Những tiêu bản động đậy

Hoàng Văn Minh |

“Nhìn ông múa Xoang giống vũ công chuyên nghiệp quá”. Tim tôi hình như loạn nhịp một thoáng khi cô bé lúng liếng đang múa cạnh bên bất ngờ ghé tai thì thầm. “Hồi tầm tuổi em anh từng là vũ công chuyên nghiệp”. Tôi trả lời, nhân thể ngầm nói rằng “tôi rất ghét các cô gái gọi mình bằng ông”. 

“Nhìn ông múa Xoan giống vũ công chuyên nghiệp quá”. Tim tôi hình như loạn nhịp một thoáng khi cô bé lúng liếng đang múa cạnh bên bất ngờ ghé tai thì thầm. “Hồi tầm tuổi em anh từng là vũ công chuyên nghiệp”. Tôi trả lời, nhân thể ngầm nói rằng “tôi rất ghét các cô gái gọi mình bằng ông”.

“Nhìn ông múa Xoan giống vũ công chuyên nghiệp quá”. Tim tôi hình như loạn nhịp một thoáng khi cô bé lúng liếng đang múa cạnh bên bất ngờ ghé tai thì thầm. “Hồi tầm tuổi em anh từng là vũ công chuyên nghiệp”. Tôi trả lời, nhân thể ngầm nói rằng “tôi rất ghét các cô gái gọi mình bằng ông”.

Cô bé hình như không hiểu, lại cười trêu ngươi: “Đố ông đoán được em là người Kinh hay người Lạch?”.

Cô bé trong trang phục người Lạch, thành viên của một đoàn ca múa chuyên phục vụ khách du lịch ở một thung lũng nằm giữa lưng chừng ngọn Langbiang trên “Hoàng triều cương thổ” – đất vườn của triều Nguyễn năm nào.

Nhưng dò xét mãi vẫn không thể trả lời được câu hỏi. Chỉ biết đoàn ca múa đêm nay khoảng 20 chục thành viên thì già phần ba là “thân Kinh áo Lạch”. Thầy tu, đôi khi chỉ là chiếc áo!

Một đên Xoang trên đỉnh Langbiang
Một đên Xoang trên đỉnh Langbiang

Trước khi chủ khách cùng hòa mình vào một đêm Xoang cùng tiếng cồng chiêng đánh thức cả thung lũng, “già làng” của đoàn ca múa tái hiện nghi lễ mời gọi thần núi, thần sông, thần lúa gạo, thần cây, thần lửa… về cùng chứng kiến và chung vui với những du khách từ rất xa hoan hỉ ghé thăm nhà.

Tôi thành kính làm theo nghi thức của “già làng” cùng những ý nghĩ mơ hồ về nỗi sợ mơ hồ rằng thần linh hình như đang cưỡi mây về thì giật mình. Vẫn “cô bé lúng liếng” ấy đứng cạnh khều tay cười rúc rích “họ đang diễn cho khách du lịch xem thôi ông ạ. Bọn em diễn thế này đã hơn chục năm rồi”.      

Bỗng nghe mình cáu. Thầm nghĩ thì “ông của em” có đến mức ăn rồi nói chưa ăn đâu mà không biết là người của em đang diễn. “Ông của em” chỉ nghĩ là đã có người diễn thì tất phải có người xem và cùng… diễn lại với họ thì cuộc sống mới thêm phần thi vị.

Với lại, nếu không tranh thủ những giây phút như thế này để “diễn” thì biết đến đâu, tìm đâu ra, kể cả những buôn làng còn thuần khiết nhất để nghe được một âm vang cồng chiêng; một điệu múa Xoan cùng những nghi lễ giao tiếp với thần linh thật trong thời buổi này?”. 

Ngẩn ngơ tự hỏi một hồi, ngó lại đã thấy cô bé rời tôi đi lúng liếng, thì thầm với một “ông” khác xa mờ sau ánh lửa từ lúc nào. Điệu Xoan lúc này đã biến tấu sang những bước chân và tiếng gầm rú của những chú voi rừng lắc lư nhịp nhàng theo tiếng cồng chiêng.

Nghe hoang dã như một trận làm tình kinh thiên động địa của đôi voi nhà được thiết kế mà tôi may mắn được xem qua điện thoại từ một nài voi bên hồ Lắk dạo nọ. Ông chủ voi còn thu điện thoại nhét vội vào túi như sợ bị mất cắp rồi thầm bảo “đây là hàng hiếm trăm năm có một” bởi gần như những con voi già ở Tây Nguyên đại ngàn sau bao nhiêu năm sống với con người đã gần như quên mất thiên chức giao phối và sinh sản.

