4 mẹo trồng cây xương rồng tại nhà luôn tươi xanh

Tuấn Đạt (T/ Hợp) |

Một vài mẹo hay mà các bà nội trợ có thể tham khảo nhằm giúp cây xương rồng luôn tươi tốt, tạo không gian xanh cho ngôi nhà.

Xương rồng cảnh là loại cây khá phổ biến được lựa chọn để trồng trong nhà. Theo đó, các bà nội trợ cần nắm bắt quy tắc sau để có thể chăm sóc cây xương rồng một cách hiệu quả.

Chọn loại đất phù hợp

Đất là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây xương rồng. Xương rồng cần loại đất có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng. Đất quá ẩm ướt sẽ gây thối rễ và làm chết cây.

Các bà nội trợ nên cân nhắc lựa chọn đất dành riêng trồng cây xương rồng được bán tại các cửa hàng cây cảnh.

Trong đó, sử dụng đất thịt nhẹ kết hợp với cát sông và đá vụn để tạo độ thoáng khí khi trồng cây xương rồng. Có thể thêm một ít than hoạt tính vào hỗn hợp đất để giữ chậu cây luôn khô ráo và sạch sẽ.

Đồng thời cần đảm bảo lớp đáy chậu có thêm một lớp sỏi hoặc đá nhỏ để tăng khả năng thoát nước.

Tưới nước đúng cách

Xương rồng là loại cây chịu hạn tốt, vì vậy việc tưới nước quá nhiều sẽ gây hại cho cây. Để đảm bảo tưới đúng và đủ cho cây, các bà nội trợ nên kiểm tra trước độ ẩm của đất bằng cách chạm tay vào bề mặt đất. Nếu đất khô hoàn toàn mới tưới nước cho cây xương rồng.

Thời điểm tưới cây nên vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tránh nước bị bốc hơi nhanh, nhất là thời tiết nắng nóng.

Các bà nội trợ cũng cần lưu ý, đối với mùa hè nên tưới nước mỗi tuần 1 lần còn mùa đông, giảm tần suất tưới xuống từ 1 - 2 lần mỗi tháng.

Cung cấp đủ ánh sáng

Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây xương rồng quang hợp và phát triển. Theo đó, xương rồng cần ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất từ 4 đến 6 giờ mỗi ngày.

Hãy lựa chọn đặt chậu cây xương rồng ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như ban công, cửa sổ hướng nam hoặc hướng tây cũng như thường xuyên xoay chậu để đảm bảo mọi phía của cây xương rồng đều nhận đủ ánh sáng.

Bón phân đúng lịch

Bón phân đều đặn đúng lịch trình sẽ giúp cung cấp cây xương rồng phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, không nên bón phân quá nhiều vì xương rồng sẽ mang kết quả ngược lại.

Sử dụng phân bón chuyên dụng cho cây xương rồng, thường là loại phân bón dạng lỏng hoặc phân hạt tan chậm. Bón phân vào mùa xuân và mùa hè khi cây đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh. Giảm hoặc ngừng bón phân vào mùa thu và mùa đông.

Các bà nội trợ có thể pha loãng phân bón theo tỉ lệ 1:2 (1 phần phân bón, 2 phần nước) giúp cây có thể phát triển tốt.

Tuấn Đạt (T/ Hợp)
TIN LIÊN QUAN

Cây xương rồng Nguyễn Trí

HÀ ANH CHIẾN |

Nhà văn Nguyễn Trí chia sẻ, tác phẩm “Hoa xương rồng” của ông đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác văn học về Công nhân - Công đoàn do Tổng LĐLĐVN và Báo Lao Động tổ chức, bởi ông có vốn quý là 5 năm rưỡi làm công nhân trong các nhà máy ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai)…

Mẹo cắm hoa sen tươi lâu dành cho các bà nội trợ

Tuấn Đạt (T/ hợp) |

Các bà nội trợ có thể tham khảo cách cắm hoa sen tươi lâu dưới đây để có thể trưng bày, trang trí làm đẹp cho không gian sống.

Bí quyết giặt rèm cửa sạch, gọn lẹ tại nhà dành cho các bà nội trợ

Tuấn Đạt |

Các bà nội trợ có thể tham khảo cách giặt rèm cửa sạch và nhanh chóng mà không cần tốn quá nhiều công sức ngay tại nhà.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.