Kỷ vật của Tố Hữu ở làng Rô

ĐỖ VẠN |

Năm 1942, khi vượt ngục Đắk Glei (tỉnh Kon Tum), nhà thơ Tố Hữu đã đến làng Rô ở xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam và được người dân nơi đây cưu mang. Đáp lại ân tình, nhà thơ đã tặng một “món quà” để làm kỷ niệm. Qua năm tháng, “tặng vật” ấy của nhà thơ Tố Hữu được dân làng Rô nâng niu và trở thành một kỷ vật.

Tới làng Rô (xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) vào một chiều cuối thu, chúng tôi gặp được bà Kapu Thị Đẹp – gia đình từng cưu mang nhà thơ Tố Hữu trên “Bước đường gian nguy”…

Kỷ vật của nhà thơ Tố Hữu ở làng Rô. Ảnh: L.V
Kỷ vật của nhà thơ Tố Hữu ở làng Rô. Ảnh: L.V

Bà đẹp nhớ lại, vào buổi chiều cuối xuân của hơn 70 năm về trước, khi già làng của làng Rô về báo tin cho gia đình ông Đinh Deh rằng: Trên rẫy của họ - ở bên kia dòng sông Ngầm Nước Lũ - có một cán bộ Việt Minh đang lẩn trốn. Sau này, bà mới biết người cán bộ đó chính là nhà thơ Tố Hữu vượt ngục Đắk Glei (Kon Tum).

Trong suốt một tuần, chồng bà đã mang cơm muối sang tiếp tế cho nhà thơ. Lúc đó, giặc Pháp vây ráp và dụ dỗ: hễ ai bắt được nhà thơ Tố Hữu sẽ thưởng trâu bò, gạo, muối.

Mái nhà Gươl của đồng bào Cơ-tu. Ảnh: Đ.V
Mái nhà Gươl của đồng bào Cơ-tu. Ảnh: Đ.V

Để tri ân đồng bào làng Rô và gia đình ông Đinh Deh, tháng 5.1973 trong một chuyến công tác ngang qua Bến Giằng, nhà thơ Tố Hữu đã ghé lại làng Rô và biếu tặng nhiều món quà cho dân làng.

Đặc biệt, nhà thơ đã dành tặng riêng cho gia đình ông Đinh Deh một chiếc radio và tấm ảnh chân dung. Bên dưới có ghi dòng chữ: “Kính tặng các đồng chí và đồng bào làng Rô thân yêu để nhớ lần đầu đến làng, những ngày vượt trại giam Đắk Glei vào cuối tháng 3.1942 và lần về lại thăm làng tháng 5.1973” và 4 câu thơ:

“Ơi làng Rô nhỏ của tôi

Cao cao ngọn núi chiếc nôi đại bàng

Trăm năm ta nhớ ơn làng

Cánh tay che chở bước đường gian nguy”

Cánh đồng lúa chín ở Nam Giang. Ảnh: Đ.V
Cánh đồng lúa chín ở Nam Giang. Ảnh: Đ.V

Qua thời gian, “chiếc radio”, “tấm ảnh chân dung” của Tố Hữu vẫn được gia đình ông Đinh Deh gìn giữ và coi đó như kỷ vật của gia đình. Năm 2006, do tuổi già mà ông Đinh Deh đã ra đi vĩnh viễn. Trước khi chết, ông Đinh Deh không quên căn dặn gia đình phải giữ gìn 2 kỷ vật này thật cẩn thận và không được làm hư hại, để khi gia đình nhà thơ vào sẽ trả lại - bà Đẹp chia sẻ.

Một góc của làng Rô. Ảnh: Đ.V
Một góc của làng Rô. Ảnh: Đ.V

Trên bàn thờ gia đình, bên cạnh di ảnh của ông Đinh Deh là bức chân dung nhà thơ Tố Hữu được gia đình ngày đêm hương khói. Chiếc radio cũng được bà đặt trang trọng trên chiếc bục gỗ cao nhất trong nhà.

Năm 2010, khi nhà truyền thống huyện Nam Giang hoàn thành, 2 kỷ vật này được huyện mượn về trưng bày tại nhà truyền thống để phục vụ khách tham quan. Tuy vậy, một thời gian sau gia đình bà Đẹp đã xuống mang về lại.

Một góc của làng Rô. Ảnh: Đ.V
Một góc của làng Rô. Ảnh: Đ.V

“Đây là 2 kỷ vật của cán bộ cách mạng Tố Hữu tặng chồng già nên không yên tâm giao cho người lạ. Sau này nếu già chết đi thì mấy đứa con của già sẽ tiếp tục giữ, chúng nó không giữ được thì làng sẽ giữ” - bà Đẹp nói.

ĐỖ VẠN
TIN LIÊN QUAN

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp “hai sông bốn hồ” ở thiên đường du lịch Quế Lâm

Hoàng Văn Minh |

“Hai sông bốn hồ” là một trong những điểm đến độc đáo, thu hút hang triệu khách du lịch ngoài nước mỗi năm ở thiên đường du lịch Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc).

9 tháng đầu năm, ngành du lịch Bình Định đón hơn 3.4 triệu khách

NGUYỄN VĂN |

Ngày 1.10, Sở Du lịch tỉnh Bình Định đã có báo cáo về tình hình hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm.

Phố biển Cửa Lò, vì sao là điểm đến hấp dẫn bậc nhất xứ Nghệ?

HOÀNG VIỄN CHINH |

Cửa Lò (Nghệ An) là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Bắc Trung bộ. Biển nơi đây chào đón du khách không chỉ bằng dải cát dài phẳng lặng, hay những tiếng rặng phi lao rì rào trong gió, tiếng sóng vỗ bờ không nghỉ ngày đêm, mà còn bằng vẻ đẹp tráng lệ của thời khắc ban mai, khi bình minh lên và mặt trời ló dạng.

Du lịch nông nghiệp khu vực ĐBSCL: Vốn một núi, túi...chỉ một đồng

Lục Tùng |

Đó là thực trạng được nhiều đại biểu “gióng” lên tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp khu vực ĐBSCL” do Tổng cục Du lịch, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp UBND tỉnh An Giang tổ chức vào sáng 01.10.2018 tại TP Long Xuyên.

Bảo tồn thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế như thế nào?

Hoàng Văn Minh |

Sau khi được vinh danh là Di sản ký ức thế giới, vấn đề đặt ra là hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế sẽ được gìn giữ, bảo tồn như thế nào?

Về một thung lũng Đường Hoa không có… hoa

Từ Ân |

Đôi khi người ta hay vương vấn về một cái tên. Ví như ơ xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh có một địa danh nghe rất thơ và gợi là “thung lũng Đường Hoa” cứ làm tôi nhớ mãi. 

Cây đa con nai trên bán đảo Sơn Trà

HOÀNG VINH |

Nằm khuất sâu trong một cánh rừng trên bán đảo Sơn Trà, cây đa con nai là một trong những điểm đến khá thú vị với những du khách thích mạo hiểm khi lên bán đảo.

Mai một nghề chiếu Cẩm Nê

XUÂN HẬU |

Làng Cẩm Nê (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nổi tiếng với nghề dệt chiếu truyền thống từ bao đời. Vậy mà, đến nay, làng chiếu Cẩm Nê chỉ còn duy nhất cụ bà Phan Thị Đào (81 tuổi, làng Cẩm Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) còn làm nghề.