Ăn nhiều trái cây và rau củ để phòng ngừa bệnh suy thận
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung nhiều trái cây và rau củ trong chế độ ăn uống có thể giảm thiểu nguy cơ suy thận và nhiễm toan chuyển hóa.
Đây là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều axit, không thể bài tiết đủ axit hoặc không thể cân bằng axit, khi đó, lượng axit dư thừa có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm tiềm ẩn như thở nhanh, mệt mỏi, lú lẫn, thậm chí là sốc hoặc tử vong. Trái cây và rau quả giúp thận loại bỏ axit dư thừa ra khỏi cơ thể và bài tiết qua nước tiểu.
Lưu ý rằng, chế động dinh dưỡng của mỗi bệnh nhân tiểu đường không giống nhau, hãy xin ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống phù hợp. Ví dụ, một số bệnh nhân mắc bệnh này có thể cần hạn chế lượng kali nạp vào, lượng kali này có thể cao ở một số loại trái cây và rau củ.
Uống dầu cá để tăng cường khả năng lọc máu của thận
Một nghiên cứu trên tờ Kidney International chỉ ra rằng, axit béo omega-3 có trong dầu cá có thể bảo vệ bệnh nhân chạy thận khỏi tử vong đột ngột do tim. Cụ thể, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, trong số những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, những người bệnh có hàm lượng axit béo omega - 3 cao hơn - cũng là loại axit béo được tìm thấy trong các loại cá béo như cá hồi và cá ngừ, cũng như trong hạt lanh và quả óc chó - có nguy cơ đột tử do tim thấp hơn.
Vì thế, họ rút ra kết luận rằng việc tăng cường bổ sung omega-3 có trong dầu cá có thể giúp bệnh nhân tiểu đường tăng cường chức năng lọc máu của thận và ngăn ngừa biến chứng suy thận do bệnh tiểu đường gây ra.
Kiêng muối để ngăn ngừa bệnh suy thận
Trong muối ăn hàng ngày có chứa natri - là chất không thể thiếu để duy trì sự cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, nhưng người bị bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều muối có thể gây hại cho thận. Khi ăn quá nhiều muối, thận của chúng ta buộc phải làm việc quá sức để đào thải những chất không cần thiết, dẫn đến nguy cơ bị suy thận.
Chuyên trang sức khỏe Johns Hopkins Medicine lưu ý: Ăn quá nhiều thực phẩm mặn cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, dẫn đến bệnh tim và đột quỵ - căn bệnh mà những người mắc bệnh tiểu đường vốn có nguy cơ mắc cao hơn.
Ngoài việc ăn quá nhiều muối và không tuân theo chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh tiểu đường, thừa cân, lười vận động và hút thuốc lá cũng là một số tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận nếu bạn bị tiểu đường. Vì thế, hãy thường xuyên vận động, bỏ hút thuốc lá (nếu có) và kiểm tra đường huyết định kỳ để kiểm soát huyết áp và giữ lượng đường trong máu ở mức khỏe mạnh, ngăn ngừa các nguy cơ gây ra biến chứng suy thận.
Ngăn ngừa suy thận do tiểu đường bằng các bài tập thường ngày
Theo các chuyên gia, tập thể dục thường xuyên có lợi cho những người mắc bệnh thận mạn tính, cũng như những người đã từng ghép thận. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người tập thể dục không chỉ cải thiện thể lực tổng thể mà còn có huyết áp và nhịp tim khỏe mạnh hơn cũng như chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh hơn.