Lễ rước đặc sắc từ Đình Quả Cảm đến Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh

Chí Long (Ảnh: Đào Trung) |

Ngày 10 tháng Giêng (31.1 dương lịch), tại làng Quả Cảm (nay là khu phố thuộc phường Hòa Long, TP Bắc Ninh) diễn ra Lễ hội Đền Bà Chúa Kho thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách thập phương.
Đền Bà Chúa Kho (Đền Quả Cảm) thuộc cụm di tích đình, đền, chùa thôn Quả Cảm, có tên gọi là Di tích lịch sử phòng tuyến sông Như Nguyệt, trong cuộc Kháng chiến chống Tống năm 1077. Vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, dân làng tổ chức Lễ hội Đền Bà Chúa Kho để dâng hương, cầu nguyện, tưởng niệm ngày mất của Bà.
Đền Bà Chúa Kho (Đền Quả Cảm) thuộc cụm di tích đình, đền, chùa thôn Quả Cảm, có tên gọi là Di tích lịch sử phòng tuyến sông Như Nguyệt, trong cuộc Kháng chiến chống Tống năm 1077. Vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, dân làng tổ chức Lễ hội Đền Bà Chúa Kho để dâng hương, cầu nguyện, tưởng niệm ngày mất của Bà.
Ở nước ta có 3 Bà Chúa Kho được phong là Phúc Thần, bao gồm Bà Chúa Kho ở Nam Định, Bà Chúa Kho ở Giảng Võ (Hà Nội), và nổi tiếng nhất là Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh. Bà là người phụ nữ xinh đẹp quê làng Quả Cảm, giỏi việc tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng Quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo.
Ở nước ta có 3 Bà Chúa Kho được phong là Phúc Thần, bao gồm Bà Chúa Kho ở Nam Định, Bà Chúa Kho ở Giảng Võ (Hà Nội), và nổi tiếng nhất là Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh. Bà là người phụ nữ xinh đẹp quê làng Quả Cảm, giỏi việc tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng Quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo.
Tại Bắc Ninh có đền Bà Chúa Kho nổi tiếng tại Cô Mễ, Vũ Ninh. Tuy nhiên, Quả Cảm mới là quê hương chính gốc, cũng là nơi giữ gìn lăng mộ có chứa di hài của Bà.
Tại Bắc Ninh có đền Bà Chúa Kho nổi tiếng tại Cô Mễ, Vũ Ninh. Tuy nhiên, Quả Cảm mới là quê hương chính gốc, cũng là nơi giữ gìn lăng mộ chôn cất di hài của Bà.
Hàng năm, người dân tổ chức Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Quả Cảm vào đúng ngày giỗ của Bà (mùng 10 tháng Giêng) để cầu bình an, lộc phước, buôn bán, kinh doanh thuận lợi. Đặc biệt, lễ rước lớn được tổ chức 5 năm một lần với nhiều nghi thức, tập tục quan trọng được người dân lưu truyền suốt hàng trăm năm.
Hàng năm, người dân tổ chức Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Quả Cảm vào đúng ngày giỗ của Bà (mùng 10 tháng Giêng) để cầu bình an, lộc phước, buôn bán, kinh doanh thuận lợi. Đặc biệt, lễ rước lớn được tổ chức 5 năm một lần với nhiều nghi thức, tập tục quan trọng được người dân lưu truyền suốt hàng trăm năm.
Sau thời gian tạm hoãn vì dịch bệnh, năm nay, Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được tổ chức tại Quả Cảm vào đúng ngày mùng 10 tháng Giêng với lễ rước từ Đình Quả Cảm sang Đền thờ Bà.
Sau thời gian tạm hoãn vì dịch bệnh, năm nay, Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được tổ chức tại Quả Cảm vào đúng ngày mùng 10 tháng Giêng với lễ rước từ Đình Quả Cảm sang Đền thờ Bà.
Lễ rước được tổ chức long trọng với màn múa lân, kiệu, hoa, lễ vật dâng lên Bà.
