Thi nhân không bao giờ chết

Hoàng Văn Minh |

Mấy hôm trước, Charles Aznavour, 91 tuổi - ca sĩ, nhà thơ, diễn viên, nhà hoạt động công đồng và nhà ngoại giao người Pháp gốc Armenia đã được nước Pháp tiễn đưa trong một lễ táng cấp quốc gia diễn ra ở điện Invalide.

Quan tài được phủ quốc kỳ có các binh sĩ mặc lễ phục khiêng trên vai và điếu văn của Tổng thống Emmanuel Macron.

Tôi để ý sự kiện này bởi trước hết là một fan của Charles Aznavour dù thú thật là tôi không “biết chữ” (Pháp). Nhưng tôi mê đắm “người hát tình ca” này với ca khúc She nổi tiếng, ra đời vào năm 1974, khi tôi còn chưa là bào thai, miêu tả hạnh phúc và khổ đau trái ngược của một người đàn ông trót đem lòng si mê một phụ nữ bí ẩn nhưng không bao giờ có hồi kết.

Thứ nữa là điếu văn và những phát biểu của Tổng thống Emmanuel Macron quá hay. Ông nói đại ý thơ, nhạc của Charles Aznavour đã gắn bó cùng những vui buồn suốt ba thế hệ công chúng đã làm cho cuộc sống của chúng ta êm dịu hơn, nước mắt của chúng ta bớt cay đắng hơn…

Và chốt hạ rằng “ở Pháp, thi nhân không bao giờ chết”.

Charles Aznavour - thi nhân không bao giờ chết
Charles Aznavour - thi nhân không bao giờ chết

Đọc xong chợt nhớ lần ghé thăm đền thờ Tô Thức - Tô Đông Pha ở đảo Hải Nam, một thi nhân đời Tống làm tôi ngớ người bởi không những không chết mà còn được dân lập đền “thờ sống”.

Năm ấy vì chỉ trích mạnh mẽ những chính sách cách tân của triều đình đương thời, Tô Đông Pha cùng con trai bị lưu đày từ Nam Kinh đến nơi “cùng trời cuối đất” là đảo Hải Nam bây giờ để cho nhụt chí hoặc chết luôn thì càng tốt.

Hải Nam thời ấy là một vùng lam sơn chướng khí với nạn ruồi vàng muỗi vắt luôn đói ăn, đêm bật đèn lên thì mối bu đầy phòng, có ngày từng phải hớp ánh nắng ban mai cho lại người như Tô Đông Pha đã ghi trong nhật ký của mình.

Chân dung Tô Thức - Tô Đông Pha
Chân dung Tô Thức - Tô Đông Pha

Nhưng Tô Đông Pha không những không “chết” theo như mong muốn của nhà cầm quyền mà còn vươn lên sống vui với việc viết sách, mở trường học quảng bá thi, thư, lễ, nhạc làm công việc giáo hóa văn minh cho cư dân Hải Nam.

Và ân đức của Tô Đông Pha đã được người dân tưởng nhớ bằng ngôi đền “thờ sống” sau 4 năm ông mãn hạn lưu đày rời đảo.

Thi nhân Tô Đông Pha còn “không chết” với một triết lý sống luôn thời sự: “Ai cũng sẽ sống vui nếu biết thích nghi với mọi hoàn cảnh!”.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Ephesus – ngây ngất trước những kỳ quan hàng ngàn năm tuổi

Hoàng Văn Minh |

Ephesus – một thành phố có người sinh sống từ 6000 năm trước CN, từ thời đồ đá mới đã bị bỏ rơi ngót nghét gần 6 thế kỷ bên bờ Địa Trung Hải. Nơi đây có đền thờ nữ thần Artemis, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Có có căn nhà đức mẹ Mary đồng trinh sống trong khoảng ba năm cuối đời và hàng chục kỳ quan không tưởng khác.

“Bill Clinton từng ghé thăm nhà tôi…”

Hoàng Văn Minh |

Không nhớ sách gì, viết đại ý người đời nói rằng nếu ai đó cho mình 4 điều ước, thì nên dành ra một điều để mơ về một lần được ngồi thuyền rẽ sóng ngược dòng Li Giang, nơi “sơn thủy giáp thiên hạ” - cảnh đẹp nhất thế gian ở Quế Lâm (Trung Quốc).

Từ Hwaseong nhớ về thành Nhà Hồ

Thanh Hải |

Cái nắng lạnh của trời thu xứ Kim Chi dường như làm mềm lòng người. Có lẽ vậy mà câu chuyện truyền thuyết về "TP của lòng hiếu thảo" mang cảm giác ngọt lành cho du khách đang thưởng ngoạn chốn này. Nhưng tôi chợt buồn, nhớ về thành cổ Nhà Hồ hắc hiu ở xứ mình.

Có một Himalayas giữa lòng Sài Gòn: Những câu chuyện “gieo duyên”

Hoàng Văn Minh |

Om Himalayas giữa lòng Sài Gòn không đơn thuần là một không gian văn hóa Tạng mà còn là những câu chuyện của sự gieo duyên. Và đây chính là điều tạo khác biệt giữa Om Himalayas và những không gian văn hóa Tạng khác ở Việt Nam.

Ngôi nhà mồ hoang lạnh của nhà bác học Trương Vĩnh Ký

Tường Minh |

Ngậm ngùi và khó tin, là cảm giác của tôi khi đứng trước ngôi nhà mồ hoang lạnh của nhà bác học Trương Vĩnh Ký - một trong 18 nhà bác học của cả hành tinh trong thế kỷ 19, một trong những gương mặt làm nên ký ức Sài Gòn một thuở ở xứ đạo Chợ Quán, TPHCM .

