Nhiều người đặt mục tiêu mua nhà giữa dịch COVID-19

CAO NGUYÊN |

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, COVID-19 trong hai năm qua là một thời gian rất dài, càng về lâu bất động càng bị ảnh hưởng, nhiều dự án dừng, nguồn cung giảm.

Sau gần 2 năm đối mặt với COVID-19, cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam không đứng ngoài tác động tiêu cực. Dù vậy, ngoài phân khúc cho thuê mặt bằng, hay nghỉ dưỡng tạm thời giảm thanh khoản do nhu cầu thị trường, gần như các sản phẩm nhà ở cao cấp, đất nền, đặc biệt là đô thị ven biển... đều có dấu hiệu khả quan.

Theo đánh giá của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, bất động sản vẫn nhận nhiều sự quan tâm của khách hàng, nhà đầu tư ngay cả trong dịch bệnh. Đặc biệt là các dòng sản phẩm đất nền bởi đây luôn được coi là nơi lưu giữ tài sản an toàn và tiềm năng tăng giá cao.

TS Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, ông cùng các cộng sự thường xuyên bám sát tình hình thị trường, từ khi bắt đầu xuất hiện COVID-19 đến nay.

Từ đầu 2020, đợt dịch đầu tiên, ông cũng cảm thấy lo sợ. Từ quý 1, tỉ lệ giao dịch đã chạm mức thấp nhất kể từ khủng hoảng năm 2013, tỉ lệ hấp thụ chỉ khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sau khi xem xét, đánh giá thật kỹ lưỡng, tập trung tổ nghiên cứu để theo dõi thật chặt, đến cuối 2020, ông khẳng định thị trường bất động sản không vướng phải khủng hoảng.

Vị chuyên gia này cho rằng, nhìn chung, ở Việt Nam, cứ một dự án bất động sản ra đời, chỉ cần 18 tháng là hấp thụ hết, trong khi đó, thời gian trung bình của ASEAN là 5 năm.

“Trong 2 năm xuất hiện COVID-19, nhiều lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, do đó, nhiều nhà đầu tư lấn vào bất động sản - thị trường có tiềm năng. Tuy nhiên, nguồn cung lại không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường do nhiều rào cản như quy trình kiểm duyệt, tạm dừng thi công... Theo đó, thị trường không có nhiều sản phẩm mới, dẫn tới cung không đủ cầu”, ông Đính nhấn mạnh.

Ở góc độ quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, COVID-19 qua 4 lần xảy ra trong 2 năm là một thời gian rất dài. Chính vì vậy càng về lâu, bất động càng bị ảnh hưởng, nhiều dự án dừng, nguồn cung giảm.

Dẫu vậy, giao dịch 2020 và 2021 có sự thay đổi. Trong 6 tháng đầu năm nay, giao dịch bất động sản nhiều hơn rõ rệt. Nhưng tính chung có giảm so với năm 2019.

Có nhiều người phải "cất tiền" chờ COVID-19 mới mua nhà. Phần nào đó ông Khởi cho rằng bất động sản vẫn được quan tâm lớn. "Mua được một bất động sản đôi khi lại là mục tiêu của nhiều người trong COVID-19", ông Khởi nói.

Theo vị này, hiện nay nhiều chính sách đang được các cơ quan chức năng đẩy mạnh để trợ lực cho thị trường bất động sản cuối năm. Đây sẽ là tín hiệu tốt cho cả nhà bán lẫn người mua.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Dịch vụ in "thẻ xanh" tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 đắt hàng ở TPHCM

NGỌC LÊ - THANH CHÂN |

Nhằm thuận tiện cho việc đi lại mà không cần mở chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 trên ứng dụng điện thoại khi được kiểm tra, nhiều người dân TPHCM đã tìm đến dịch vụ in "thẻ xanh".

Shophouse bên sông - “cổ phiếu giá trị” của bất động sản thương mại

ANH HUY |

Hướng đến đầu tư bất động sản trung và dài hạn, chắc chắn các nhà đầu tư không thể bỏ qua phân khúc bất động sản thương mại trong quần thể đô thị.

Tiền đầu tư có ồ ạt đổ vào bất động sản những tháng cuối năm?

CAO NGUYÊN |

Những tháng gần đây, do giãn cách xã hội nên dòng tiền không trực tiếp chảy vào bất động sản mà tập trung vào chứng khoán. Dự báo, trong quý cuối năm, dòng tiền đầu tư sẽ quay trở lại bất động sản.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.