Một ngày ăn ngon chơi đã khắp Tri Tôn, An Giang với 200.000 đồng

Quang Thiện (Ảnh: Thái Lâm) |

Du khách có thể dành một ngày thăm các địa điểm nổi tiếng của huyện Tri Tôn, An Giang như Tổ đình Phi Lai, hồ Soài So, chùa Hàng Còng…

Thái Lâm (29 tuổi), đang sinh sống và làm việc tại An Giang, chia sẻ những địa điểm du khách nên ghé thăm ở Tri Tôn, huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh An Giang, giáp với Campuchia.

Xuất phát từ Châu Đốc, điểm đầu tiên anh Thái Lâm và hai người bạn đồng hành ghé thăm chính là Tổ đình Phi Lai thuộc xã Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây là lưu dấu ấn của các bậc cao tăng có công lớn trong công cuộc xiển dương chánh pháp và chấn hưng Phật giáo.

Tổ đình Phi Lai với không gian xanh mướt của rừng cây
Tổ đình Phi Lai với không gian xanh mướt của rừng cây.

Tọa trên đỉnh núi nhỏ mang tên Kỳ Hương, Tổ đình Phi Lai được xây dựng theo lối kiến trúc vô cùng độc đáo kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và văn hóa truyền thống của Phật giáo vùng An Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Xung quanh Tổ đình được bao bọc bởi rừng cây xanh mát nên không gian nơi đây rất thoáng đãng.

Điểm tiếp theo trong chuyến hành trình là Núi Bà Đội Om, thuộc xã Tân Lợi, thị xã Tịnh Biên. Ngọn núi này nổi tiếng với thiên nhiên xanh mướt cùng sự tích người phụ nữ thủy chung hóa đá chờ chồng. Đây cũng là điểm kết thúc hành trình tại thị xã Tịnh Biên.

Núi Bà Đội Om nổi tiếng trong vùng với câu chuyện về người phụ nữ hóa đá chờ chồng
Núi Bà Đội Om nổi tiếng trong vùng với câu chuyện về người phụ nữ hóa đá chờ chồng.

Tiếp theo, anh Thái Lâm di chuyển sang chùa Phnom Pi giữa tọa lạc tại xã Châu Lăng huyện Tri Tôn. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer hiếm hoi sơn mái vàng tường trắng. Với lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham quan và chụp ảnh.

Ngôi chùa Phnom Pi Giữa được nhiều bạn trẻ đến tham quan bởi nét kiến trúc vô cùng sang trọng và tinh tế
Ngôi chùa Phnom Pi giữa được nhiều bạn trẻ đến tham quan bởi nét kiến trúc độc đáo.

Chùa Hàng Còng hay còn được gọi với tên khác là Krăng Krốch, tọa lạc ấp An Hòa, xã Châu Lăng, Tri Tôn. Đến với chùa Hàng Còng, du khách sẽ vô cùng ấn tượng bởi hàng còng cổ thụ nối dài từ cổng vào bên trong chùa.

Bởi đặc điểm thiên nhiên này mà người dân gọi tên nơi đây là chùa Hàng Còng. Hai hàng còng to lớn với các nhánh cây hướng vào nhau tạo thành mái vòm tự nhiên che mát cả con đường mang đến cảm giác bình yên, thư thái.

Hàng còng cổ thụ lên xanh mướt quanh năm che mát con đường đến chùa
Hàng còng cổ thụ lên xanh mướt quanh năm che mát con đường đến chùa.

Di chuyển từ chùa Hàng Còng, bạn sẽ bắt gặp một chiếc cổng mang đậm nét kiến trúc của người Khmer. Cánh cổng này thường được gọi là cổng trời Tri Tôn, thực chất đây là cổng của ngôi chùa Khmer tên là Koh Kas.

Đây là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi ghé thăm Tri Tôn. Nét cổ kính của cánh cổng chùa Koh Kas xen lẫn vào ruộng đồng bao la xanh mướt cùng ngọn núi lớn ẩn hiện phía xa xa đã khiến các du khách không cưỡng lại được mà lấy điện thoại ra để chụp ảnh lưu niệm.

Cổng chùa Koh Kas khiến nhiều du khách thích thú bởi vẻ đẹp cổ kính và lối kiến trúc đậm văn hóa Khmer
Còn được mệnh danh là Cổng trời Tri Tôn, cổng chùa Koh Kas khiến nhiều du khách thích thú bởi vẻ đẹp cổ kính và lối kiến trúc đậm văn hóa Khmer.

Sau khi ghé thăm cổng trời, anh Thái Lâm cùng nhóm bạn ghé ăn đu đủ đâm, một món đặc sản nổi tiếng của đồng bào Khmer tại Tri Tôn rồi nghỉ trưa.

Món đu đủ đâm có nguyên liệu là đu đủ, ba khía, cà chua ngon nức tiếng
Món đu đủ đâm có nguyên liệu là đu đủ, ba khía, cà chua ngon nức tiếng An Giang.