Trận làm tình tưởng như dài vô tận làm tan nát cả một cánh rừng ấy cuối cùng cũng hoài thai. Nhưng tròn hai năm mang nặng đẻ đau của nàng voi nhà cuối cùng chỉ cho ra một “hài nhi” chán không muốn ở lại thế giới này trong sự tiếc nuối vô bờ bến của con người.

Chú voi con ở Bản Đôn
Chú voi con ở Bản Đôn

Để rồi hôm nay, những hình ảnh nguyên mẫu trong bài hát “chú voi con ở Bản Đôn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên nức tiếng năm nào đã trở thành tiêu bản trong một nhà trưng bày ở Buôn Đôn mà tôi lưu giữ trong tiềm thức bỗng lần lượt nhảy múa sau ánh lửa.

Langbiang và còn rất nhiều những Langbiang khác ngoài “Hoàng triều cương thổ”; một đêm Xoang, tiếng cồng chiêng, những nghi lễ, cô bé lúng liếng không rõ người Kinh hay người Lạch… Mọi thứ hay ho mà tôi chứng kiến đêm nay hoa ra là những “tiêu bản” biết động đậy.

Kể cả nỗi sợ hãi thần linh mơ hồ thoáng qua trong tâm trí mình trước đó…

“Nhìn ông múa Xoan giống vũ công chuyên nghiệp quá”. Tim tôi hình như loạn nhịp một thoáng khi cô bé lúng liếng đang múa cạnh bên bất ngờ ghé tai thì thầm. “Hồi tầm tuổi em anh từng là vũ công chuyên nghiệp”. Tôi trả lời, nhân thể ngầm nói rằng “tôi rất ghét các cô gái gọi mình bằng ông”.

“Nhìn ông múa Xoan giống vũ công chuyên nghiệp quá”. Tim tôi hình như loạn nhịp một thoáng khi cô bé lúng liếng đang múa cạnh bên bất ngờ ghé tai thì thầm. “Hồi tầm tuổi em anh từng là vũ công chuyên nghiệp”. Tôi trả lời, nhân thể ngầm nói rằng “tôi rất ghét các cô gái gọi mình bằng ông”.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Huyền thoại về những “kiến trúc sư” không biết chữ

Phạm Ly (tổng hợp) |

Được làm nên từ đôi bàn tay và khối óc của những bậc thầy người Bahnar về kiến trúc nhà Rông cổ, và điều đặc biệt là các “kiến trúc sư” dù không biết chữ, không có một bản vẽ thiết kế vẫn dựng lên mái nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên một cách vững chãi, thách thức mưa nắng trong hàng trăm năm.

Đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia: Điểm đến kỳ thú trên đất nước Chùa Tháp

Lục Tùng |

Đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia (Đài Hữu nghị) được xây dựng trên Vương quốc Campuchia để kỷ niệm sự kiện Bộ đội tình nguyện Viêt Nam đã giúp nhân dân Campuchia chiến đấu giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Từ nhiều năm nay, nơi đây đã trở thành điểm đến thú vị cho tất cả du khách đặt chân đến xứ sở Chùa Tháp.

Làm đẹp cho tổ tiên

Hoàng Văn Minh |

Đã có tranh cãi nhỏ trong ngày kỵ nội khi tôi đề xuất nên làm lại bức ảnh thờ đã cũ và ố. Nhiều người không đồng ý khi tôi nói nhân tiện nên nâng cấp bộ áo dài và khăn đóng màu đen được may bằng vải the mỏng vốn dành cho giới bình dân mà nội đang khoác thành khăn áo màu vàng có thêu họa tiết và vải gấm cho giống thượng lưu quý tộc.

Đà Nẵng xây dựng chợ đêm Sơn Trà

An Thượng |

UBND TP.Đà Nẵng vừa thống nhất triển khai Dự án “Phố Chợ đêm Sơn Trà” tại khu vực gần Cầu Rồng thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà. 

Ba món tráng miệng làm từ matcha nức tiếng Phù Tang

Thúy Hiền (Tổng hợp) |

Là một loại bột trà được chiết suất từ lá trà Tencha - một giống trà đặc trưng của Nhật, matcha được xem như một loại thần dược cho sức khỏe, tuổi thọ và nhan sắc. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng, matcha còn quyến rũ thực khách bởi hương vị đậm đà thanh nhã khó cưỡng lại. Đến thăm đất nước Nhật Bản, du khách đừng bỏ qua những món ăn làm từ matcha dưới đây. 

