Bạc Liêu: Doanh nghiệp du lịch “đỏ mắt” tìm nhân sự dù chấp nhận đào tạo từ số 0

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn trong mở rộng, đầu tư kinh doanh bởi phần lớn nhân lực không đạt tiêu chuẩn, ít thành thạo ngoại ngữ.

Bạc Liêu xác định du lịch là một trong 5 trụ cột phát triển của tỉnh. Trong 10 năm, Tỉnh uỷ Bạc Liêu đã ban hành 2 Nghị quyết về phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhân lực cho ngành du lịch vừa yếu, vừa thiếu gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng, đầu tư cho ngành công nghiệp không khói này.

“Đỏ mắt” tìm người

Phát biểu tại buổi họp mặt ngành du lịch ngày 9.7, ông Mai Hoàng Việt - Giám đốc Khu văn hóa đa năng ngoài công lập Công tử Bạc Liêu - cho biết, để tuyển người phục vụ du lịch biết tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác rất khó, hầu như tìm không ra.

Ông Việt cho rằng, nếu tuyển người từ TPHCM hoặc nơi khác về thì cũng không hợp lý. Do dó, doanh nghiệp tự tổ chức lớp tiếng Anh, mời giáo viên về dạy với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Việc này tạo điều kiện cho nguồn nhân lực nâng cao trình độ, va chạm thực tế…

Theo ông Việt, khi đạt trình độ nào đó, nhân sự chắc chắn sẽ được doanh nghiệp trả lương cao hơn so với những người chưa đạt một số yếu tố về lĩnh vực dịch vụ.

Ông Hoàng Văn Cường - đại diện Nhà máy điện gió Hòa Bình 1 - cho biết, việc tuyển dụng nhân sự đạt chuẩn tại địa bàn Bạc Liêu vô cùng khó khăn.

Quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu một điểm đến du lịch. Ảnh: Nhật Hồ
Quảng trường Hùng Vương Bạc Liêu một điểm đến du lịch. Ảnh: Nhật Hồ

Theo ông Cường, trong 2 năm qua doanh nghiệp tuyển chọn đầu vào từ con số 0, chấp nhận đào tạo từ đầu. Tuy nhiên, đến nay nguồn nhân lực vẫn chưa đạt như mong muốn.

“Thậm chí doanh nghiệp đã trực tiếp ký kết với Trường Đại học Bạc Liêu nhằm hỗ trợ công tác đầu vào nhưng hiện nay vẫn chưa xây dựng đầy đủ bộ khung để vận hành lĩnh vực du lịch của đơn vị”, ông Cường nêu khó khăn.

Vượt qua yếu tố địa lý tìm hướng đi

Ông Trần Văn Thảo - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Cà Mau - cho rằng sản phẩm du lịch ĐBSCL nói chung, Bạc Liêu nói riêng khá nổi trội, thu hút khách như: Quảng trường Hùng Vương, Nhà hát Cao Văn Lầu (3 nón lá), Nhà Công tử Bạc Liêu, Khu điện gió Hòa Bình 1…

Một trong những khó khăn hiện nay là vấn đề hạ tầng giao thông. “Làm sao xe 45 chỗ có thể đi đến được tất cả các điểm tham quan trong cả mùa mưa, nắng? Việc này là một trong những cạnh tranh làm giảm giá tour để thu hút khách nhiều hơn”, ông Thảo chia sẻ.

Nguồn du khách đến ĐBSCL nhiều nhất theo ông Thảo là từ miền Bắc và miền Trung. Do đó, làm sao thu hút nguồn khách này, trong đó có vấn đề hạ tầng, đặc biệt là sân bay.

Khách tham quan Nhà công tử Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Khách tham quan Nhà công tử Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Về tour tuyến du lịch, ông Thảo cho rằng, Bạc Liêu - Cà Mau - Sóc Trăng là chưa đủ, cần có thêm Cần Thơ. Đại diện doanh nghiệp này gợi mở có 2 tuyến đi, thứ nhất từ Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cần Thơ; thứ 2 gồm: Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Bạc Liêu.

“Liên kết tour theo trục Quốc lộ 1 có thể làm 2 chương trình qua 4 tỉnh như vậy”, ông Thảo nói.

Đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch tại Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch tại Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Ông Ngô Vũ Thăng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - cho biết, tỉnh có nhiều cái không như: Không sân bay, không cảng biển, không điểm dừng chân… Đây là những hạn chế đối với sự phát triển của ngành du lịch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng nhìn nhận năng lực, trình độ của đội ngũ lao động ngành du lịch vẫn còn hạn chế. Do đó, tỉnh sẽ rà soát, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực để tiến tới xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch Bạc Liêu, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Theo nội dung Quy hoạch mới được ban hành, Nhà Mát - Bạc Liêu được xác định là một trong 61 địa điểm tiềm năng phát triển Khu du lịch quốc gia, là một trong 4 địa điểm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được ưu tiên đầu tư hạ tầng trước năm 2030 để trở thanh Khu du lịch quốc gia. Dự kiến Khu du lịch quốc gia này gồm 5 xã, phường là: Nhà Mát, Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông, Phường 2 và Xã Vĩnh Hậu A (huyện Hoà Bình).

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Ngôi chùa miền Tây trưng cặp giường nóng - lạnh độc lạ của công tử Bạc Liêu

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng - Ngoài kiến trúc độc đáo, chùa Chén Kiểu còn gây chú ý khi trưng bày tủ cẩn xà cừ, trường kỷ cùng 2 chiếc giường ngủ mùa đông và mùa hè của công tử Bạc Liêu.

Bạc Liêu phát động cuộc thi thiết kế quà tặng lưu niệm du lịch

NHẬT HỒ |

Cuộc thi thiết kế quà tặng lưu niệm du lịch tỉnh Bạc Liêu chính thức nhận tác phẩm từ ngày 1.8 cho đến 17h ngày 30.9.2024.

Du khách đổ xô đặt tour, nhân sự ngành du lịch Nhật Bản không đủ đáp ứng

Chí Long (Theo SCMP) |

Khách du lịch đã đổ xô đến Nhật Bản kể từ khi nước này nới lỏng chính sách vào tháng 10. Tuy nhiên, việc cắt giảm quy mô do COVID-19 khiến ngành vận tải và khách sạn của Nhật thiếu nhân lực trầm trọng.

Ngôi chùa miền Tây trưng cặp giường nóng - lạnh độc lạ của công tử Bạc Liêu

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng - Ngoài kiến trúc độc đáo, chùa Chén Kiểu còn gây chú ý khi trưng bày tủ cẩn xà cừ, trường kỷ cùng 2 chiếc giường ngủ mùa đông và mùa hè của công tử Bạc Liêu.

Bạc Liêu phát động cuộc thi thiết kế quà tặng lưu niệm du lịch

NHẬT HỒ |

Cuộc thi thiết kế quà tặng lưu niệm du lịch tỉnh Bạc Liêu chính thức nhận tác phẩm từ ngày 1.8 cho đến 17h ngày 30.9.2024.

Du khách đổ xô đặt tour, nhân sự ngành du lịch Nhật Bản không đủ đáp ứng

Chí Long (Theo SCMP) |

Khách du lịch đã đổ xô đến Nhật Bản kể từ khi nước này nới lỏng chính sách vào tháng 10. Tuy nhiên, việc cắt giảm quy mô do COVID-19 khiến ngành vận tải và khách sạn của Nhật thiếu nhân lực trầm trọng.