Dòng người về núi Dinh dự Đại lễ Phật Đản ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Chí Long - Linh Boo |

Sáng 1.6 hàng vạn người đến chùa Thiền Tôn Phật Quang (Bà Rịa - Vũng Tàu) để tham dự Đại lễ Phật đản 2023, cầu may mắn và bình an.

Đại lễ Phật Đản diễn ra ở chùa Thiền Tôn Phật Quang (núi Dinh, thôn Chu Hải, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, phật tử và du khách.

Chương tình đại lễ bắt đầu với Lễ Quy Y Tam Bảo diễn ra vào ngày 31.5 (13.4 âm lịch) và kéo dài với một loạt hoạt động đến hết ngày 2.6 (15.4 âm lịch).

Có mặt từ sớm cùng gia đình, cô Trần Thị Hằng (sinh năm 1966, ngụ tại phường An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, đã nhiều năm cô cùng gia đình, con cái về chùa Thiền Tôn Phật Quang dự Đại lễ Phật Đản.

"Ngày này hàng năm, chúng sinh cả nước quy tụ về đây rất đông. Năm nay còn đông và náo nhiệt hơn các năm trước", cô Hằng chia sẻ. "Hàng vạn Phật tử đến tham dự Đại lễ Phật Đản để cầu mong được sống yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Tất cả vì chúng sinh, chia sẻ, giải thoát giác ngộ muốn đem niềm vui đến mọi nhà". 

Du khách từ khắp nơi đổ về chùa Thiền Tôn Phật Quang chuẩn bị tham gia Đại lễ Phật Đản.
Du khách từ khắp nơi đổ về chùa Thiền Tôn Phật Quang chuẩn bị tham gia Đại lễ Phật Đản.

Trong hai ngày đầu Đại lễ, Thượng toạ Thích Chân Quang – Phó trưởng ban Kinh tế Tài chánh TW GHPGVN, Trụ trì Chùa Phật Quang sẽ thuyết pháp. Nghi thức lễ Phật đản chính thức sẽ diễn ra vào 20h ngày Phật đản (2.6). Ngày Phật đản còn gọi là Quán Phật hội (hội tắm Phật) với trọng tâm là nghi thức tắm Phật.

Du khách có thể xuống chùa theo đường bộ.
Du khách có thể xuống chùa theo đường bộ với khoảng hơn 200 bậc thang.
 
Hoặc ngồi xe tời hoàn toàn miễn phí.

Đại lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại của đạo Phật, để kỷ niệm ngày xuất thế và tưởng nhớ Đức Thế Tôn - người khai sáng đạo Phật. Đại lễ diễn ra hàng năm vào rằm tháng Tư âm lịch, theo truyền thống Phật giáo.

Hàng chục nghìn phật tự, người dân và khách tham quan
Hàng chục nghìn phật tự, người dân và khách tham quan đổ về chùa Thiền Tôn Phật Quang chờ ngày lễ chính.
 
Nhiều du khách chuẩn bị sẵn đồ đạc để ngủ lại qua đêm.

Nằm trong thung lũng thuộc núi Dinh, thôn Chu Hải, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, chùa Thiền Tôn Phật Quang hay có tên khác là chùa Phật Quang. Ngôi chùa này từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ẩn mình dưới những tán cây xanh, ngôi chùa này có phong cảnh rất đẹp.

 
Đến đây, du khách sẽ được mời dùng miễn phí cơm chay, nước uống, chỗ nghỉ qua đêm.... Hàng trăm tình nguyện viên là người dân, sinh viên đại học tham gia công đức tại chùa.

Từ trên cao nhìn xuống, mái chùa nâu đã nhuốm màu rêu phong ẩn hiện giữa núi rừng đại ngàn xanh biếc. Dạo bộ trên con đường lát đá quanh co, hai bên là rừng trúc, lắng nghe tiếng suối chảy róc rách xen lẫn tiếng chim hót khiến những lo toan bộn bề cuộc sống đều lùi xa.

Mặc dù quy mô chùa không quá lớn, kiến trúc và không gian được quy hoạch bài bản, với những công trình đầy tính nghệ thuật. Tháp Đa Bảo, chánh điện Đại Tòng Lâm Tự, vườn Lâm Tỳ Ni… đều khiến du khách ấn tượng mạnh.

 
Khu vực ngồi thiền rộng lớn chật kín Phật tử ngồi nghỉ ngơi chờ dự Đại lễ Phật Đản.

Ngôi chùa mở cửa từ 6h đến 21h hàng ngày cho du khách thoải mái thời gian chiêm bái, ngắm cảnh. Từ khi cây dựng vào năm 1992 đến nay, chùa Phật Quang hiện là nơi an trú, tu học của hơn 200 vị tu hành.

Hàng năm, chùa tổ chức nhiều khóa tu vào mùa hè cho các thiền sinh tìm hiểu thêm về Phật pháp, chiêm nghiệm về bản thân, hoặc các Đại lễ lớn như Lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ hội Vạn Phật... nên thu hút rất đông du khách tới chiêm bái, vãn cảnh.

 
Người dân, phật tử làm lễ Quy y tại chùa ngày 1.6.

Trong những ngày diễn ra Đại lễ Phật Đản, người dân và Phật tử tự do tham dự không cần đăng ký trước, chùa cũng không giới hạn số lượng. Đặc biệt, trong ba ngày Đại lễ Phật Đản tại chùa Thiền Tôn Phật Quang, mọi hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ của du khách đều được miễn phí.

Chí Long - Linh Boo
TIN LIÊN QUAN

Điểm khác biệt của 2 ngôi chùa đẹp cùng tên Huyền Không ở Huế

Linh Boo |

Hai ngôi chùa mang tên Huyền Không ở Cố đô Huế đều là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn được nhiều người dân, du khách đến tham quan, chiêm bái.

Độc lạ kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong chùa cổ Nhật Bản

Nhật Hạ |

Chùa Kiyomizu-dera ở Nhật Bản có phần hiên gỗ bề thế không sử dụng một cây đinh nào, thay vào đó là kỹ thuật khắc gắn phức tạp.

Chuyện thú vị về trái bầu hồ lô trên đỉnh chùa, miếu ở An Giang

Lâm Điền |

Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở An Giang có nhiều nét “độc lạ” về kiến trúc, dễ thấy nhất là hình tượng bầu hồ lô. Du khách đến Chùa Tam Bửu sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức tượng đặc biệt này.

Điểm khác biệt của 2 ngôi chùa đẹp cùng tên Huyền Không ở Huế

Linh Boo |

Hai ngôi chùa mang tên Huyền Không ở Cố đô Huế đều là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn được nhiều người dân, du khách đến tham quan, chiêm bái.

Độc lạ kiến trúc gỗ không dùng đến đinh trong chùa cổ Nhật Bản

Nhật Hạ |

Chùa Kiyomizu-dera ở Nhật Bản có phần hiên gỗ bề thế không sử dụng một cây đinh nào, thay vào đó là kỹ thuật khắc gắn phức tạp.

Chuyện thú vị về trái bầu hồ lô trên đỉnh chùa, miếu ở An Giang

Lâm Điền |

Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa ở An Giang có nhiều nét “độc lạ” về kiến trúc, dễ thấy nhất là hình tượng bầu hồ lô. Du khách đến Chùa Tam Bửu sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức tượng đặc biệt này.