Triển lãm Tay níu thời gian tưởng nhớ 20 năm ngày mất của họa sĩ Bửu Chỉ

DI PY, Ảnh: BTC. |

Triển lãm "Tay níu thời gian" tưởng nhớ 20 năm ngày mất của họa sĩ Bửu Chỉ khai mạc vào lúc 18h30 ngày 11.12.2022 và sẽ kéo dài đến hết ngày 4.1.2023 tại REI Artspace, Quận 3, TPHCM.
Đây là triển lãm có tính cách hồi cố, tưởng nhớ 20 năm ngày mất của họa sĩ Bửu Chỉ (14.12.2002 -14.12.2022). Triển lãm do REI Artspace chủ trương thực hiện, giới thiệu bộ sưu tập riêng và một số tác phẩm được mượn lại từ các nhà sưu tập khác, ví dụ gia đình nhà sưu tập mỹ thuật Nguyễn Chí Sơn (1957 - 2020). Nhiều tác phẩm lần đầu bước ra từ các bộ sưu tập này, hoặc chưa được Bửu Chỉ đặt tên, nên REI Artspace chủ động đặt tên để tạm nhận diện.
Đây là triển lãm có tính cách hồi cố, tưởng nhớ 20 năm ngày mất của họa sĩ Bửu Chỉ (14.12.2002 -14.12.2022). Triển lãm do REI Artspace chủ trương thực hiện, giới thiệu bộ sưu tập riêng và một số tác phẩm được mượn lại từ các nhà sưu tập khác, ví dụ gia đình nhà sưu tập mỹ thuật Nguyễn Chí Sơn (1957 - 2020). Nhiều tác phẩm lần đầu bước ra từ các bộ sưu tập này, hoặc chưa được Bửu Chỉ đặt tên, nên REI Artspace chủ động đặt tên để tạm nhận diện.
Cuối thập niên 1960 đầu 1970, khi đang là sinh viên trường luật ở Huế, Bửu Chỉ đã rất say mê hội họa và đã rất nhiệt tình trong các phong trào sinh viên tranh đấu ở Huế và Sài Gòn. Dùng tranh, đặc biệt là biếm họa, để tuyên truyền, đấu tranh. Với họa sĩ Đinh Cường (1939 - 2016), cuộc đời hội họa của Bửu Chỉ có 3 giai đoạn rõ ràng: Giai đoạn “đen” 1970-1974, chữ mà Huỳnh Hữu Ủy hay dùng là “hội họa trước nghịch cảnh”, khi Bửu Chỉ sáng tác những bản vẽ bằng bút sắt mực nho, mạnh mẽ, đau nhói.
Cuối thập niên 1960 đầu 1970, khi đang là sinh viên trường luật ở Huế, Bửu Chỉ đã rất say mê hội họa và đã rất nhiệt tình trong các phong trào sinh viên tranh đấu ở Huế và Sài Gòn. Dùng tranh, đặc biệt là biếm họa, để tuyên truyền, đấu tranh. Với họa sĩ Đinh Cường (1939 - 2016), cuộc đời hội họa của Bửu Chỉ có 3 giai đoạn rõ ràng: Giai đoạn “đen” 1970-1974, chữ mà Huỳnh Hữu Ủy hay dùng là “hội họa trước nghịch cảnh”, khi Bửu Chỉ sáng tác những bản vẽ bằng bút sắt mực nho, mạnh mẽ, đau nhói.
Chất liệu này thích hợp cho phong trào đấu tranh mà anh là chứng nhân, là người chiến đấu. Tranh ở giai đoạn này, theo Bửu Chỉ: “…Nếu cần dùng một danh từ để tạm định nghĩa khuynh hướng sáng tác của tôi, tôi xin dùng chữ biểu tượng xã hội (expressionisme socialiste)”.
Chất liệu này thích hợp cho phong trào đấu tranh mà anh là chứng nhân, là người chiến đấu. Tranh ở giai đoạn này, theo Bửu Chỉ: “…Nếu cần dùng một danh từ để tạm định nghĩa khuynh hướng sáng tác của tôi, tôi xin dùng chữ biểu tượng xã hội (expressionisme socialiste)”.
Giai đoạn “trầm tĩnh” từ năm 1975, Bửu Chỉ với tâm hồn nhạy cảm của một nghệ sĩ và một trái tim nhiều ưu tư của người trí thức, vẫn đương đầu, vẫn dấn thân trước một khung cảnh mới. Và rồi ta bắt gặp ở tác phẩm sự trầm tĩnh - thái độ cần thiết để nhìn lại và nhìn suốt vấn đề con người bằng tất cả lương tâm của một con người, một công dân… Vì vậy dễ dàng bắt gặp ở anh cái thế giới bàng bạc những nỗi niềm, những tình cảm và suy nghĩ khát khao đươc bày tỏ. Chính từ đó, Bửu Chỉ đã hình thành một quan niệm riêng về nghệ thuật.
Giai đoạn “trầm tĩnh” từ năm 1975, Bửu Chỉ với tâm hồn nhạy cảm của một nghệ sĩ và một trái tim nhiều ưu tư của người trí thức, vẫn đương đầu, vẫn dấn thân trước một khung cảnh mới. Dễ dàng bắt gặp ở anh cái thế giới bàng bạc những nỗi niềm, những tình cảm và suy nghĩ khát khao đươc bày tỏ. Chính từ đó, Bửu Chỉ đã hình thành một quan niệm riêng về nghệ thuật.
