Ngôi chùa cổ Nam Bộ với sự hòa hợp của nhiều tôn giáo

Việt Văn |

Phụng Sơn là một chùa cổ lâu đời ở TPHCM, độc đáo với tượng ông Chằn hay tượng con gà trống theo truyền thuyết Khmer, tượng thần tối cao Brahma thuộc Hindu giáo...

Từ bao đời nay, chùa Việt luôn là một khái niệm gần gũi thân thuộc với bao người dân Việt, là nơi thờ cúng, diễn ra các hoạt động tâm linh, để con người tìm về chánh đạo, giải thoát khỏi những niềm đau, nỗi khổ.

Mái chùa che chở hồn dân tộc/ Nếp sống muôn đời của tổ tông” (trong bài “Nhớ chùa” của tác giả Huyền Không chính là hòa thượng Thích Mãn Giác). Và điểm đặc sắc nhất của nhiều ngôi chùa Việt chính là sự hội tụ, hòa hợp của nhiều tôn giáo, cho thấy sự linh hoạt trong ứng xử và đời sống tâm linh của người dân.

Chùa Phụng Sơn (còn gọi là chùa Gò), trước là tổ đình Phụng Sơn, tọa lạc ở đường 3/2 Phường 2, Quận 11, TP Hồ Chí Minh là một chùa cổ lâu đời của Nam Bộ có không gian rộng rãi, thoáng mát, với cây cao bóng cả, với nhiều pho tượng kì thú, đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1988.

Tượng thần tối cao Brahma thuộc Hindu giáo.
Tượng thần tối cao Brahma thuộc Hindu giáo.
Tượng Phật nằm cũng có trong chùa.
Tượng Phật nằm cũng có trong chùa.

Chùa Phụng Sơn được thiền sư Liễu Thông (1754-1840) tạo lập vào đầu thế kỷ XIX, dưới triều vua Gia Long, trên nền của một ngôi chùa Chân Lạp cổ, nằm trên một đồi nhỏ, bao quanh là ao Bàu Chuông có trồng sen. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn theo kiến trúc cổ với bộ khung gỗ và mái ngói âm dương.

Hình ảnh con gà trống gắn với truyền thuyết người Khmer.
Hình ảnh con gà trống gắn với truyền thuyết người Khmer.
Thần Tiêu Diện Hộ pháp, chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sinh.
Thần Tiêu Diện Hộ pháp, chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sinh.
Phụng Sơn là một ngôi chùa cổ đã trải qua nhiều lần trùng tu.
Phụng Sơn là một ngôi chùa cổ đã trải qua nhiều lần trùng tu.

Chùa có nhiều tượng Phật xưa bằng gỗ, thiếp vàng chạm trổ mỹ thuật, do nhóm thợ từ Sa Đéc, do hòa thượng Huệ Minh mời đến chùa để tạo tác vào những năm đầu thế kỷ XX. Ở chùa có tượng ông Chằn trong văn hóa người Khmer, có tượng thần tối cao Brahma thuộc Hindu giáo hay hình tượng con gà trống theo truyền thuyết về con gà trống thành tinh trong truyện cổ Khmer...

Chuông gió tạo âm thanh thú vị khi du khách mới bước chân qua cổng chùa.
Chuông gió tạo âm thanh thú vị khi du khách mới bước chân qua cổng chùa.
Tượng ông Chằn trong văn hóa Khmer.
Tượng ông Chằn trong văn hóa Khmer.

Trong đó, hình tượng ông Chằn khá thú vị, với truyện cổ tích Khmer thì ông Chằn tượng trưng cho cái xấu, cái ác nhưng với tín ngưỡng dân gian thì ông Chằn đã được Đức Phật thu phục để bảo vệ, đảm bảo cho đời sống an lành của người dân.

Tất cả cho thấy một ngôi chùa Gò độc đáo và đa dạng sắc màu tôn giáo mà theo một nhà nghiên cứu văn hóa có thể dùng từ "hỗn dung" để chỉ sự hỗn hợp và dung hòa.

Việt Văn
TIN LIÊN QUAN

Điểm khác biệt của 2 ngôi chùa đẹp cùng tên Huyền Không ở Huế

Linh Boo |

Hai ngôi chùa mang tên Huyền Không ở Cố đô Huế đều là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn được nhiều người dân, du khách đến tham quan, chiêm bái.

Độc lạ kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong chùa cổ Nhật Bản

Nhật Hạ |

Chùa Kiyomizu-dera ở Nhật Bản có phần hiên gỗ bề thế không sử dụng một cây đinh nào, thay vào đó là kỹ thuật khắc gắn phức tạp.

Chuyện thú vị về trái bầu hồ lô trên đỉnh chùa, miếu ở An Giang

Lâm Điền |

Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở An Giang có nhiều nét “độc lạ” về kiến trúc, dễ thấy nhất là hình tượng bầu hồ lô. Du khách đến Chùa Tam Bửu sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức tượng đặc biệt này.

Điểm khác biệt của 2 ngôi chùa đẹp cùng tên Huyền Không ở Huế

Linh Boo |

Hai ngôi chùa mang tên Huyền Không ở Cố đô Huế đều là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn được nhiều người dân, du khách đến tham quan, chiêm bái.

Độc lạ kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong chùa cổ Nhật Bản

Nhật Hạ |

Chùa Kiyomizu-dera ở Nhật Bản có phần hiên gỗ bề thế không sử dụng một cây đinh nào, thay vào đó là kỹ thuật khắc gắn phức tạp.

Chuyện thú vị về trái bầu hồ lô trên đỉnh chùa, miếu ở An Giang

Lâm Điền |

Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở An Giang có nhiều nét “độc lạ” về kiến trúc, dễ thấy nhất là hình tượng bầu hồ lô. Du khách đến Chùa Tam Bửu sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức tượng đặc biệt này.