Bất động sản nông nghiệp: Khung pháp lý chưa nhất quán và rõ ràng

CAO NGUYÊN |

PGS. TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cần dần xây dựng được các khái niệm về bất động sản nông nghiệp và thị trường bất động sản nông nghiệp. Thị trường bất động sản nông nghiệp Việt Nam là một bộ phận của thị trường bất động sản Việt Nam.

Ngày 26.12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo chuyên đề "Kiến tạo thị trường bất động sản nông nghiệp: Thực trạng và kiến nghị chính sách".

Thực tế hiện nay, khái niệm về thị trường bất động sản nông nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thực sự rõ ràng, thiếu tính nhất quán; nguồn lực tài sản đất đai, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường; cơ chế chính sách cho phát triển nông nghiệp nói chung và cho hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều bất cập…

Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nói từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, việc phát triển nông nghiệp còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam; chưa huy động được hết được nguồn lực và nhu cầu đầu tư vào nông nghiệp của các thành phần kinh tế.

“Việc đánh giá quy mô, tiềm năng phát triển; từ đó có các định hướng phát triển, đồng thời xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý phù hợp cho loại hình này cũng là điều hết sức cấp thiết”, ông Chiến nói thêm.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhận định, mặc dù đã được pháp luật quy định nhưng thị trường bất động sản nông nghiệp thời gian qua phát triển còn khá trầm lắng, chưa đúng với tiềm năng và vai trò là bởi một số bất cập.

Tiến sĩ Lực nói thêm, thứ nhất là khung pháp lý về bất động sản nông nghiệp chưa nhất quán và rõ ràng, chưa rõ nội hàm có bao gồm bất động sản lâm nghiệp và ngư nghiệp hay không. Ông nêu ví dụ bên Mỹ có một khái niệm rất hay, bất động sản nông nghiệp là đất, hoặc toà nhà hoặc tài sản hình thành trên đất được dùng nhằm mục đích sản xuất hàng hoá nông nghiệp, được dùng làm các trang trại để sản xuất đem lại nguồn thu hàng năm cho ông chủ.

PGS. TS. Trần Kim Chung. Ảnh PV.
PGS. TS. Trần Kim Chung. Ảnh PV.

Thứ hai là thiếu các yếu tố thị trường. Quan hệ giữa bên mua và bán chưa thực sự tích cực do thiếu căn cứ xác định giá bán và chưa có nhu cầu giao dịch thực sự. Người nông dân chưa muốn bán do giá thấp, phần lớn chỉ muốn cho thuê ngắn hạn một vài năm trong khi nhu cầu của doanh nghiệp là nhận chuyển nhượng dài hạn và với giá thấp...

PGS. TS. Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cần dần xây dựng được các khái niệm về bất động sản nông nghiệp và thị trường bất động sản nông nghiệp. Thị trường bất động sản nông nghiệp Việt Nam là một bộ phận của thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo PGS. TS. Trần Kim Chung, thực trạng, tiềm năng, cơ hội và nhu cầu phát triển của thị trường bất động sản nông nghiệp tại Việt Nam như sau: Cụ thể, năm 2016, cả nước có 33.500 trang trại, tăng 67,2% so với năm 2011, bình quân tăng 10%/năm; số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 3.846 doanh nghiệp, tăng 49% so với năm 2011, trong đó doanh nghiệp có số vốn từ 10 tỉ đồng trở lên tăng đến 76,2%.

Khảo sát ở 3.700 hộ dân tại 12 tỉnh, thành trên cả nước có 16,6% số hộ thực hiện giao dịch bán đất nông nghiệp, trong khi đó chỉ có 7,1% số hộ thực hiện giao dịch cho thuê.

Về nguồn cung cho thị trường, tính đến thời điểm hiện nay, trong tổng số 27,3 triệu ha đất nông nghiệp, Nhà nước đã giao quyền sử dụng khoảng 90% (tức khoảng 24,4 triệu ha) cho các đối tượng sử dụng cụ thể. Điều đó cho thấy nguồn cung sơ cấp (Nhà nước giao) chỉ còn khoảng 10% nên hầu như không có vai trò quyết định.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Quang cảnh mục nát loạt chung cư cũ sắp được các "ông lớn" bất động sản cải tạo

C.NGUYÊN - T.VƯƠNG |

Trên địa bàn Thủ đô đang có khoảng 1.500 chung cư cũ đang tồn tại (trong đó có 200 nhà xuống cấp, hư hỏng ở cấp C, 137 nhà cấp B, 6 nhà thuộc diện nguy hiểm cấp D). Theo ghi nhận, các công trình này dường như xuống cấp nghiêm trọng, nhiều hạng mục đã mục nát. Nguy hiểm là vậy, nhưng nhiều cư dân ở đây vẫn đang cố gắng bám trụ, bởi theo họ, chính sách đền bù chưa thỏa đáng, đặc biệt tất cả đều chung một nỗi lo nếu ra đi sẽ không biết khi nào mới được trở về.

Phát triển bất động sản xanh: Dự báo sẽ tăng lên 24% vào năm 2021

NGUYÊN ANH |

Trước các yếu tố về môi trường như sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí... thì các công trình xanh bảo đảm sức khỏe nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân. 

Hiệp hội Bất động sản đề xuất sửa luật liên quan condotel

Phạm Dung |

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng các bộ ngành đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ Luật Dân sự có liên quan đến condotel, sau vụ "vỡ trận" tại dự án Cocobay Đà Nẵng

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

Người đàn ông trùm đầu trộm nhiều trang sức trong đêm tối

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Người đàn ông trùm đầu, đeo khẩu trang cầm theo đèn pin đã trộm toàn bộ trang sức được làm từ bạc như dây chuyền, nhẫn, bông tai, lắc tay…

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Còn 9 nạn nhân mất tích trong vụ lở núi ở Làng Nủ

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng huyện Bảo Yên đã tìm thấy thi thể một nạn nhân mất tích trong vụ lở núi xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Quang cảnh mục nát loạt chung cư cũ sắp được các "ông lớn" bất động sản cải tạo

C.NGUYÊN - T.VƯƠNG |

Trên địa bàn Thủ đô đang có khoảng 1.500 chung cư cũ đang tồn tại (trong đó có 200 nhà xuống cấp, hư hỏng ở cấp C, 137 nhà cấp B, 6 nhà thuộc diện nguy hiểm cấp D). Theo ghi nhận, các công trình này dường như xuống cấp nghiêm trọng, nhiều hạng mục đã mục nát. Nguy hiểm là vậy, nhưng nhiều cư dân ở đây vẫn đang cố gắng bám trụ, bởi theo họ, chính sách đền bù chưa thỏa đáng, đặc biệt tất cả đều chung một nỗi lo nếu ra đi sẽ không biết khi nào mới được trở về.

Phát triển bất động sản xanh: Dự báo sẽ tăng lên 24% vào năm 2021

NGUYÊN ANH |

Trước các yếu tố về môi trường như sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí... thì các công trình xanh bảo đảm sức khỏe nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân. 

Hiệp hội Bất động sản đề xuất sửa luật liên quan condotel

Phạm Dung |

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng các bộ ngành đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ Luật Dân sự có liên quan đến condotel, sau vụ "vỡ trận" tại dự án Cocobay Đà Nẵng