Nhà thơ Trần Hoàng Phố (Bửu Nam, người gần gũi bên giòng họ Bửu Chỉ) đã nhận xét rất chí lý: “Không gian vô cùng tận của vũ trụ, nơi nhật nguyệt mang mang soi tỏ, ở trong đó con người vừa nhỏ bé, vừa kỳ vĩ, nhỏ bé trong thân phận và kỳ vĩ trong khát vọng và suy tưởng muốn ôm choàng tất cả sự sống và nỗi đau - nỗi sầu muộn và niềm hy vọng kiếp nhân sinh, hoá thân thành sự đam mê sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật như là sự chống trả với bước đi tàn bạo của thời gian”.
Nhà thơ Trần Hoàng Phố (Bửu Nam, người gần gũi bên dòng họ Bửu Chỉ) đã nhận xét rất chí lý: “Không gian vô cùng tận của vũ trụ, nơi nhật nguyệt mang mang soi tỏ, ở trong đó con người vừa nhỏ bé, vừa kỳ vĩ, nhỏ bé trong thân phận và kỳ vĩ trong khát vọng và suy tưởng muốn ôm choàng tất cả sự sống và nỗi đau - nỗi sầu muộn và niềm hy vọng kiếp nhân sinh, hoá thân thành sự đam mê sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật như là sự chống trả với bước đi tàn bạo của thời gian”.
Hơn 30 họa phẩm của họa sĩ Bửu Chỉ được sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu trên giấy, canvas, vải bố, bột giấy trên vóc… sẽ được trưng bày.
Hơn 30 họa phẩm của họa sĩ Bửu Chỉ được sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu trên giấy, canvas, vải bố, bột giấy trên vóc… sẽ được trưng bày.
Ngoài các tác phẩm và câu chuyện hội họa của Bửu Chỉ, triển lãm cũng giới thiệu đến công chúng cuốn sách nghệ thuật cùng tên “Tay níu thời gian“, phiên bản giới hạn, gồm tiểu sử của Bửu Chỉ, các tác phẩm và các bài viết về ông.
Ngoài các tác phẩm và câu chuyện hội họa của Bửu Chỉ, triển lãm cũng giới thiệu đến công chúng cuốn sách nghệ thuật cùng tên “Tay níu thời gian“, phiên bản giới hạn, gồm tiểu sử của Bửu Chỉ, các tác phẩm và các bài viết về ông.
Cuốn sách một phần nào đó giúp cho độc giả - đặc biệt giới trẻ - bước sâu hơn vào cuộc đời, các mối quan hệ cũng như là phong cách, nguồn cảm hứng sáng tác của ông.
Cuốn sách một phần nào đó giúp cho độc giả - đặc biệt giới trẻ - bước sâu hơn vào cuộc đời, các mối quan hệ cũng như là phong cách, nguồn cảm hứng sáng tác của ông.
Trong một bài phỏng vấn, Bửu Chỉ chia sẻ: “Nói rằng tôi chưa đến một trường mỹ thuật nào thì đúng hơn. Còn học vẽ thì phải học cả đời. Nhất là đối với một người tự học như tôi. Tôi đam mê hội họa từ nhỏ và ráo riết làm việc với nó cho đến nay, và dĩ nhiên là suốt cả đời tôi”.
Trong một bài phỏng vấn, Bửu Chỉ chia sẻ: “Nói rằng tôi chưa đến một trường mỹ thuật nào thì đúng hơn. Còn học vẽ thì phải học cả đời. Nhất là đối với một người tự học như tôi. Tôi đam mê hội họa từ nhỏ và ráo riết làm việc với nó cho đến nay, và dĩ nhiên là suốt cả đời tôi”.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 - 2001) từng nói về Bửu Chỉ: “Bửu Chỉ, tự bản chất là một con người phản kháng. Anh không chỉ nổi loạn với chính bản thân mình, mà còn muốn phá phách những trật tự xung quanh“.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 - 2001) từng nói về Bửu Chỉ: “Bửu Chỉ, tự bản chất là một con người phản kháng. Anh không chỉ nổi loạn với chính bản thân mình, mà còn muốn phá phách những trật tự xung quanh“.
“Đó cũng chính là tiền đề cho những cuộc dấn thân không ngừng nghỉ trong cuộc đấu tranh thời chiến và bây giờ muốn tiếp nối con người ấy trong hội họa. Hội họa đối với Bửu Chỉ chính là đời sống và đời sống với anh cũng chính là hội họa. Ngày xưa đã thế, ngày nay còn hơn thế nữa. Nhất là trong thời gian này…” - cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói thêm.
“Đó cũng chính là tiền đề cho những cuộc dấn thân không ngừng nghỉ trong cuộc đấu tranh thời chiến và bây giờ muốn tiếp nối con người ấy trong hội họa. Hội họa đối với Bửu Chỉ chính là đời sống và đời sống với anh cũng chính là hội họa. Ngày xưa đã thế, ngày nay còn hơn thế nữa. Nhất là trong thời gian này…” - cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói thêm.