Có một Himalayas giữa lòng Sài Gòn

Hoàng Văn Minh |

Hẹn cà phê với một nhân vật ở Sài Gòn, cô ấy nhắn cho tôi địa chỉ bắt đầu bằng cái tên Om Himalayas. Đến nơi mới thấy ngỡ ngàng bởi hóa ra đó là một không gian văn hóa Tây Tạng kỳ bí đúng nghĩa được người ta mang về thu nhỏ ngay giữa lòng thành phố sôi động nhất nước mình.

Công bố những phát hiện chấn động về khảo cổ ở Việt Nam

Tường Minh |

Trong các ngày từ ngày 23-28.9.2018 tại thành phố Huế, Đại hội lần thứ 21của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) đã diễn ra. Đây là sự kiện lớn nhất của giới khảo cổ học 4 năm một lần. Và tại sự lần này, những phát hiện gây chấn động thế giới về khảo cổ ở Việt Nam đã được công bố.

Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương và án oan của Thoại Ngọc Hầu

Từ Ân |

Trung tâm thành phố Châu Đốc (An Giang) và di tích miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam nối với nhau bằng một con đường có cái tên rất lạ là Tân Lộ Kiều Lương. Ít người biết rằng, cách nay gần 200 năm muốn đến núi Sam, người dân phải chèo xuồng vượt qua lau sậy và con đường này gắn liền với một án oan của Thoại Ngọc Hầu.

Ephesus – ngây ngất trước những kỳ quan hàng ngàn năm tuổi

Hoàng Văn Minh |

Ephesus – một thành phố có người sinh sống từ 6000 năm trước CN, từ thời đồ đá mới đã bị bỏ rơi ngót nghét gần 6 thế kỷ bên bờ Địa Trung Hải. Nơi đây có đền thờ nữ thần Artemis, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Có có căn nhà đức mẹ Mary đồng trinh sống trong khoảng ba năm cuối đời và hàng chục kỳ quan không tưởng khác.

“Bill Clinton từng ghé thăm nhà tôi…”

Hoàng Văn Minh |

Không nhớ sách gì, viết đại ý người đời nói rằng nếu ai đó cho mình 4 điều ước, thì nên dành ra một điều để mơ về một lần được ngồi thuyền rẽ sóng ngược dòng Li Giang, nơi “sơn thủy giáp thiên hạ” - cảnh đẹp nhất thế gian ở Quế Lâm (Trung Quốc).

Từ Hwaseong nhớ về thành Nhà Hồ

Thanh Hải |

Cái nắng lạnh của trời thu xứ Kim Chi dường như làm mềm lòng người. Có lẽ vậy mà câu chuyện truyền thuyết về "TP của lòng hiếu thảo" mang cảm giác ngọt lành cho du khách đang thưởng ngoạn chốn này. Nhưng tôi chợt buồn, nhớ về thành cổ Nhà Hồ hắc hiu ở xứ mình.

Có một Himalayas giữa lòng Sài Gòn: Những câu chuyện “gieo duyên”

Hoàng Văn Minh |

Om Himalayas giữa lòng Sài Gòn không đơn thuần là một không gian văn hóa Tạng mà còn là những câu chuyện của sự gieo duyên. Và đây chính là điều tạo khác biệt giữa Om Himalayas và những không gian văn hóa Tạng khác ở Việt Nam.

Ngôi nhà mồ hoang lạnh của nhà bác học Trương Vĩnh Ký

Tường Minh |

Ngậm ngùi và khó tin, là cảm giác của tôi khi đứng trước ngôi nhà mồ hoang lạnh của nhà bác học Trương Vĩnh Ký - một trong 18 nhà bác học của cả hành tinh trong thế kỷ 19, một trong những gương mặt làm nên ký ức Sài Gòn một thuở ở xứ đạo Chợ Quán, TPHCM .

Có một Himalayas giữa lòng Sài Gòn

Hoàng Văn Minh |

Hẹn cà phê với một nhân vật ở Sài Gòn, cô ấy nhắn cho tôi địa chỉ bắt đầu bằng cái tên Om Himalayas. Đến nơi mới thấy ngỡ ngàng bởi hóa ra đó là một không gian văn hóa Tây Tạng kỳ bí đúng nghĩa được người ta mang về thu nhỏ ngay giữa lòng thành phố sôi động nhất nước mình.

Công bố những phát hiện chấn động về khảo cổ ở Việt Nam

Tường Minh |

Trong các ngày từ ngày 23-28.9.2018 tại thành phố Huế, Đại hội lần thứ 21của Hội tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA) đã diễn ra. Đây là sự kiện lớn nhất của giới khảo cổ học 4 năm một lần. Và tại sự lần này, những phát hiện gây chấn động thế giới về khảo cổ ở Việt Nam đã được công bố.

Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương và án oan của Thoại Ngọc Hầu

Từ Ân |

Trung tâm thành phố Châu Đốc (An Giang) và di tích miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam nối với nhau bằng một con đường có cái tên rất lạ là Tân Lộ Kiều Lương. Ít người biết rằng, cách nay gần 200 năm muốn đến núi Sam, người dân phải chèo xuồng vượt qua lau sậy và con đường này gắn liền với một án oan của Thoại Ngọc Hầu.