Nơi thờ tự người anh hùng được mệnh danh là Lê Lai ở Kiên Giang

Lâm Điền |

Có lẽ không ít du khách bất ngờ khi biết ở Kiên Giang cũng có người được ví như "Lê Lai" vì xả thân cứu chủ tướng Nguyễn Trung Trực.

Tương truyền, sau chiến thắng vang vội trên Vàm Nhật Tảo (Long An), ông Nguyễn Trung Trực (1838-1868) kéo quân về Rạch Giá (Kiên Giang ngày nay). Tại đây, ông kết giao với nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước để gầy dựng lực lượng, trong đó có cụ Lâm Quang Ky – người có nhiều uy tín địa phương.

Sau khi được phong Phó tướng, bằng tài năng và đức độ, ông Lâm Quang Ky đã có công rất lớn trong việc phụ giúp anh hùng Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân, giáng cho giặc nhiều trận “long trời, lở đất”, chiếm và làm chủ đồn Kiên Giang trong nhiều ngày.

Sau khi để mất đồn Kiên Giang, Pháp huy động lực lượng từ nhiều nơi về. Sau những cuộc giao tranh với sự chênh lệnh về tương quan lực lượng và vũ khí, cụ Ky cố tình làm lộ tin về đường rút lui của cánh quân do mình chỉ huy kéo về khu vực xã Vân Khánh Đông (huyện An Biên, Kiên Giang ngày nay), đánh lạc hướng địch để chủ tướng rút quân an toàn ra Phú Quốc gây dựng căn cứ mới.

Khi bắt được Lâm Quang Ky, phát hiện là Nguyễn Trung Trực giả, giặc tra tấn nhưng ông không khai nửa lời. Chúng cho xử chém ông ở chợ Rạch Giá. Cảm phục lòng trung thành, quả cảm của Lâm Quang Ky, dân chúng xưng tụng ông là “Lê Lai Kiên Giang”.

Sau khi Lâm Quang Ky mất, gia đình lập mộ cụ tại khu đất mộ dòng họ Lâm ở Vĩnh Hoà Hiệp (Châu Thành, Kiên Giang). Còn quần chúng nhân dân tôn thờ và dành cho cụ lòng kính trọng bên cạnh anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Tại đình Vĩnh Hòa Hiệp, nơi đầu tiên người dân tổ chức thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực cũng như trong đình Nguyễn Trung Trực ở TP Rạch Giá và huyện Phú Quốc… đều dành ngôi trang trọng để thờ Lâm Quang Ky. Đặc biệt hơn, hai người anh hùng này còn được đặt cho 2 con đường lớn một ở huyện Châu Thành quê Lâm Quang Ky, và một ở ngay TP Rạch Giá.

Trong ba con đường “cửa ngõ” dẫn vào trung tâm tỉnh Kiên Giang, hai con đường huyết mạch được mang tên Lâm Quang Ky và Nguyễn Trung Trực chạy song song nhau. Đó không chỉ là sự công nhận, tôn vinh của người dân với người có công với non sông, đất nước, mà còn là dấu ấn cho thế hệ mai sau lấy đó để hun đúc lòng yêu nước, thương dân…

Khu mộ dòng họ Lâm ở Vĩnh Hoà Hiệp, nơi có mộ cụ Lâm Quang Ky, người được tôn xưng là Lê Lai Kiên Giang. Ảnh: Lâm Điền
Khu mộ dòng họ Lâm ở Vĩnh Hoà Hiệp có mộ cụ Lâm Quang Ky, người được tôn xưng là Lê Lai Kiên Giang.
Mộ cụ Lâm Quang Ky. Ảnh: Lâm Điền
Mộ cụ Lâm Quang Ky.
Đình Vĩnh Hoà Hiệp (Châu Thành, Kiên Giang) nơi đầu tiên thờ cụ Nguyễn Trung Trực và cụ Lâm Quang Ky. Ảnh: Lâm Điền
Đình Vĩnh Hoà Hiệp (Châu Thành, Kiên Giang) nơi đầu tiên thờ cụ Nguyễn Trung Trực và cụ Lâm Quang Ky.
Nơi tôn thờ cụ Lâm Quang Ky trong đình Vĩnh Hoà Hiệp. Ảnh: Lâm Điền
Nơi tôn thờ cụ Lâm Quang Ky trong đình Vĩnh Hoà Hiệp.
Đình Nguyễn Trung Trực tại TP Rạch Giá, thờ cụ Nguyễn Trung Trực và cụ Lâm Quang Ky. Ảnh: Lâm Điền
Đình Nguyễn Trung Trực tại TP Rạch Giá, thờ cụ Nguyễn Trung Trực và cụ Lâm Quang Ky.
Bàn thờ cụ Lâm Quang Ky trong Đình Nguyễn Trung Trực. Ảnh: Lâm Điền
Bàn thờ cụ Lâm Quang Ky trong Đình Nguyễn Trung Trực.
Lâm Điền
TIN LIÊN QUAN

Di tích mộ nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt ở Kiên Giang

Lâm Điền |

Sau khi mất, cụ Huỳnh Mẫn Đạt an nghỉ tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), năm 1994, mộ của ông được xếp hạng Di tích quốc gia.

Ngôi Đền Hùng lâu đời nhất tỉnh Kiên Giang

Lâm Điền |

Được xây dựng lần đầu vào thập niên 40 thế kỷ XX, Đền Hùng toạ lạc xã Nam Thái Sơn (Hòn Đất) được xem là Đền Hùng có lịch sử lâu đời nhất  tỉnh Kiên Giang.

Phú Quốc vắng khách dịp lễ, 2 đảo khác ở Kiên Giang kín phòng

NGUYÊN ANH |

Cao điểm dịp nghỉ lễ, đảo Lại Sơn và quần đảo Nam Du huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang không còn phòng, trong khi Phú Quốc chỉ đạt khoảng 50% công suất.

Di tích mộ nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt ở Kiên Giang

Lâm Điền |

Sau khi mất, cụ Huỳnh Mẫn Đạt an nghỉ tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), năm 1994, mộ của ông được xếp hạng Di tích quốc gia.

Ngôi Đền Hùng lâu đời nhất tỉnh Kiên Giang

Lâm Điền |

Được xây dựng lần đầu vào thập niên 40 thế kỷ XX, Đền Hùng toạ lạc xã Nam Thái Sơn (Hòn Đất) được xem là Đền Hùng có lịch sử lâu đời nhất  tỉnh Kiên Giang.

Phú Quốc vắng khách dịp lễ, 2 đảo khác ở Kiên Giang kín phòng

NGUYÊN ANH |

Cao điểm dịp nghỉ lễ, đảo Lại Sơn và quần đảo Nam Du huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang không còn phòng, trong khi Phú Quốc chỉ đạt khoảng 50% công suất.