DI PY, Ảnh: BTC.
TIN LIÊN QUAN

Hoa sĩ Minh Phong cài cắm ẩn dụ về số phận con người qua triển lãm Thiên di

DI PY |

Triển lãm "Thiên di" của nhà văn - họa sĩ Lê Minh Phong khai mạc lúc 18h ngày 2.12 tại HAKIO - Let’s Art (38 Trần Cao Vân, Q.3, TP.HCM) và kéo dài đến hết 18.12, trưng bày hơn 50 tranh.

Phong cảnh dã thú của họa sĩ Trần Quốc Giang trong triển lãm Ngày hôm qua

DI PY, Ảnh: Họa sĩ cung cấp. |

Chiều nay, Triển lãm cá nhân "Ngày hôm qua" của họa sĩ Trần Quốc Giang sẽ khai mạc, kéo dài đến 9.12.2022 tại Eight Gallery, 8 Phùng Khắc Khoan, Quận 1, TP.HCM.

Họa sĩ Hà thành mang hoa giấy trừu tượng vào triển lãm ở Sài Gòn

DI PY |

Trần Quang Dũng mong muốn triển lãm cá nhân tại TPHCM giới thiệu được với mọi người sự ghi chép về cảm xúc của anh qua gần 30 bức tranh sơn dầu.