Cảnh giác với dị vật đường tiêu hoá gây nhiều hậu quả khó lường

Hạ Mây |

Dị vật đường tiêu hoá là một tai nạn thường gặp nhưng khó chẩn đoán. Nhiều người bị dị vật đường tiêu hoá thường không biết rằng mình đã nuốt phải dị vật nên không có một mốc thời gian cụ thể nào từ khi nuốt phải dị vật cho đến khi dị vật gây nên biến chứng. Thiếu tá, BSCK1 Hoàng Xuân Trường – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) đưa ra một số nhận định, lời khuyên trước những trường hợp này.

Các trường hợp bị dị vật đường tiêu hoá

Gần đây, Bệnh viện Quân y 175 tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhân dị vật đường tiêu hóa, trong đó có nhiều trường hợp nặng. Cụ thể, hai trường hợp bị dị vật đường tiêu hóa được chẩn đoán và điều trị (Lâm sàng/ triệu chứng/ cận lâm sàng, điều trị).

Trường hợp 1 là bệnh nhân nam 42 tuổi, vào viện vì lý do nuốt vướng, đau ngực sau ăn tối khoảng 2 giờ. Bệnh nhân nhập Khoa cấp cứu Bệnh viện 175 sau đó được chụp CT Scanner ngực, nội soi. Kết quả CT ghi nhận di vật ở thực quản đoạn 1/3 trên dạng chữ T kích thước 2x2cm, nghi là xương, biến chứng thủng thực quản. Bệnh nhân được nội soi lấy dị vật. Dị vật là xương vịt, kích thước 2 x 2 cm tại khoa nội tiêu hóa. Được biết, nguyên nhân dẫn đến hóc dị vật là bệnh nhân đã uống rượu bia trước khi ăn và vừa ăn vừa đùa giỡn với con trai dẫn đến việc nuốt cả xương lớn như vậy mà không biết.

Trường hợp 2 là bệnh nhân nam 49 tuổi, đau bụng âm ỉ vùng mạng sườn phải kèm sốt 5 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân đã được khám, cấp cứu tại bệnh xá đảo Trường Sa. Sau đó, bệnh nhân nhanh chóng được chuyển về bệnh viện quân y 175, qua chụp CT Scanner xác định dị vật nghi xương cá đoạn D2 tá tràng, theo dõi biến chứng thủng bít. Bệnh nhân đã được nội soi xác định dị vật xương cá ở D2 tá tràng, lấy dị vật thành công qua nội soi.

Dị vật xương vịt trên phim CT Scanner (mũi tên). Ảnh: BVCC
Dị vật xương vịt trên phim CT Scanner (mũi tên). Ảnh: BVCC

Theo Thiếu tá, BSCK1 Hoàng Xuân Trường – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM), dị vật đường tiêu hóa là một trong những cấp cứu phổ biến. Nhiều loại dị vật đi vào đường tiêu hóa một cách vô tình hoặc cố ý.

Nhiều dị vật tự đi qua ống tiêu hóa, nhưng một số bị dừng lại, gây nên các triệu chứng và đôi khi gây các biến chứng. Gần như tất cả dị vật có thể lấy qua nội soi, nhưng đôi khi cần đến phẫu thuật. Thời gian cuộc nội soi thay đổi phụ thuộc vào loại dị vật nuốt phải.

Nguyên nhân, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa

Phần lớn các trường hợp nuốt phải dị vật xảy ra ở trẻ em. Nuốt dị vật có chủ ý và lặp lại thường gặp hơn ở các tù nhân và các bệnh nhân tâm thần. Những người già đeo răng giả và những người say vô tình nuốt phải thức ăn không được nhai kĩ (đặc biệt là thịt) có thể gây tắc nghẹn ở thực quản. Những kẻ buôn lậu nuốt những quả bóng, lọ hoặc túi đựng ma túy để tránh bị phát hiện có thể gây tắc ruột hay vỏ bao có thể vỡ, dẫn đến quá liều chất gây nghiện.

Cụ thể tùy vào vị trí của dị vật, mức độ tổn thương (chưa có biến chứng, hoặc có biến chứng như thủng ống tiêu hóa, tạo áp xe, tắc ruột, viêm phúc mạc… mà có phương pháp điều trị khác nhau.

Một số biện pháp hạn chế tình trạng dị vật đường tiêu hóa như hạn chế tình trạng vừa ăn vừa nói chuyện, đặc biệt khi ăn các món như cá có nhiều xương. Khi ăn cần nhai kỹ, ăn chậm, tránh chan canh và cơm vào cùng một lúc, đặc biệt là các món canh có xương nhỏ như canh chua với cá, canh gà…

Người già và trẻ nhỏ tránh ăn thức ăn dai; gân, da cần cắt nhỏ nấu mềm. Cẩn thận khi ăn các món thịt cá có lẫn xương chưa được lọc kỹ. Hạn chế sử dụng rượu bia, nhai cẩn thận, ăn chậm khi đã sử dụng rượu bia. Bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn xong.

Tránh cho trẻ ngâm các vật có kích thước nhỏ, vật dụng nguy hiểm như pin đèn, để các vật dụng nguy hiểm này xa tầm tay trẻ. Khi uống thuốc tuyệt đối phải bóc thuốc uống, không uống cả vỏ thuốc đã cắt nhỏ. Khi lỡ nuốt phải dị vật cần tới ngay các cơ sở khám và điều trị có đầy đủ phương tiện chẩn đoán như Xquang, CT Scanner, nội soi…, không tự ý điều trị tại nhà có thể làm tình trạng hóc xương nặng thêm.

Hạ Mây
TIN LIÊN QUAN

Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

An Nhiên |

Tập 30 “Bác sĩ nhi khoa” vừa phát sóng chủ đề “Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ” có sự tham gia tư vấn của ThS.BS Hồ Quốc Pháp - Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM.

Hiểu hơn về các bệnh đường tiêu hóa liên quan đến axit dạ dày

An Nhiên |

Khi thừa hoặc thiếu axit dạ dày có thể gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Cách sơ cứu trẻ bị dị vật đường thở

Thanh Ngọc |

Khi bị dị vật đường thở, nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thở, nên đặt trẻ ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.

Gắp thành công dị vật là xương cá ở vùng hạ họng cho bệnh nhân

Hà Lê |

Phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Kim Xuyên (Tuyên Quang) vừa thực hiện gắp thành công dị vật ở vùng hạ họng cho nam bệnh nhân 56 tuổi có địa chỉ tại Xã Vụ Quang, Huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ.

Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

An Nhiên |

Tập 30 “Bác sĩ nhi khoa” vừa phát sóng chủ đề “Vai trò của hệ tiêu hóa đối với sự phát triển của trẻ nhỏ” có sự tham gia tư vấn của ThS.BS Hồ Quốc Pháp - Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM.

Hiểu hơn về các bệnh đường tiêu hóa liên quan đến axit dạ dày

An Nhiên |

Khi thừa hoặc thiếu axit dạ dày có thể gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa. Nếu không chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Cách sơ cứu trẻ bị dị vật đường thở

Thanh Ngọc |

Khi bị dị vật đường thở, nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, la được, nói được, không khó thở, nên đặt trẻ ở tư thế ngồi thở, giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra.

Gắp thành công dị vật là xương cá ở vùng hạ họng cho bệnh nhân

Hà Lê |

Phòng khám Đa khoa Hùng Vương - Kim Xuyên (Tuyên Quang) vừa thực hiện gắp thành công dị vật ở vùng hạ họng cho nam bệnh nhân 56 tuổi có địa chỉ tại Xã Vụ Quang, Huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ.