới những nơi chưa đi, và trở lại những nơi yêu thích”.

Đi xuyên Việt hơn 10.000 km để thấy tự hào về Việt Nam

Huyền Phạm |

Xuyên Việt 99 ngày, Bông Mai lên đường không phải để ngắm cảnh, mà muốn khắc ghi ký ức về mỗi vùng đất bằng những câu chuyện về con người.

Vợ chồng Bình Định đưa hai con phượt xuyên Việt 30 ngày bằng xe máy

Phạm Huyền |

Một thời trẻ ngược xuôi những nẻo đường phượt, anh Huy Hoàng và chị Thúy Quỳnh, 35 tuổi, đến từ Bình Định vốn ấp ủ một chuyến xuyên Việt trước năm 30 tuổi.