18 triệu lao động phi chính thức "đánh đu" với cuộc sống: Chính quyền các cấp cần phải vào cuộc

VŨ HẢI - QUẾ CHI |

Hàng triệu lao động phi chính thức đã đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, thế nhưng họ đang đứng ngoài rìa nhiều chính sách an sinh xã hội.

Để giải quyết vấn đề trên, TS Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội - đã đặt ra một loạt các giải pháp. 

Nhiều khoảng trống quản lý lao động phi chính thức

Hiện nay, tiền lương bình quân của lao động phi chính thức là 4,44 triệu đồng/tháng, chỉ bằng 58% tiền lương bình quân của lao động chính thức.

Trong khi đó, theo TS Đào Quang Vinh, thời gian làm việc của lao động phi chính thức dài hơn, họ đa số làm việc trong ngành lao động giản đơn, tay nghề thấp, điều kiện làm việc không đảm bảo và không được tham gia bảo hiểm xã hội, không có phúc lợi. Do đó, vấn đề đặt ra là trong chính sách phải có những quan tâm nhiều hơn cho nhóm này.

Trong khu vực phi chính thức, có thể nói công tác quản lý giám sát, thanh tra kiểm tra trong đó có điều kiện làm việc an toàn vệ sinh lao động đang bị bỏ trống.

“Tôi cho rằng chính quyền các cấp cần phải vào cuộc. Ví dụ trên địa bàn quận, huyện, vai trò của chính quyền địa phương rồi quản lý lao động tại địa phương cần từng bước quan tâm hơn, nhắc nhở rồi đối với trường hợp vi phạm phải có chế tài đúng mức, tránh việc lạm dụng hoặc để người lao động làm việc trong điều kiện quá tồi tệ” - TS Vinh nói.

Cũng theo TS Vinh, có thể thấy, mặc dù thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của khu vực phi chính thức và lao động phi chính thức đối với nền kinh tế cũng như giải quyết việc làm tại Việt Nam, nhưng lao động phi chính thức vẫn bị bỏ quên trong nhiều chính sách công, ít nhận được sự bảo vệ của pháp luật. Các hoạt động tương trợ về xã hội, trợ giúp về pháp lý cũng như chưa tiếp cận sát với nhiều người trong nhóm đối tượng này.

Song cũng nhìn nhận thẳng thắn rằng, phần lớn lao động phi chính thức chưa biết cách khai thác sự hỗ trợ của các chính sách công, các tổ chức tư vấn và hệ thống chính trị mà vẫn thụ động, tự bảo vệ mình một cách kém hiệu quả. Thực tế, họ hoạt động gần như đơn độc và rời rạc.

Với những đóng góp của lao động phi chính thức đối với xã hội và nền kinh tế hiện nay, việc thừa nhận vị trí, vai trò xã hội và tạo điều kiện cho họ thụ hưởng các dịch vụ công ích là điều không thể phủ nhận.

Tăng cường thực thi pháp luật lao động ở khu vực chính thức

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ lao động phi chính thức làm việc trong khu vực chính thức lên tới 35,7%. Con số này đang đặt ra thách thức to lớn đối với công tác quản lý lao động.

“Thực tế đang tồn tại một khoảng trống trong quản lý lao động, tuân thủ luật pháp lao động trong khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong thực hiện các dự án xây dựng, khai thác mỏ…” - TS Vinh nhận định.

Để giải quyết vấn đề trên, TS Vinh đưa ra đề xuất, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm, tôn trọng luật pháp đối với cả chủ sử dụng lao động, cũng như người lao động thì cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường chế tài đối với những hành động cố tình vi phạm các quy định hiện hành về ký hợp đồng lao động, thực hiện các quy định về an toàn lao động, đóng BHXH cho người lao động. Ngoài ra, cần hoàn thiện cơ chế báo cáo về lao động của các cơ sở sản xuất kin doanh, hệ thống thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm, tư vấn pháp lý cho người lao động.

Về vấn đề BHXH, TS Vinh cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển chương trình BHXH tự nguyện. Ông cho rằng: “BHXH tự nguyện hiện nay đang đi đúng hướng, đang mở rộng đối tượng tham gia vào các lao động phi chính thức và từ 1.1.2018 thì có chương trình hỗ trợ cho người tham gia.

Tất nhiên chính sách theo chúng tôi cần có tính toán để tránh những khác biệt quá ở khu vực chính thức và khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, do đặc điểm lao động phi chính thức thu nhập thấp nên khả năng đóng góp ở mức cao là rất khó nên chúng ta phải có bước đi và tính toán phù hợp”.

VŨ HẢI - QUẾ CHI
TIN LIÊN QUAN

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Xem xét lại cơ chế đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Việc đẩy giá đất đấu giá lên cao rồi bỏ cọc sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, phải xem xét lại cơ chế đấu giá đất.