Doanh nghiệp Đà Nẵng ký cam kết lắp camera để “làm sạch môi trường du lịch”

THUỲ TRANG |

Ngày 20.8 vừa qua, Sở Du lịch và Giao thông vận tải TP Đà Nẵng đã cùng nhiều doanh nghiệp vận tải du lịch ký cam kết và thực hiện lắp đặt camera trên các xe ôtô vận chuyển khách nhằm “làm sạch môi trường du lịch”.

Đến Tà Xùa ngắm “biển” mây

Phạm Ly (tổng hợp) |

“Săn mây” là cụm từ khiến các phượt thủ nghĩ ngay đến Tà Xùa – nơi mà trước kia vốn chỉ nổi tiếng với chè san tuyết cổ thụ và quả sơn tra thì nay đã trở thành một địa danh ngày càng nổi trong cộng đồng ham mê xê dịch.

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

NGUYỄN VÂN |

Với chiều cao 69m, đường kính chân tượng là 52m, tượng Phật Thích Ca, ở Chùa Ông Núi (Núi Bà) thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được xem là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.

Huyền thoại về những “kiến trúc sư” không biết chữ

Phạm Ly (tổng hợp) |

Được làm nên từ đôi bàn tay và khối óc của những bậc thầy người Bahnar về kiến trúc nhà Rông cổ, và điều đặc biệt là các “kiến trúc sư” dù không biết chữ, không có một bản vẽ thiết kế vẫn dựng lên mái nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên một cách vững chãi, thách thức mưa nắng trong hàng trăm năm.

Đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia: Điểm đến kỳ thú trên đất nước Chùa Tháp

Lục Tùng |

Đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia (Đài Hữu nghị) được xây dựng trên Vương quốc Campuchia để kỷ niệm sự kiện Bộ đội tình nguyện Viêt Nam đã giúp nhân dân Campuchia chiến đấu giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Từ nhiều năm nay, nơi đây đã trở thành điểm đến thú vị cho tất cả du khách đặt chân đến xứ sở Chùa Tháp.

Làm đẹp cho tổ tiên

Hoàng Văn Minh |

Đã có tranh cãi nhỏ trong ngày kỵ nội khi tôi đề xuất nên làm lại bức ảnh thờ đã cũ và ố. Nhiều người không đồng ý khi tôi nói nhân tiện nên nâng cấp bộ áo dài và khăn đóng màu đen được may bằng vải the mỏng vốn dành cho giới bình dân mà nội đang khoác thành khăn áo màu vàng có thêu họa tiết và vải gấm cho giống thượng lưu quý tộc.

Đà Nẵng xây dựng chợ đêm Sơn Trà

An Thượng |

UBND TP.Đà Nẵng vừa thống nhất triển khai Dự án “Phố Chợ đêm Sơn Trà” tại khu vực gần Cầu Rồng thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà. 

Ba món tráng miệng làm từ matcha nức tiếng Phù Tang

Thúy Hiền (Tổng hợp) |

Là một loại bột trà được chiết suất từ lá trà Tencha - một giống trà đặc trưng của Nhật, matcha được xem như một loại thần dược cho sức khỏe, tuổi thọ và nhan sắc. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng, matcha còn quyến rũ thực khách bởi hương vị đậm đà thanh nhã khó cưỡng lại. Đến thăm đất nước Nhật Bản, du khách đừng bỏ qua những món ăn làm từ matcha dưới đây. 

Doanh nghiệp Đà Nẵng ký cam kết lắp camera để “làm sạch môi trường du lịch”

THUỲ TRANG |

Ngày 20.8 vừa qua, Sở Du lịch và Giao thông vận tải TP Đà Nẵng đã cùng nhiều doanh nghiệp vận tải du lịch ký cam kết và thực hiện lắp đặt camera trên các xe ôtô vận chuyển khách nhằm “làm sạch môi trường du lịch”.

Đến Tà Xùa ngắm “biển” mây

Phạm Ly (tổng hợp) |

“Săn mây” là cụm từ khiến các phượt thủ nghĩ ngay đến Tà Xùa – nơi mà trước kia vốn chỉ nổi tiếng với chè san tuyết cổ thụ và quả sơn tra thì nay đã trở thành một địa danh ngày càng nổi trong cộng đồng ham mê xê dịch.

Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

NGUYỄN VÂN |

Với chiều cao 69m, đường kính chân tượng là 52m, tượng Phật Thích Ca, ở Chùa Ông Núi (Núi Bà) thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được xem là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay.