Du lịch Tây Bắc: Độc đáo nét văn hóa dân tộc La Ha

Xuân Xuân |

Dân tộc thiểu số La Ha sống chủ yếu ở vùng núi cao Tây Bắc, có nhiều nét văn hóa cổ truyền độc đáo cùng những quan niệm, tín ngưỡng đặc trưng riêng.

La Ha là một dân tộc thiểu số ở Sơn La, dân số chỉ gần 5.000 người. Bản của người La Ha có qui mô nhỏ, cư trú thành từng bản xen kẽ với một số dân tộc khác.

Người La Ha cũng có tiếng nói riêng là tiếng La Ha, nhưng do việc cộng cư lâu đời với với dân tộc Thái, vì vậy từ những giao tiếp sinh hoạt hằng ngày cho đến các hoạt động cộng đồng như hát dân ca, cúng tế... cũng đều sử dụng tiếng Thái.

Trang phục người La Ha có nhiều nét tương đồng với dân tộc Thái. Ảnh: Minh Nguyễn
Trang phục người La Ha có nhiều nét tương đồng với dân tộc Thái. Ảnh: Minh Nguyễn

Trang phục của người La Ha có nhiều nét tương đồng với dân tộc Thái, phụ nữ La Ha thường mặc áo cóm có hàng khuy bạc, váy đen, có cạp và thắt lưng màu xanh. Họ đội khăn piêu có thêu hoa văn, khi lập gia đình tóc sẽ búi lên đỉnh đầu và đội khăn piêu như người Thái.

Trang phục của nam giới khá đơn giản gồm áo cánh ngắn, quần lá tọa và khăn đội đầu, tất cả đều được nhuộm chàm. Trẻ em không có trang phục riêng.

Nhà ở của người La Ha làm nhà sàn giống người Thái tuy nhiên cách bài trí bên trong ngôi nhà (như gian thờ, bếp, phòng ngủ...) vẫn giữ nét truyền thống của dân tộc.

Người La Ha ở nhà sàn. Ảnh: Minh Nguyễn
Người La Ha ở nhà sàn. Ảnh: Minh Nguyễn
Ẩm thực độc đáo. Ảnh: Minh Nguyễn
Ẩm thực độc đáo. Ảnh: Minh Nguyễn
Đời sống tinh thần phong phú. Ảnh: Minh Nguyễn
Du lịch Tây Bắc - Nét văn hóa độc đáo của người La Ha. Ảnh: Minh Nguyễn

Lễ Pang A là một hoạt động dân gian lâu đời và rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người La Ha, nó đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến tận ngày nay.

Sau phần lễ là phần hội, đây là hoạt động được người dân La Ha cực kỳ yêu thích, không chỉ bởi vui nhộn mà còn bởi thông qua các điệu múa truyền thống “tăng bu”, “hưn mạy” đã phản ánh rõ được tín ngưỡng dân gian, các động tác, nhịp điệu trong bài múa đều mô phỏng các thao tác hoạt động trong nông nghiệp.

Nhằm phát huy tinh thần gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc, Bà Mùa Thị Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La, cho hay: "Huyện đã triển khai, xây dựng nhiều giải pháp phù hợp với từng địa phương, khôi phục, duy trì và phát huy các nét đẹp văn hóa của các lễ hội truyền thống đồng bào dân tộc La Ha, như lễ hội Pang A, Dâng Hoa Măng...".

Phục dựng các lễ hội. Ảnh: Minh Nguyễn
Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc La Ha. Ảnh: Minh Nguyễn

Không chỉ có chính quyền, mà cộng đồng người La Ha ngày nay cũng đã có trách nhiệm, ý thức gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa mà cha ông đã để lại.

Việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống và phục dựng lại các lễ hội góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch địa phương.

Xuân Xuân
TIN LIÊN QUAN

Bản làng Tây Bắc hiếm hoi còn cả nghìn nhà sàn truyền thống

Hoàng Linh |

Lào Cai - Bản người Tày ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên lưu giữ hơn 1.000 nhà sàn truyền thống, cùng nhiều nét văn hóa độc đáo đặc trưng Tây Bắc.

Điều đơn giản khiến bạn nhớ thương Tây Bắc mãi không thôi

Mỹ Ly (Ảnh: Hàn Lâm) |

Không hiện đại, sầm uất nhưng vùng đất Tây Bắc chắc chắn sẽ gây thương nhớ cho du khách nếu có cơ hội đến thăm...

Tết cổ truyền của người H'mong Sơn La vào đầu tháng chạp

Vân Hoa |

Đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La có nhiều phong tục tập quán phong phú, đặc sắc, trong đó, có Tết cổ truyền diễn ra vào ngày cuối tháng 11 hoặc đầu tháng chạp. Đây là thời điểm mùa vụ thu hoạch xong, thời tiết thuận lợi.