Ngoài những ngọn núi, Tri Tôn còn có hệ thống hồ chứa nằm dưới chân các ngọn núi tạo nên không gian vô cùng trữ tình. Điểm ghé tiếp theo trong chuyến hành trình là hồ Ô Tà Sóc nằm dưới núi Ngọa Long thuộc xã Lương Phi, cách trung tâm huyện Tri Tôn khoảng 12 km theo đường tỉnh lộ 955B. Mặt hồ phẳng lặng cùng không gian xanh mướt của núi rừng đã khiến bao trái tim lữ khách rung động bởi sự bình yên của hồ nước.

Hồ Ô Tà Sóc quanh năm xanh mướt tạo cảm giác bình yên
Hồ Ô Tà Sóc quanh năm xanh mướt bình yên.

Tương tự với cảnh quan của Ô Tà Sóc, hồ Soài So nằm dưới chân núi Cô Tô cũng là một điểm đến lý tưởng. Đây là một trong những hồ nước nhân tạo nổi tiếng hàng đầu tại vùng đất An Giang bởi vẻ đẹp tĩnh lặng và thanh bình.

Hồ Soài So nằm bên trong khu du lịch Suối Vàng dưới chân núi Cô Tô
Hồ Soài So là điểm check in bên trong khu du lịch Suối Vàng dưới chân núi Cô Tô.

Không còn quá xa lạ với những người đam mê xê dịch, hồ Tà Pạ là điểm đến khó có thể bỏ qua khi đến với Tri Tôn. Thiên nhiên ban tặng nơi đây một dòng nước xanh ngắt và trong vắt quanh năm cùng hệ thống những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau.

Đứng trên hồ Tà Pạ, du khách có thể phóng tầm mắt ra ngoài cánh đồng Tà Pạ bao la rộng lớn. Ngoài tham quan hồ, du khách còn có thể ghé sang chùa Tà Pạ cũng nổi tiếng không kém.

Non nước hữu tình với hồ, núi và đồng ruộng tại hồ Tà Pạ
Non nước hữu tình với hồ, núi và đồng ruộng tại hồ Tà Pạ.
Hai điểm đến cuối cùng trong hành trình là đồi cát hồ Soài Chek và tảng đá đầu voi
Hai điểm đến cuối cùng trong hành trình là đồi cát hồ Soài Chek và tảng đá đầu voi.

Chi phí cho một chuyến ghé thăm Tri Tôn không cao vì hầu như những điểm đến là cảnh quan tự nhiên, đa phần chi phí là tiền xăng xe và ăn uống. Anh Thái Lâm chỉ mất khoảng 200.000 đồng cho chuyến đi này.

Những cảnh quan này hiện chưa được khai thác du lịch, đầu tư dịch vụ nên không thu phí đồng nghĩa với việc không có người bảo vệ, tu dưỡng. Vì vậy, khi tham quan du khách cần giữ ý thức, bảo vệ môi trường chung để bảo tồn và giữ gìn những cảnh đẹp.

Quang Thiện (Ảnh: Thái Lâm)
TIN LIÊN QUAN

Một sáng tinh sương trên nóc nhà miền Tây ở An Giang

Quang Thiện (Ảnh: Vương Đình Khang) |

Ẩn mình trong màn sương dày sáng sớm, núi Cấm - nóc nhà miền Tây - mang vẻ đẹp tựa như miền Tây Bắc thu nhỏ giữa An Giang.

Rong chơi vùng đất Thất Sơn của An Giang

BÍCH NGỌC |

Là nơi cảnh sắc tuyệt đẹp ở miền Tây,  An Giang sở hữu những ngọn núi lớn nhỏ rải rác theo hình cánh cung, tạo nên một vùng bán sơn địa Thất Sơn đặc sắc.

Độc lạ 5 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở An Giang

Lâm Điền |

Không chỉ là tài sản quý, 5 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở An Giang còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học về con người và vùng đất, tạo ra sự khác biệt để ngành du lịch tỉnh An Giang phát triển.

Một sáng tinh sương trên nóc nhà miền Tây ở An Giang

Quang Thiện (Ảnh: Vương Đình Khang) |

Ẩn mình trong màn sương dày sáng sớm, núi Cấm - nóc nhà miền Tây - mang vẻ đẹp tựa như miền Tây Bắc thu nhỏ giữa An Giang.

Rong chơi vùng đất Thất Sơn của An Giang

BÍCH NGỌC |

Là nơi cảnh sắc tuyệt đẹp ở miền Tây,  An Giang sở hữu những ngọn núi lớn nhỏ rải rác theo hình cánh cung, tạo nên một vùng bán sơn địa Thất Sơn đặc sắc.

Độc lạ 5 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở An Giang

Lâm Điền |

Không chỉ là tài sản quý, 5 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia ở An Giang còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học về con người và vùng đất, tạo ra sự khác biệt để ngành du lịch tỉnh An Giang phát triển.