Có một Luang Prabang bình yên như thế trong mắt người Việt

Ninh Phương |

Đến cố đô Luang Prabang của Lào, du khách có thể cảm nhận ngay không khí bình yên trên phố phường thưa vắng, nếp sống chậm rãi của người địa phương.

Nửa năm sống và làm việc ở Lào, Bùi Nhung đã dần quen với nếp sống chậm rãi nơi cố đô Luang Prabang. Vợ chồng cô dành cả buổi chiều để rong ruổi ngắm nghía toàn thành phố.

Cô hạnh phúc chia sẻ: "Nhà nào nhà đó cũng nhỏ nhắn, xinh đẹp và sạch sẽ. Ở Lào, người dân không trồng cây ở ngoài đường và khu vực công cộng nhiều nhưng hầu như nhà nào cũng có khoảng cây trồng cao ngang người. Vì thế, tổng thể ngôi nhà lúc nào cũng xanh mướt, đem lại cảm giác dễ chịu và thư giãn".

Đường xá rộng rãi, sạch sẽ ở Luangprabang. Ảnh: FBNV.
Đường xá rộng rãi, sạch sẽ ở Luang Prabang. Ảnh: NVCC

Nhung tiết lộ, đối với nhiều người nước ngoài, nhịp sống ở Lào khá chậm. Nhân viên văn phòng thường không làm tăng ca, cứ đúng giờ quy định là họ đứng dậy trở về nhà.

Chợ hay siêu thị, quán xá thông thường mở cửa vào 9h sáng, còn cuối tuần tới 10h mới bán hàng. Tuy nhiên, 8h tối, hầu hết các cửa hàng đã nghỉ hết, siêu thị bắt đầu thông báo đóng cửa. Đường phố vì thế cũng trở nên vắng vẻ, trừ các nhà hàng, quán ăn hay khu phố du lịch.

Cô cho hay: "Buổi sáng cuối tuần, nếu gia đình muốn đi ăn sáng ở ngoài, chúng tôi thường sẽ phải tới quán ăn người Việt".

Nếp sống chậm này phần nào xuất phát từ tính cách và tín ngưỡng của người Lào, theo đánh giá của Nhung. Bởi có tới hơn 80% dân số theo đạo Phật. "Người dân sống ôn hoà, hiền lành, thong thả, vừa làm vừa tận hưởng. Ai giàu thì tận hưởng theo kiểu có điều kiện, ai nghèo thì vui theo kiểu nghèo. Nói chung, người Lào biết cách bằng lòng với những gì mình có", cô nói.

Luang Prabang nằm ở phía bắc Lào, trung tâm của một vùng núi. Ảnh: NVCC
Luang Prabang nằm ở phía bắc Lào, trung tâm của một vùng núi. Ảnh: NVCC

Ban đầu, khi mới tới Lào sinh sống, Nhung cũng chưa quen được nếp sống này, một phần chưa có nhiều bạn bè và chỗ chơi không nhiều. Cô cảm thấy thấy khá buồn và nhớ thủ đô Hà Nội nhộn nhịp, bận rộn. Sau khi sinh sống một thời gian, cô cũng dần làm quen với nếp sống mới và thấy nhiều điều để tìm tòi, học hỏi về văn hoá của người Lào.

Nhung nhận xét thời tiết ở Lào khá giống thời tiết ở TPHCM. Cô thường đi làm lúc 7 rưỡi sáng nhưng chưa bao giờ cô phải đeo khẩu trang hay mặc áo chống nắng vì có gió trời phe phẩy, nắng nhè nhẹ. Tuy nhiên, cô gợi ý nếu du khách muốn tới Lào nên lựa chọn khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 2 là khoảng thời gian phù hợp nhất.

Nhung Bùi chụp ảnh kỷ niệm ở Luangprabang. Ảnh: FBNV.
Bùi Nhung chụp ảnh kỷ niệm ở Luang Prabang. Ảnh: NVCC

Về cảnh quan, du khách có thể cảm nhận rõ sự hoang sơ, giản dị của thiên nhiên hài hòa trong những đô thị. Khi đến với Luang Prabang, các khách du lịch sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng những thác nước xếp tầng, đỉnh núi mở rộng và dòng sông Mekong hùng vĩ.

