“Bắt mạch” thị trường bất động sản cận Tết Nguyên đán 2022

CAO NGUYÊN |

Chia sẻ với PV, nhiều môi giới khẳng định, càng sát Tết Nguyên đán, lượng giao dịch càng ít đi. Ngược lại, lượng cung ở nhiều phân khúc bất động sản lại tăng. Ở góc độ đầu tư, đây là thời gian người mua đang giữ tiền để chờ chớp thời cơ.

Theo tìm hiểu của PV, những ngày cận Tết Nguyên đán, nhu cầu giao dịch bất động sản tại một số khu vực ít đi. Trước đây, một số khu vực của Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội) hay một số huyện như Lương Sơn (Hòa Bình) lượng giao dịch tăng thì những ngày này giảm đáng kể.

Anh Vũ Đức Tùng - Chủ phòng giao dịch bất động sản tại Lương Sơn (Hòa Bình) cho biết kể từ tháng 10 khi hết giãn cách xã hội, lượng lớn nhà đầu tư ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là Hà Nội tiếp tục đổ về khu vực này xem, giao dịch đất.

“Mặc dù sau giãn cách, thị trường ở Hòa Bình có phục hồi hơn trước nhưng không thể bằng đầu năm 2021 được. Đến nay, lượng giao dịch cũng đã ít. Nếu khoảng tháng 12, một tuần văn phòng tôi có thể có khoảng 5 - 7 giao dịch thì giờ ngồi cả tuần chỉ được một vài giao dịch”, anh Tùng nói.

Theo dữ liệu lớn (big data) của trang Batdongsan, thời điểm cận Tết Nguyên đán 2022 xuất hiện diễn biến trái chiều của nguồn cung và nguồn cầu trên thị trường bất động sản.

Trong khi nhu cầu tìm kiếm hoặc mua bất động sản có xu hướng giảm nhẹ thì nguồn cung (dựa trên lượng tin đăng) lại tăng ở hầu hết các loại hình bất động sản. Cụ thể: Mức độ quan tâm giảm 3% nhưng lượng tin đăng tăng 7% so với tháng 11.2021 (Hà Nội giảm 5%, TP.HCM giảm 8%) và giảm ở phân khúc chung cư, nhà riêng, nhà mặt phố.

Mức độ quan tâm đất nền tháng 12.2021 tăng chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc. Ngược lại, mức độ quan tâm giảm đối với loại hình chung cư tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.

Dự báo về thị trường bất động sản năm nay (2022), bà Dương Thùy Dung - Giám đốc cấp cao CBRE, cho biết dự kiến năm nay, nguồn cung thị trường căn hộ đón nhận số lượng gấp đôi so với 2021. Với thị trường nhà ở gắn liền với đất, nguồn cung tăng 20 - 30%. Nhưng so với nguồn cầu lớn trên thị trường, trong 2 năm tới vẫn có sự lệch pha về cung cầu. Bên cạnh đó, chi phí đất, nhân công vẫn có đà tăng, tất cả yếu tố đó dẫn đến sự tăng giá trong thời gian tới.

Anh Duy Quang - một môi giới bất động sản lâu năm tại Hà Nội chia sẻ, đối với nhà đầu tư, thời gian này khá “nhạy cảm” cho việc xuống tiền mua vào hoặc bán ra. “Rất khó có thể đoán thị trường sau Tết Nguyên đán sẽ ra sao, có thể sẽ sôi động hoặc chững lại. Nên kể cả người bán và người mua thời gian này sẽ tiếp tục giữ tiền để nghe ngóng chờ thời cơ”, anh Quang nói.

Các chuyên gia bất động sản cho rằng mặc dù lượng nhà đầu tư F0 năm vừa qua đổ bộ thị trường nhiều, nhưng trải qua đợt dịch vừa rồi họ cũng đã nâng cao tính cảnh giác, không vội vàng xuống tiền như trước mà tiếp tục tính toán.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến hàng loạt cổ phiếu chứng khoán, bất động sản “đo sàn”?

Thế Lâm |

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 17.1 mở cửa phiên sáng chưa được bao lâu thì nhóm cổ phiếu chứng khoán bất ngờ lao dốc mỗi lúc một mạnh. Đến thời điểm bước vào phiên chiều, nhiều mã giảm sàn.

Khối ngoại "đổi vị" mua ròng cổ phiếu bất động sản trong tuần qua

Gia Miêu |

Nhóm cổ phiếu bất động sản chịu áp lực lớn nhất, nguyên nhân do hai sự kiện lớn “chấn động” thị trường là việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất đã đấu giá tại Thủ Thiêm và ông Trịnh Văn Quyết với lùm xùm xung quanh việc bán lượng lớn cổ phiếu FLC trong tuần qua.

Điều kiện kinh doanh bất động sản từ ngày 1.3.2022

Trang Thiều |

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.