Choáng ngợp những tòa nhà cao nhất thành phố Hồ Chí Minh

Khương Duy |

Những tòa nhà chọc trời đua nhau mọc lên đang giúp diện mạo  đô thị TPHCM ngày càng năng động và hiện đại. Trong top 10 tòa nhà cao nhất Việt Nam, TPHCM có 3 vị trí.

1. Landmark 81

Ngôi vị cao nhất TPHCM thuộc về tòa Landmark 81 với độ cao lên đến 461,2m. Sau khi hoàn thành, tòa nhà này đã vượt qua tòa Landmark 72 (Hà Nội, 336m) trở thành tòa tháp cao nhất Việt Nam (cao nhất Đông Nam Á và cao thứ 17 trên thế giới) tính đến thời điểm hoàn thành vào tháng 7.2018.
Tòa nhà cao nhất TPHCM là Landmark 81 (461,2m). Không chỉ cao nhất Việt Nam vào thời điểm hoàn thành (tháng 7.2018), tòa nhà này cao nhất Đông Nam Á và cao thứ 17 trên thế giới. Ảnh: Hà Phương
Landmark 81 được coi là biểu tượng mới của TPHCM với thiết kế lấy cảm hứng từ hình dáng khóm tre Việt Nam vươn lên mạnh mẽ.
Landmark 81 được coi là biểu tượng mới của TPHCM với thiết kế lấy cảm hứng từ hình dáng khóm tre Việt Nam vươn lên mạnh mẽ. Ảnh: Hà Phương
Tòa nhà bao gồm các không gian chức năng như: Trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí; văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ dịch vụ, căn hộ thương mại… Ảnh: Hà Phương
Tòa nhà bao gồm các không gian chức năng như: Trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí; văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ dịch vụ, căn hộ thương mại… Ảnh: Hà Phương

2. Bitexco Financial Tower

Tháp tài chính Bitexco do tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư. Với độ cao 262m, tháp Bitexco từng là tòa tháp cao nhất TP.HCM cho đến khi tòa Landmark 81 khánh thành và “soán ngôi”.
Tháp tài chính Bitexco do tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư. Với độ cao 262m, tháp Bitexco từng là tòa tháp cao nhất TP.HCM cho đến khi tòa Landmark 81 khánh thành và “soán ngôi”. Ảnh: Khương Duy
Tòa tháp Bitexco được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2010 với nhiều hạng mục, không gian như: khu vực văn phòng, khu thương mại mua sắm, hàng ẩm thực. Ngoài ra, có một đài quan sát ở tầng 49 dành cho khách tham quan có góc nhìn 360 độ ngắm toàn cảnh TP.HCM và sông Sài Gòn. Đây cũng là dự án đầu tiên của Việt Nam cho xây dựng sân đậu trực thăng ở tầng 52. Ảnh: Khương Duy
Tòa tháp Bitexco được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2010, đây là dự án đầu tiên của Việt Nam cho xây dựng sân đậu trực thăng ở tầng 52. Đến bây giờ, tháp Bitexco vẫn được coi là biểu tượng phát triển của TPHCM. Đa số du khách khi ghé thăm TPHCM đều mong muốn có được một bức hình chụp với tòa tháp này làm kỷ niệm. Ảnh: Khương Duy

3. Vietcombank Tower

Vietcombank Tower có độ cao 206m. Công trình do Liên doanh Vietcombank-Bonday (Hongkong) - Benthanh làm chủ đầu tư.
Đứng ở vị trí số 3 sau Landmark 81 và Bitexco Financial Tower là Vietcombank Tower. Công trình có độ cao 206m do Liên doanh Vietcombank-Bonday (Hongkong) - Benthanh làm chủ đầu tư. Ảnh: Khương Duy
Tòa nhà được hoàn thành năm 2015. Thiết kế độc đáo này là trụ sở chính của Ngân hàng Vietcombank TP.HCM và cho thuê văn phòng. Ảnh: CFC
Tòa nhà được hoàn thành năm 2015. Thiết kế độc đáo này là trụ sở chính của Ngân hàng Vietcombank TP.HCM và cho thuê văn phòng. Ảnh: CFC
Khương Duy
TIN LIÊN QUAN

Những căn nhà siêu siêu nhỏ ở TP.HCM: Muốn tắm phải đuổi cả nhà ra đường

Khương Duy |

Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều hộ gia đình có tới 3, 4 thế hệ sống trong căn nhà nhỏ chỉ vỏn vẹn vài mét vuông. Chật chội, ẩm thấp, nhưng với nhiều người, có được một nơi ăn, chốn ở giữa chốn đô thị phồn hoa đã là điều may mắn.

Nguy cơ vỡ trận condotel: Phải “nói thật” để nhà đầu tư không ảo tưởng

N.BĂNG - T.TRANG |

Trong giai đoạn 2017-2019, dự kiến trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 30.000 căn condotel được chào bán, trong đó tập trung chủ yếu ở các thành phố biển như Nha Trang, Đà Nẵng… Tuy nhiên, thiếu căn cứ pháp lý, chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định là thực tế không mới của các dự án condotel ở các tỉnh, thành lớn. Điều đáng nói là nếu nội dung mua bán của các hợp đồng góp vốn bị coi là vô hiệu, thì người mua đứng trước nguy cơ trắng tay. Chính quyền tỉnh cấp phép đất ở không hình thành đơn vị ở, nhưng khi xảy ra tranh chấp, nhà đầu tư và người mua, góp vốn “tự bơi” trước tòa án. 

Cần sớm tháo gỡ vướng mắc cho mô hình condotel, phát triển nhà ở xã hội

Nguyễn Nguyễn |

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, các chuyên gia hàng đầu và các nhà quản lý cần có những giải pháp tháo gỡ một số dự án bất động sản gặp vướng mắc về pháp lý. Đề xuất giải pháp hành lang pháp lý tháo gỡ cho mô hình condotel, phát triển nhà ở xã hội tại khu đô thị, khu công nghiệp.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.