Dịch vụ du lịch của Lào chưa được quy hoạch và khai thác nhiều, do đó cơ sở hạ tầng có phần hạn chế. Bùi Nhung chia sẻ: "Tôi thấy giữa trung tâm thủ đô vẫn có nhiều đường đất. Tuy nhiên, có lẽ vì vậy mà nước Lào, đặc biệt ở thành phố du lịch Luang Prabang, người dân vẫn giữ kiến trúc nhà cửa và nét văn hoá cổ kính vốn có, không pha tạp văn hoá".

Ninh Phương
TIN LIÊN QUAN

Ấn tượng với trải nghiệm tàu cao tốc đầu tiên của Lào

Hiếu Anh |

Đến với đất nước Lào, chúng tôi ngạc nhiên bởi phương tiện giao thông rất hiện đại.

Chàng trai Hà Nội ngỡ ngàng với cảnh đẹp Lào ngay lần đầu ghé thăm

Hương Lê (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |

Du lịch Lào bằng đường bộ mang lại sự chủ động, chi phí rẻ, thủ tục dễ dàng... là những gì Chu Đức Giang chia sẻ sau chuyến đi 6 ngày 5 đêm.

Bỏ túi kinh nghiệm khám phá Lào bằng đường bộ

Chi Trần (Ảnh: Điệp Minh Vũ) |

Kết thúc chuyến du lịch khám phá Lào trong một tuần, Điệp Minh Vũ đã có những trải nghiệm thú vị và khó quên tại đất nước Triệu Voi.

Những ấn tượng của một "đại sứ du lịch" Việt sống ở Lào

Bình Vy |

Thiên nhiên thanh bình, con người hiền hòa và ẩm thực thú vị là những ấn tượng về đất nước Lào của chị Lương Hồng Giang, một HDV người Việt.

Sắp có tuyến xe buýt nối giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quỳnh Nga |

Thái Lan, Lào và Việt Nam đang thảo luận về việc mở các tuyến xe buýt kết nối với những điểm đến nổi tiếng của 3 quốc gia nhằm thúc đẩy du lịch.

Luang Prabang đạo Phật, làng và phố

Hồ Sĩ Bình |

Vượt quãng đường đèo dốc 350 km từ thủ đô Vientiane khá vất vả mới đến được cố kinh Luang Prabang - một thành phố cổ được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1975. Với chuyến du ký nhiều ngày bằng đường bộ trên đất Lào, Luang Prabang là một điểm đến để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc về một cố kinh thấm đẫm không gian sống giao thoa của Phật giáo với yếu tố làng quê và phố thị.

Ấn tượng với trải nghiệm tàu cao tốc đầu tiên của Lào

Hiếu Anh |

Đến với đất nước Lào, chúng tôi ngạc nhiên bởi phương tiện giao thông rất hiện đại.

Chàng trai Hà Nội ngỡ ngàng với cảnh đẹp Lào ngay lần đầu ghé thăm

Hương Lê (Ảnh: Nhân vật cung cấp) |

Du lịch Lào bằng đường bộ mang lại sự chủ động, chi phí rẻ, thủ tục dễ dàng... là những gì Chu Đức Giang chia sẻ sau chuyến đi 6 ngày 5 đêm.

Bỏ túi kinh nghiệm khám phá Lào bằng đường bộ

Chi Trần (Ảnh: Điệp Minh Vũ) |

Kết thúc chuyến du lịch khám phá Lào trong một tuần, Điệp Minh Vũ đã có những trải nghiệm thú vị và khó quên tại đất nước Triệu Voi.

Những ấn tượng của một "đại sứ du lịch" Việt sống ở Lào

Bình Vy |

Thiên nhiên thanh bình, con người hiền hòa và ẩm thực thú vị là những ấn tượng về đất nước Lào của chị Lương Hồng Giang, một HDV người Việt.

Sắp có tuyến xe buýt nối giữa Việt Nam - Lào - Thái Lan

Quỳnh Nga |

Thái Lan, Lào và Việt Nam đang thảo luận về việc mở các tuyến xe buýt kết nối với những điểm đến nổi tiếng của 3 quốc gia nhằm thúc đẩy du lịch.

Luang Prabang đạo Phật, làng và phố

Hồ Sĩ Bình |

Vượt quãng đường đèo dốc 350 km từ thủ đô Vientiane khá vất vả mới đến được cố kinh Luang Prabang - một thành phố cổ được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1975. Với chuyến du ký nhiều ngày bằng đường bộ trên đất Lào, Luang Prabang là một điểm đến để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc về một cố kinh thấm đẫm không gian sống giao thoa của Phật giáo với yếu tố làng quê và phố thị.