Xử lý triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém

X.Q |

Hôm nay (26.5), các đại biểu thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, trong khuôn khổ kỳ họp Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.

Tiềm ẩn rủi ro, tổn thất

Trước đó, khi thảo luận đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Ngân sách Nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2017 và quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2015, vấn đề cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, giải quyết nợ xấu đã được các đại biểu rất quan tâm.

Đánh giá cao Chính phủ trình ra Quốc hội dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhận định: Đây là việc làm cần thiết, bởi nếu không giải quyết được tồn đọng tài chính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên - Huế) đề xuất, trước hết cần rà soát, đánh giá lại tổng số nợ xấu này chính xác là bao nhiêu; đồng thời, tìm ra được nguyên nhân, phân tích, đánh giá lý do khách quan, chủ quan của tình trạng nợ xấu... 

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, nếu tính cả khoản nợ xấu do VAMC quản lý, nợ xấu nội bảng và nợ tiềm ẩn thì tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống có khả năng lên đến 8,86%. Giai đoạn vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã mua lại bắt buộc một số ngân hàng thương mại yếu kém để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, do khuôn khổ pháp lý của việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn chưa hoàn thiện và nhiều bất cập nên việc phục hồi và củng cố hoạt động của các tổ chức tín dụng yếu kém còn gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro, tổn thất.

Trên diễn đàn Lao Động, TS Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính, ngân hàng - cho rằng về lâu về dài, nên có Luật Xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, quy trình để ban hành luật sẽ mất thời gian nên Chính phủ quyết định sẽ đưa Nghị quyết xử lý nợ xấu trước. Luật sư - TS Bùi Quang Tín (Trường Đại học Ngân hàng TPHCM) nhận định: Nếu nợ xấu không xử lý được thì mục tiêu giảm lãi suất ngân hàng khó lòng thực hiện được.

Còn TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng: Xử lý nợ xấu càng chậm tổn thất nền kinh tế càng không thể đo đếm được. Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện tại đang gặp nhiều vướng mắc lớn. Thứ nhất là vấn đề lãi dự thu. Thứ hai là xử lý tài sản đảm bảo. Thứ ba là quyền của chủ nợ đang bị yếu thế.

Việc cho phép ngân hàng xử lý dần lãi dự thu tác động mạnh đến xử lý nợ xấu. Ví dụ, tài sản trước đây thế chấp vay ngân hàng hơn 100 tỉ đồng, nhưng giờ nếu bán đi theo giá thị trường hiện tại chỉ thu về 40 tỉ đồng, lỗ 60 tỉ đồng. Nếu bán tài sản này, ngân hàng đó lỗ ngay vài chục tỉ đồng. Lãi dự thu giảm chuyển thành nợ xấu. Với một NH kinh doanh cả năm chỉ lãi vài chục tỉ thì chỉ cần xử lý một tài sản như vậy là coi như lỗ luôn, buộc họ phải tiếp tục hạch toán lãi. Quy định như vậy có tác động mạnh đến hạch toán làm cho ngân hàng mạnh dạn xử lý nợ xấu. Tình trạng lãi giả lỗ thật cũng biến mất, đưa họ về thực tế. Đồng thời, ngân hàng cũng hạn chế được thất thoát.

Sẽ xử lý căn bản, triệt để

Báo cáo trước Quốc hội, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và đang chỉ đạo kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống. Tại kỳ họp này, Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Căn cứ Nghị quyết về xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ chỉ đạo tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; hoàn thiện các phương án xử lý đối với các tổ chức tín dụng yếu kém theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường, trên nguyên tắc khẩn trương, quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả kinh tế, an toàn hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền; củng cố, chấn chỉnh hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; xử lý dứt điểm các quỹ yếu kém...

X.Q
TIN LIÊN QUAN

Bảo mật thông tin cho thân chủ là nghĩa vụ của luật sư

NGUYỄN VĂN HẬU |

Hiện dư luận trong xã hội, đặc biệt trong giới luật sư đang rất quan tâm xung quanh quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, đang được Quốc hội thảo luận. Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM - xung quanh vấn đề này.

Đề xuất xử lý hình sự kinh doanh đa cấp trái phép

XUÂN HẢI |

Ngày 24.5, Quốc hội dành thời gian cả ngày thảo luận về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, đa số ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung một điều luật mới về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp để xử lý hình sự hành vi kinh doanh đa cấp trái phép, tránh để xảy ra hậu quả rồi mới xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như một số vụ án liên quan đến kinh doanh đa cấp vừa qua.

Bất cập quản lý tiền công đức tại 2 ngôi đền ở Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Hiện nay, việc quản lý thu chi tiền công đức, dầu nhang tại đền Dâu và đền Quán Cháo (Ninh Bình) còn thiếu minh bạch.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm 1 năm tù

Việt Dũng |

Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được ghi nhận có các tình tiết mới nên được giảm án, bị hại duy nhất kháng cáo bị bác đơn.

Tài xế khai chuyện chở thùng tiền từ SCB về Vạn Thịnh Phát

Tâm Tú |

TPHCM - Lái xe của Trương Mỹ Lan khai, nhiều lần đến Ngân hàng SCB vận chuyển những thùng tiền đã được đóng sẵn đưa về Vạn Thịnh Phát hoặc nhà riêng của Lan.

Bỏ giấy chuyển tuyến bệnh hiểm nghèo, giảm tiền túi cho dân

ANH HUY |

Trong dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi có đưa ra việc bỏ thủ tục chuyển tuyến với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... để giảm chi tiền túi cho dân.

Những hình ảnh xúc động của các chiến sĩ giúp dân chống lũ

QUÁCH DU |

Những ngày qua, mưa lũ ở Thanh Hóa diễn ra khá phức tạp, do đó ngành chức năng, đặc biệt là công an, quân đội đã huy động tối đa lực lượng để giúp dân chống lũ.

Lý do khiến giá vàng thế giới liên tục tăng cao

Khương Duy (Theo Kitco) |

Nhiều yếu tố hỗ trợ đang thúc đẩy giá vàng thế giới tăng mạnh và liên tục phá kỷ lục.

Bảo mật thông tin cho thân chủ là nghĩa vụ của luật sư

NGUYỄN VĂN HẬU |

Hiện dư luận trong xã hội, đặc biệt trong giới luật sư đang rất quan tâm xung quanh quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, đang được Quốc hội thảo luận. Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM - xung quanh vấn đề này.

Đề xuất xử lý hình sự kinh doanh đa cấp trái phép

XUÂN HẢI |

Ngày 24.5, Quốc hội dành thời gian cả ngày thảo luận về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, đa số ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung một điều luật mới về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp để xử lý hình sự hành vi kinh doanh đa cấp trái phép, tránh để xảy ra hậu quả rồi mới xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như một số vụ án liên quan đến kinh doanh đa cấp vừa qua.