Lễ hội đấu võ cuối năm xí xóa mọi giận hờn

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Ẩu đả vốn được xem là điều tối kỵ vào dịp lễ Tết, nhưng với người dân ở tỉnh Chumbivilcas (Peru) đánh nhau là truyền thống không thể thiếu ngày cuối năm.
Người dân giải quyết mâu thuẫn trong truyền thống Takanakuy năm nay. Video: Ariang News

Truyền thống hàng trăm năm của người địa phương có tên là Takanakuy, theo tiếng Quechua có nghĩa là đánh nhau. Phong tục kỳ lạ này được mô tả là "luật rừng", để người dân giải quyết mâu thuẫn gia đình, tình cảm hay tranh chấp đất đai bằng nắm đấm giữa tiếng cổ vũ của đám đông và tiếng hát về lòng dũng cảm, tình yêu...

Mỗi trận đấu luôn có một người thuộc tổ chức tư pháp trong cộng đồng người dân vùng Andes của Peru giám sát, can thiệp khi cần thiết. "Đấu sĩ" chỉ được phép đấm và đá bằng tay hoặc chân. Cắn, giật tóc hay dùng vũ khí đều bị cấm. Một trận đấu sẽ dừng ngay nếu một trong hai người bị chảy máu, ngã xuống hoặc không thể tự vệ.

Thông thường đa phần người đánh nhau là đàn ông, nhưng ngày càng nhiều phụ nữ cũng tham gia Takanakuy, theo truyền thông địa phương. Ảnh: Anadolu
Thông thường đa phần người đánh nhau là đàn ông, nhưng ngày càng nhiều phụ nữ cũng tham gia Takanakuy, theo truyền thông địa phương. Ảnh: Anadolu

Truyền thống Takanakuy diễn ra vào 25.12 hàng năm tại Santo Tomás, thủ phủ tỉnh Chumbivilcas. Năm nay lễ hội có 40 trận đấu, mỗi trận kéo dài 2 phút, theo La Republica - tờ báo địa phương phát trực tiếp các trận đấu. Người dân từ khắp nơi trong vùng có thể đăng ký Takanakuy, bất kể già cả, lớn bé, đàn ông hay phụ nữ.

Nhưng lễ hội cuối năm của người dân vùng Chumbivilcas không chỉ xoay quanh bạo lực. Đánh nhau chỉ là mở màn cho hoạt động ăn mừng, chúc tụng và những nghi lễ truyền thống khác. Và khi những trận đấu ngã ngũ, các "đấu sĩ" ôm nhau, mỉm cười và bắt tay xí xóa mọi giận hờn, hiểu lầm đã qua. Họ sẽ cùng nhau về nhà ăn và uống để quên đi đau đớn của trận đấu, sẵn sàng chờ đón một năm mới vui vẻ.

Người dân sẽ đeo mặt nạ, hóa trang thể hiện truyền thống bản địa, biểu tượng lịch sử... Ảnh: AP
Người dân sẽ đeo mặt nạ, hóa trang thể hiện truyền thống bản địa, biểu tượng lịch sử... Một số đấu sĩ đeo mặt nạ truyền thống uyach’ullu để giấu danh tính, tránh ẩu đả kéo dài về sau. Ảnh: AP

Không ai rõ Takanakuy bắt nguồn từ đâu hay ra đời khi nào. Mục đích người dân hướng tới là xử lý bất hòa trong cuộc sống hàng ngày, từ đó gắn bó với nhau hơn. Truyền thống này là cơ hội để người dân xả hết bực tức, tránh căng thẳng trong cả năm sắp tới.

Takanakuy không phản ánh lối sống hàng ngày của người địa phương. Odi Gonzales, giáo sư về văn hóa và ngôn ngữ Quechua tại Đại học New York, cho biết người Quechua hiếm khi có hành động bạo lực bộc phát. Ngay cả trong những trận đấu, các "đấu sĩ" cũng hiếm khi quá mạnh tay khi tấn công.

Thúy Ngọc (Theo Reuters)
TIN LIÊN QUAN

Muốn có người yêu, có tiền, người Mỹ sẽ mặc màu gì trong ngày Tết

Quỳnh Nga |

Nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ và cả Châu Á chào đón năm mới vào Tết dương lịch với nhiều phong tục, tập quán độc đáo.

Nghi thức dựng cây nêu ngày Tết như thế nào?

Vân Hoa |

Cây nêu thường là cây tre được dựng trước sân nhà. Mỗi dịp Tết đến, người Mường hay vào rừng chọn những cây tre bánh tẻ chắc khỏe và có ngọn cao vút thì mới cong và đẹp. Cây nêu có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, giúp người dân có một cái Tết an yên.

Tết cổ truyền của người H'mong Sơn La vào đầu tháng chạp

Vân Hoa |

Đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La có nhiều phong tục tập quán phong phú, đặc sắc, trong đó, có Tết cổ truyền diễn ra vào ngày cuối tháng 11 hoặc đầu tháng chạp. Đây là thời điểm mùa vụ thu hoạch xong, thời tiết thuận lợi.

Muốn có người yêu, có tiền, người Mỹ sẽ mặc màu gì trong ngày Tết

Quỳnh Nga |

Nhiều nước Châu Âu, Châu Mỹ và cả Châu Á chào đón năm mới vào Tết dương lịch với nhiều phong tục, tập quán độc đáo.

Nghi thức dựng cây nêu ngày Tết như thế nào?

Vân Hoa |

Cây nêu thường là cây tre được dựng trước sân nhà. Mỗi dịp Tết đến, người Mường hay vào rừng chọn những cây tre bánh tẻ chắc khỏe và có ngọn cao vút thì mới cong và đẹp. Cây nêu có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, giúp người dân có một cái Tết an yên.

Tết cổ truyền của người H'mong Sơn La vào đầu tháng chạp

Vân Hoa |

Đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La có nhiều phong tục tập quán phong phú, đặc sắc, trong đó, có Tết cổ truyền diễn ra vào ngày cuối tháng 11 hoặc đầu tháng chạp. Đây là thời điểm mùa vụ thu hoạch xong, thời tiết thuận lợi.