Lụa và phụ nữ: Nét văn hóa đặc sắc thể hiện qua tranh

Bài và ảnh: DI PY |

Triển lãm “Hương” của Nguyễn Thu Hương đánh dấu cột mốc 10 năm mà họa sĩ chọn lụa là chất liệu chính để vẽ. Chị sử dụng lụa dệt tay của làng Quan Phố, Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Tuy lụa quen thuộc với người Việt, nhưng vẽ lụa và sống được với lụa theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen, thì chưa bao giờ là việc dễ dàng. Những nghi ngại về độ bền (mà thực chất thì tranh lụa khá bền), những mặc cảm về chủ đề và ngôn ngữ tạo hình (nghĩ tranh lụa gò bó, quê kiểng)… đã làm cho tranh lụa Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20 có những thất thế, lạc lõng và bị bỏ rơi.
Tuy lụa quen thuộc với người Việt, nhưng vẽ lụa và sống được với lụa theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen, thì chưa bao giờ là việc dễ dàng. Những nghi ngại về độ bền (mà thực chất thì tranh lụa khá bền), những mặc cảm về chủ đề và ngôn ngữ tạo hình (nghĩ tranh lụa gò bó, quê kiểng)… đã làm cho tranh lụa Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20 có những thất thế, lạc lõng và bị bỏ rơi.
Bước qua thế kỷ 21, đặc biệt từ khoảng 2010 trở lại đây, tranh lụa Việt Nam đã có được các tác giả mới, chủ đề mới, biểu cảm cảm, vật liệu mới… nên đang làm cuộc hồi sinh khá ngoạn mục. Nguyễn Thu Hương là một số những họa sĩ đã góp sức đáng kể vào cuộc hồi sinh này.
Bước qua thế kỷ 21, đặc biệt từ khoảng 2010 trở lại đây, tranh lụa Việt Nam đã có được các tác giả mới, chủ đề mới, biểu cảm, vật liệu mới…  đang làm nên cuộc hồi sinh khá ngoạn mục. Nguyễn Thu Hương là một số những họa sĩ đã góp sức đáng kể vào cuộc hồi sinh này.
Song hành với cuộc hồi sinh sáng tạo, đó là nhận thức của nhà trường, cộng đồng và đặc biệt giới sưu tập nội địa về tranh lụa đã thay đổi theo hướng tích cực. Có thể nói số tranh lụa Việt Nam được sưu tập trong một thập niên qua là nhiều nhất, nhiều hơn các thập niên trước đó cộng lại. Đã có khá nhiều triển lãm cá nhân và nhóm về tranh lụa, các hội thảo, ra mắt sách…
Song hành với cuộc hồi sinh sáng tạo, đó là nhận thức của nhà trường, cộng đồng và đặc biệt giới sưu tập nội địa về tranh lụa đã thay đổi theo hướng tích cực. Có thể nói số tranh lụa Việt Nam được sưu tập trong một thập niên qua là nhiều nhất, nhiều hơn các thập niên trước đó cộng lại. Đã có khá nhiều triển lãm cá nhân và nhóm về tranh lụa, các hội thảo, ra mắt sách…
Một điều đặc biệt của tranh lụa Nguyễn Thu Hương trong cả hành trình 10 năm, chính là khả năng biến hóa thành nhiều phong cách như lập thể, trìu tượng… Các chủ thể, các motif dù được lặp lại, nhưng chưa bao giờ là giống nhau, tôn vinh cái tôi và bản thể nữ.
Một điều đặc biệt của tranh lụa Nguyễn Thu Hương trong cả hành trình 10 năm, chính là khả năng biến hóa thành nhiều phong cách như lập thể, trùu tượng… Các chủ thể, các motif dù được lặp lại, nhưng chưa bao giờ là giống nhau, tôn vinh cái tôi và bản thể nữ.
Tất cả điều này giúp tranh lụa vượt qua cả những định kiến về phong cách sáng tác tranh lụa xưa nay, thường là các chủ đề rất đơn giản như phong cảnh, chân dung, cây đa, bến nước, mục đồng, mái đình…
Tất cả điều này giúp tranh lụa vượt qua cả những định kiến về phong cách sáng tác tranh lụa xưa nay, thường là các chủ đề rất đơn giản như phong cảnh, chân dung, cây đa, bến nước, mục đồng, mái đình…
Tranh lụa của Hương cho thấy chất liệu không “gò” cảm hứng, ngược lại, nó cho người xem thấy “chất” của nghệ sĩ. Bởi vì, lụa cũng như sơn mài, đòi hỏi sự cần mẫn, thời gian, do đó, cảm xúc phải đủ “dày” đủ “mạnh” để đi hết tiến trình sáng tạo một tác phẩm.
Tranh lụa của Hương cho thấy chất liệu không “gò” cảm hứng, ngược lại, nó cho người xem thấy “chất” của nghệ sĩ. Bởi vì, lụa cũng như sơn mài, đòi hỏi sự cần mẫn, thời gian, do đó, cảm xúc phải đủ “dày” đủ “mạnh” để đi hết tiến trình sáng tạo một tác phẩm.
Tại triển lãm, trả lời phóng viên, họa sĩ Thu Hương nói: “Tôi nghĩ ai vẽ tranh lụa sẽ đều yêu thích giống tôi, vẽ lụa phải chinh phục được chất liệu, “hai bên” phải hiểu nhau mới ra một bức tranh“.
Tại triển lãm, họa sĩ Thu Hương nói: “Tôi nghĩ ai vẽ tranh lụa sẽ đều yêu thích giống tôi, vẽ lụa phải chinh phục được chất liệu, “hai bên” phải hiểu nhau mới ra một bức tranh“.
Nói về về lụa được thể hiện trong văn hóa và hội họa, nữ họa sĩ nói thêm: “Tôi nghĩ tính cách nghệ sĩ sẽ hợp với những chất liệu riêng, tôi từng thử nhiều chất liệu nhưng chỉ có lụa là làm cho tôi hạnh phúc.
Nói về về lụa được thể hiện trong văn hóa và hội họa, nữ họa sĩ nói thêm: “Tôi nghĩ tính cách nghệ sĩ sẽ hợp với những chất liệu riêng, tôi từng thử nhiều chất liệu nhưng chỉ có lụa là làm cho tôi hạnh phúc.
Tôi yêu thích chất liệu lụa và dùng nó trong suốt 10 năm qua. Nhân vật chính của tôi luôn là phụ nữ. Tôi luôn nhìn vào mặt của những phụ nữ tích cực để đưa vào tranh. Với tôi không phải lúc nào phụ nữ cũng yếu đuối“.
Tôi yêu thích chất liệu lụa và dùng nó trong suốt 10 năm qua. Nhân vật chính của tôi luôn là phụ nữ. Tôi luôn nhìn vào những phụ nữ tích cực để đưa vào tranh. Với tôi không phải lúc nào phụ nữ cũng yếu đuối“.
Về việc khuyến khích giới trẻ yêu văn hóa truyền thống, cô nói: “Nếu mà việc làm của tôi tác động đến bạn trẻ và làm họ yêu tranh lụa thì đó là mong muốn làm sao để tranh lụa được yêu quý như sơn mài“.
Về việc khuyến khích giới trẻ yêu văn hóa truyền thống, cô nói: “Nếu mà việc làm của tôi tác động đến bạn trẻ và làm họ yêu tranh lụa thì đó là mong muốn làm sao để tranh lụa được yêu quý như sơn mài“.
 
