Sự kiện văn hóa "Ai nhớ Tố Như…" thu hút khán giả Thủ đô

Thái An |

Ngày 29.10, loạt hoạt động đặc sắc nằm trong sự kiện văn hóa "Ai nhớ Tố Như…" chính thức được diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội).

Được biết, đây là sự kiện văn hóa nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du (1765 - 1820).

Nhiều bạn trẻ cũng tò mò tìm hiểu về Truyện Kiều
Nhiều bạn trẻ cũng tò mò tìm hiểu về các ấn phẩm trưng bày tại sự kiện. Ảnh: BTC.

Bằng tình cảm và lòng tôn kính với bậc tiền nhân, cũng như nỗ lực đồng hành cùng độc giả trên con đường "Khơi nguồn tri thức, gìn giữ tinh hoa", MaiHaBooks tổ chức một chuỗi hoạt động đặc sắc nằm trong một chương trình tổng thể bao gồm Trưng bày bộ sưu tập các ấn phẩm về Kiều và Nguyễn Du qua các thời kỳ; Tọa đàm khoa học "Kiều trong cuộc sống hôm nay" và chương trình viết thư pháp của Thư pháp gia Thiền Phong trong "không gian Kiều xưa"; Chương trình "Giới thiệu thư họa Kiều của Họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn - Thư pháp gia Châu Hải Đường" cùng kỹ nghệ giấy dó truyền thống Việt Nam; Chương trình "Ai nhớ Tố Như: Nghệ thuật Kiều".

Ngoài ra, cũng nhân dịp đặc biệt này, 3 ấn phẩm "Kim Vân Kiều" (tái bản theo bản in năm 1951); "Lãm Thúy Tập" và Tập văn họa Kỷ niệm Nguyễn Du cũng được ra mắt độc giả Thủ đô. Tất cả các ấn bản đều được trình bày ấn loát mỹ thuật, hứa hẹn mang đến cho độc giả những cảm xúc mới mẻ và thăng hoa tình yêu với Truyện Kiều - hồn dân tộc thấm từng hơi thở.

Một góc thư pháp tại sự kiện văn hóa cũng thu hút sự quan tâm của quan khách.

Tham dự lễ khai mạc, họa sĩ Lê Thiết Cương cho biết, bản thân ông đã xem nhiều cuốn sách, tất cả các thế hệ họa sĩ VN đều có tác phẩm họa Kiều, cho thấy sức sống trường tồn của Truyện Kiều. Nói về các tác phẩm họa Kiều, giai đoạn Đông Dương, bộ tứ họa sĩ của VN là Chí Lân Vân Cần, nếu xét về hội họa nói chung thì có thể sáng tác trên bất kỳ cảm hứng nào, nhưng minh họa trên Truyện Kiều thì năng lực, cảm hứng, các tiếp cận thi ca của người họa sĩ phải tinh tường hơn người khác, sự biên dịch từ ngôn ngữ thi ca sang ngôn ngữ hội họa.

Nội dung của bức tranh phải dựa trên những câu Kiều, phải bám theo nội dung câu chuyện và phong cách hội họa của từng họa sĩ. Tất cả các bức họa trong Tập Văn họa kỷ niệm Nguyễn Du ngày hôm nay đều đạt tiêu chuẩn đó.

"Người họa sĩ thời Đông Dương, tôi mê nhất khi họa Kiều là họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, đề tài tranh vẽ về Kiều chơi đàn Nguyệt. Khi vẽ minh họa cho Truyện Kiều phải hiểu được tinh thần, nội dung câu chuyện" - họa sĩ Lê Thiết Cương nói.

Được biết, sự kiện văn hóa đặc biệt này diễn ra từ ngày 29 đến 31.10.2020.

Thái An
TIN LIÊN QUAN

Đạo diễn Lê Quý Dương: "Cần lưu giữ bản sắc văn hóa"

M. K |

Gây chú ý với Lễ Kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa, “vua lễ hội” Lê Quý Dương chứng tỏ khả năng khi níu chân hàng nghìn khán giả đội mưa ngồi xem từ đầu đến cuối chương trình.     

Tái hiện không gian văn hóa dân gian 3 miền trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

M.T |

Với kinh phí đầu tư hàng chục tỷ đồng, lần đầu tiên, phố đi bộ Nguyễn Huệ trở thành địa điểm biểu diễn nghệ thuật dân gian trong dịp giỗ tổ Hùng Vương năm nay.

Giới trẻ Bình Dương mê mẩn với không gian văn hóa Nhật Bản

ĐÌNH TRỌNG |

Tối 10.3, hơn 2.000 bạn trẻ ở Bình Dương đã đến trung tâm thành phố mới để hoà mình vào không gian văn hóa Nhật Bản.