Lễ rước được tổ chức long trọng với màn múa lân, kiệu, hoa, lễ vật dâng lên Bà.
Các già làng xuất hiện trong trang phục áo dài truyền thống tham gia tháp tùng, thực hiện các nghi thức bái lễ theo phong tục.
Các già làng xuất hiện trong trang phục áo dài truyền thống tham gia tháp tùng, thực hiện các nghi thức bái lễ theo phong tục.
Cụ ông Nguyễn Văn Tuyến, 73 tuổi, người dân làng Quả Cảm chia sẻ: “Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại làng Quả Cảm đã có từ xa xưa. Mọi năm, nhân dân làng Quả Cảm (dân anh) cùng với “dân em” là người Chung Đồng, Đại Tảo, Thượng Đồng (trước kia bao gồm cả làng Cô Mễ nhưng đã tách riêng) đều đến đây góp giỗ, làm lễ cúng Bà“.
Cụ ông Nguyễn Văn Tuyến, 73 tuổi, người dân làng Quả Cảm chia sẻ: “Lễ hội Đền Bà Chúa Kho tại làng Quả Cảm đã có từ xa xưa. Mọi năm, nhân dân làng Quả Cảm (dân anh) cùng với “dân em” là người Chung Đồng, Đại Tảo, Thượng Đồng (trước kia bao gồm cả làng Cô Mễ nhưng đã tách riêng) đều đến đây góp giỗ, làm lễ cúng Bà“.
Lễ hội hàng năm đều thu hút hàng ngàn người dân, du khách thập phương tới dâng hương, lễ bái.
Lễ hội hàng năm đều thu hút hàng ngàn người dân, du khách thập phương tới dâng hương, lễ bái.
Năm nay, lễ hội được tổ chức vào giữa tuần nên chỉ có phần lễ, không có phần hội. Mặc dù vậy, hàng trăm người dân địa phương, các huyện, tỉnh lân cận và du khách khắp nơi đều đến đây thành kính dâng hương, cầu mong phúc lộc, bình an.
Năm nay, lễ hội được tổ chức vào giữa tuần nên chỉ có phần lễ, không có phần hội. Mặc dù vậy, hàng trăm người dân địa phương, các huyện, tỉnh lân cận và du khách khắp nơi đều đến đây thành kính dâng hương, cầu mong phúc lộc, bình an.
Cụ ông Lê Văn Tuyến cho biết, theo tục lệ, bất kỳ ai đến đây làm lễ, dâng hương đều được hưởng lộc từ Bà. Do đó, người dân đã làm cơm mời bà con, quan khách thập phương tới hưởng lộc, thưởng thức sau khi làm lễ.
Cụ ông Lê Văn Tuyến cho biết, theo tục lệ, bất kỳ ai đến đây làm lễ, dâng hương đều được hưởng lộc từ Bà. Do đó, người dân đã làm cơm mời bà con, quan khách thập phương tới hưởng lộc, thưởng thức sau khi làm lễ.
 
Một số hình ảnh tại Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Quả Cảm, Hòa Long, Bắc Ninh.
 
 
 
 
 
 
 

Chí Long (Ảnh: Đào Trung)
TIN LIÊN QUAN

100 đô vật tỉ thí ở lễ hội làng Thủ Lễ, Huế

Quỳnh Nga |

Sáng 30/1 (mùng 9 tháng Giêng), hội vật làng Thủ Lễ ở thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế tưng bừng khai hội vật đầu Xuân, thu hút đông người dân, du khách về dự.

Kích cầu du lịch nội địa mùa lễ hội Rằm tháng Giêng

Thanh Hương |

Du lịch Việt Nam được đánh giá khởi sắc sau khi đạt kết quả ấn tượng vào dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, mùa lễ hội Rằm tháng Giêng tiếp tục là thời điểm tốt nhằm kích cầu du lịch nội địa của các tỉnh, địa phương.

Du khách đến Huế có thể thử sức tại Lễ hội vật làng Sình

QUẢNG AN |

THỪA THIÊN HUẾ - Du khách đến Huế muốn thử sức có thể đăng ký tham dự Lễ hội vật làng Sình. Diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, Lễ hội vật được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (làng Sình), thuộc xã Phú Mậu, TP. Huế.