Khách Ấn Độ mạnh tay chi tiền du lịch, nhưng chỉ 1% đi nước ngoài

Thịnh Phạm (Theo CNBC) |

Khách Ấn Độ thực hiện 1,7 tỉ chuyến đi trong năm 2022, nhưng chỉ khoảng 1% trong số đó là chuyến du lịch nước ngoài, theo Booking.com và McKinsey.

Vài năm trở lại đây, Ấn Độ đang nổi lên như một cường quốc trong lĩnh vực du lịch. Người dân Ấn Độ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn cho chuyến nghỉ dưỡng, nhưng phần lớn chỉ du lịch trong nước chứ không phải quốc tế. Trong số 1% du khách Ấn Độ đi nước ngoài, họ lựa chọn Dubai, Hà Nội, TPHCM...

Theo báo cái được công bố vào tháng 10, dự kiến tới năm 2030, du khách ở quốc gia tỉ dân này ​​sẽ có thêm 5 tỉ chuyến du lịch và 99% trong số đó vẫn sẽ là chuyến đi nội địa.

 
Đám đông ở thành phố Haridwar, bang Uttarakhand, Ấn Độ. Ảnh: Shashank Hudkar/Unsplash

Ấn Độ đang trên đà trở thành quốc gia có chi tiêu du lịch lớn thứ tư thế giới nhờ thu nhập trung bình của người dân và hộ gia đình ngày càng tăng.

Tại công bố ngân sách hàng năm vào tháng 2 năm nay, Bộ tài chính Ấn Độ cho biết họ có kế hoạch tăng chi tiêu vốn thêm 33% lên 10 nghìn tỉ rupee (120,96 tỉ USD), khi nước này sẵn sàng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai vào năm 2075.

Báo cáo cho thấy các hãng hàng không Ấn Độ đã đặt mua hơn 1.000 máy bay mới, nâng tổng số máy bay lên khoảng 1.500 đến 1.700 chiếc vào năm 2030.

Ngoài ra, với độ tuổi trung bình là 27,6, lượng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ (bao gồm giải trí và nghỉ dưỡng) cũng được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Báo cáo cũng cho thấy chi tiêu cho du lịch được dự đoán sẽ đạt 410 tỉ USD - tăng hơn 170% so với 150 tỉ USD vào năm 2019.

10 địa điểm nội địa được người Ấn Độ ưu tiên lựa chọn lần lượt là New Delhi, Bengaluru, Mumbai, Chennai, Pune, Hyderabad, Gurugram, Jaipur, Kochi và Kolkata - đều là những nơi có đông dân cư. Bên cạnh những địa điểm quen thuộc, Kochi là thành phố mới duy nhất trong danh sách.

Theo một cuộc khảo sát, có khoảng 2.000 người Ấn Độ và 42.000 khách du lịch trên toàn cầu ở độ tuổi từ 18 đến 54 tuổi đã đặt các chuyến du lịch vào năm 2022 và có kế hoạch làm điều tương tự trong năm nay.

Có thể thấy, 10 thành phố được ghé thăm nhiều nhất ở Ấn Độ đều là những nơi có nhịp sống vô cùng nhộn nhịp, thế nhưng điều đó có thể sớm thay đổi trong tương lai gần. Ngày càng có nhiều người Ấn Độ mong muốn khám phá những địa điểm ít người biết đến, chưa được khai thác du lịch nhiều. Ngoài New Delhi và Mumbai, các thành phố như Jodhpur, Dharamshala, Bodhgaya, Bilaspur, Kodagu và Raipur cũng đang thu hút sự chú ý của các chuỗi khách sạn quốc tế.

Thành. Ảnh:
Các thành phố cấp 2 và cấp 3 ở Ấn Độ đang thu hút đầu tư nước ngoài. Ảnh: powerofforever

Deepak Rao - giám đốc quản lý doanh thu của khách sạn Hyatt ở Ấn Độ và Tây Nam Á cho biết: "Các khách sạn có tên tuổi hiện tập trung vào các thành phố cấp 2 để nắm bắt cơ hội kinh doanh ngày càng tăng và thu hút lượng khách du lịch sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ tiêu chuẩn".

Chuỗi khách sạn Novotel của Pháp đã mở cửa đón khách du lịch ở Jodhpur từ tháng 5, còn tập đoàn khách sạn Radisson cũng xác nhận bắt đầu chào đón du khách đến Raipur vào năm 2025.

Trong số 1% du khách Ấn Độ đi nước ngoài, 10 địa điểm hàng đầu họ đến thăm lần lượt là Dubai, Bangkok, Singapore, London, Paris, Thành phố Hồ Chí Minh, Ubud, Hà Nội, Phuket và Kathmandu.

Hà Nội lọt top địa điểm quốc tế yêu thích của du khách Ấn Độ. Ảnh: Phong Linh
Hà Nội lọt top địa điểm quốc tế thu hút nhiều du khách Ấn Độ. Ảnh: Phong Linh
Thịnh Phạm (Theo CNBC)
TIN LIÊN QUAN

Khách Trung Quốc, Ấn Độ chưa ồ ạt du lịch Thái Lan dù được miễn visa

Ý Yên (Theo Thaiger) |

Giữa bối cảnh kinh tế khó khăn, Thái Lan chưa đón lượng khách Trung Quốc và Ấn Độ đông như kỳ vọng, ngay cả khi áp dụng chính sách miễn visa.

Đà Nẵng là điểm đến khách Ấn Độ quan tâm nhất thế giới

Trung Hiếu |

Đà Nẵng dẫn đầu 10 điểm đến hấp dẫn khách Ấn Độ với lượng tìm kiếm trên Skyscanner tăng 1.141% - mức tăng trưởng cao nhất những năm qua.

Quảng Ninh bồi dưỡng nghiệp vụ đón tiếp khách du lịch Hồi giáo và Ấn Độ

Đoàn Hưng |

Ngày 2.11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội du lịch tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch Hồi giáo (Halal) và Ấn Độ.