 
Du khách đến tham quan TPHCM có thể ghé đến triển lãm “Hương” của họa sĩ Nguyễn Thu Hương diễn ra tại Eight Gallery từ đây đến ngày 25.10. Đây được xem là nét văn hóa truyền thống cần giữ gìn trong văn hóa nghệ thuật hội họa. Ảnh: DI PY.
Du khách đến tham quan TPHCM có thể ghé đến triển lãm “Hương” của họa sĩ Nguyễn Thu Hương diễn ra tại Eight Gallery từ nay đến ngày 25.10. Đây được xem là nét văn hóa truyền thống cần giữ gìn trong văn hóa nghệ thuật hội họa. Ảnh: DI PY.

Bài và ảnh: DI PY
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm cưới “Khởi nguồn hạnh phúc lứa đôi” tại Furama Đà Nẵng

An Thượng |

Đà Nẵng - Triển lãm cưới quy tụ nhiều nhãn hàng lớn trong ngành cưới sẽ được tổ chức tại Furama Resort Đà Nẵng vào thứ bảy 8.10.2022.

Triển lãm "Bất bình thường" ở Cần Thơ thu hút đông đảo giới trẻ

Hương Mai |

Cần Thơ - "Soi góc đa chiều, thấu điều ẩn giấu" là thông điệp mà triển lãm "Bất bình thường" muốn gửi đến người xem.

Triển lãm về Thư pháp và Graffiti độc đáo tại Quốc Tử Giám

Thúy Ngọc |

Triển lãm Đối thoại Thư pháp và Graffiti được tổ chức tại khu Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, từ ngày 26.8 đến hết 30.9.

Triển lãm “Sống như Anh”

THUỲ TRANG |

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm “Sống như Anh” tôn vinh tấm gương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.

Triển lãm cưới “Khởi nguồn hạnh phúc lứa đôi” tại Furama Đà Nẵng

An Thượng |

Đà Nẵng - Triển lãm cưới quy tụ nhiều nhãn hàng lớn trong ngành cưới sẽ được tổ chức tại Furama Resort Đà Nẵng vào thứ bảy 8.10.2022.

Triển lãm "Bất bình thường" ở Cần Thơ thu hút đông đảo giới trẻ

Hương Mai |

Cần Thơ - "Soi góc đa chiều, thấu điều ẩn giấu" là thông điệp mà triển lãm "Bất bình thường" muốn gửi đến người xem.

Triển lãm về Thư pháp và Graffiti độc đáo tại Quốc Tử Giám

Thúy Ngọc |

Triển lãm Đối thoại Thư pháp và Graffiti được tổ chức tại khu Thái học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, từ ngày 26.8 đến hết 30.9.

Triển lãm “Sống như Anh”

THUỲ TRANG |

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm “Sống như Anh” tôn vinh tấm gương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.