Cách nhận biết và xử trí bệnh chốc lở ở trẻ em

Trang Thiều |

Chốc lở thường gặp ở vùng da hở như mặt, tay, chân, nhưng cũng gặp ở thân mình hoặc các phần khác của cơ thể trẻ em.

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Quân Y 103, bệnh chốc lở thường gặp vào mùa hè, phổ biến ở các nơi điều kiện sống thiếu vệ sinh, đông dân cư. Theo đó, chốc hay gặp ở vùng da hở như mặt, tay, chân, nhưng cũng xuất hiện ở thân mình và các phần khác của cơ thể.

Bác sĩ Cường cho biết, chốc không có bọng nước thường bắt đầu là một dát màu hồng, tiến triển thành mụn nước, bọng nước hóa mủ nhanh, mau chóng vỡ và để lại các vết xước đóng vảy, tiết ra dịch màu vàng mật ong.

Chốc loét bắt đầu giống như chốc không bọng nước nhưng tiến triển thành những vết loét hoại tử lõm giữa, chậm lành, để lại sẹo.

Còn chốc có bọng nước khởi phát với mụn nước nhỏ, lớn dần thành bọng nước. Bọng nước nông, dễ vỡ, kích thước nhỏ hoặc lớn, chứa dịch vàng, trong, sau chuyển sang vàng đậm, vỡ trong 1 đến 3 ngày, để lại viền da mỏng xung quanh dát đỏ ẩm ướt, khi lành không có sẹo.

Theo đó, chốc lở dễ lây lan do thương tổn thường gây ngứa, trẻ sờ gãi vào những thương tổn rồi làm lây lan ra chỗ khác. Vì vậy, khi trẻ bị chốc, phụ huynh nên cho trẻ tạm nghỉ ở nhà để kiểm soát tốt hơn sự lan rộng của bệnh trên cơ thể trẻ và ngăn ngừa biến chứng. Bên cạnh đó, cần báo bác sĩ nhi khoa để con sử dụng kháng sinh và chống viêm kịp thời.

Thuật ngữ chốc hóa trong y học dùng để gọi các nhiễm trùng nông thứ phát ở một tình trạng da hoặc vết thương nhất định trên da, nếu vết thương loét sâu sẽ gọi là chốc loét.

Bệnh chốc lở ở trẻ em là tình trạng da bị nhiễm khuẩn do các liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn gây nên những bọng nước, mụn mủ, các vết đóng vảy trên da. Tùy từng trường hợp của trẻ, vi khuẩn gây bệnh chốc lở có thể xâm nhập lớp da ở mức độ nông hay sâu.

Bệnh này rất phổ biến, nằm trong số các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ.

Trang Thiều
TIN LIÊN QUAN

Xử trí viêm da cơ địa ở trẻ em

Trang Thiều |

Viêm da cơ địa là một dạng tổn thương trên bề mặt da, có triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, đỏ sưng và nứt da. Dưới đây là những chia sẻ về cách xử trí viêm da cơ địa ở trẻ em.

Bác sĩ hướng dẫn 6 bước cấp cứu trẻ bị đuối nước

Thiều Trang |

Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc để lại di chứng não là do không được sơ cứu hoặc sơ cứu không đúng cách. Vì vậy, việc sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật khi trẻ bị đuối nước rất quan trọng, quyết định sự sống còn của trẻ.

Bác sĩ chia sẻ dấu hiệu nhận biết trẻ em thiếu kẽm

BÁC SĨ NHI KHOA NGUYỄN MẠNH CƯỜNG |

Biểu hiện thường thấy của trẻ em thiếu kẽm là chậm tăng trưởng chiều cao, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, sức đề kháng kém.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.