Bình Dương: CNLĐ gặp khó khăn, nguy cơ tín dụng đen bùng phát

ĐÌNH TRỌNG |

Do tác động xấu của dịch bệnh và tình hình thế giới đã ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động nhập cư tại Bình Dương. Nhiều gia đình công nhân gặp khó khăn, không biết cách tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ rất dễ sập bẫy vay nặng lãi và đây là điều kiện để “tín dụng đen” bùng phát trở lại.

Nhiều người thành nạn nhân của tín dụng đen

Sau thời gian xảy ra dịch bệnh COVID-19, nạn “tín dụng đen” ở Bình Dương ngày càng biến tướng nguy hiểm khiến nhiều người sập bẫy, trở thành “con nợ”. Theo ghi nhận, các đối tượng cho vay không chỉ tiếp cận người vay qua các hình thức như rải tờ rơi quảng cáo, mà còn cho vay qua app với hình thức đơn giản nhưng hậu quả phức tạp. Khi người vay mất khả năng chi trả sẽ bị đối tượng gọi điện thoại gây rối, khủng bố tinh thần, đe dọa để đòi nợ.

Đáng chú ý là việc đối tượng gọi điện đe dọa những người không liên quan, không có trách nhiệm trả nợ như người thân, bạn bè, cơ quan, đồng nghiệp... của người vay nợ, từ đó gây phiền hà, bức xúc và ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương.

Đơn cử như trường hợp xảy ra với với anh L.Q.M - sinh năm 1986, đang làm việc trong KCN VSIP tỉnh Bình Dương. Theo anh L.Q.M thời điểm tháng 6.2022, anh liên tục bị các đối tượng đòi nợ, khủng bố tinh thần yêu cầu anh phải thanh toán khoản vay trả góp mua điện thoại là 13,2 triệu đồng. Tuy đã khẳng định là không vay, nhưng các đối tượng vẫn gọi điện đòi nợ. Không chỉ riêng cá nhân anh L.Q.M bị làm phiền, các đối tượng còn tìm về nhà làm phiền người thân và tìm đến tận công ty của anh L.Q.M. Đối tượng đòi nợ gây phiền toái cho cán bộ nhân sự, người của công ty. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm của anh L.Q.M. Công ty yêu cầu anh phải giải quyết việc cá nhân không được làm ảnh hưởng đến công ty. Chỉ đến khi được sự hỗ trợ của phóng viên Báo Lao Động, đưa anh M và bên đòi nợ ra cơ quan công an để làm rõ, thì việc đòi nợ theo hình thức khủng bố mới được chấm dứt.

Trong khi đó, tại thị xã Bến Cát, là địa phương đông công nhân lao động. Năm 2022, công an đã phá nhiều vụ tín dụng đen tại đây. Chị Phạm Thị Ngọc Tuyền  (sinh năm 1985, ngụ phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát) từng là nạn nhân của các đối tượng cho vay nặng lãi. Theo hồ sơ điều tra từ tháng 9.2020, chị Phạm Ngọc Tuyền gặp khó khăn vay nóng nhiều lần của đối tượng cho vay nặng lãi với số tiền gốc là 90 triệu đồng. Đối tượng tính lãi suất từ 6% - 24% một ngày (tương đương 2.160% đến 8.640% một năm). Chu kỳ lấy lãi là từ 5 ngày, 10 ngày hoặc 1 tháng. Từ số tiền gốc ban đầu do không trả lãi kịp nên đối tượng cho vay đã cộng dồn tiền lãi thành tiền vay, cả tiền lãi và tiền vay hơn 10 tỉ đồng.

Người lao động khó khăn dễ sập bẫy tín dụng đen

Hiện tại, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương gặp khó khăn: Bị giảm đơn hàng, phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp buộc phải cắt giảm giờ làm, cắt giảm lao động. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người lao động nhập cư.

LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, năm 2022, có khoảng 300.000 NLĐ bị tác động xấu về việc làm. Những tháng cuối năm, thu nhập eo hẹp khiến nhiều người gặp khó khăn trong cuộc sống. Nhiều gia đình công nhân chỉ sinh sống bằng một phần lương 5,6-7 triệu đồng/tháng. Qua năm 2023, nhiều lao động trở lại Bình Dương sau Tết để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên số lượng tuyển dụng đầu năm có hạn khiến công nhân tìm việc khó khăn, phải đi nhiều nơi và chờ đợi thời gian nộp hồ sơ. Có những trường hợp chưa tìm được việc làm không có chi phí trả tiền thuê trọ phải ghi nợ chủ nhà.

Trong bối cảnh khó khăn, công nhân lao động phải đi cầm cố tài sản (điện thoại, xe máy) hoặc đi vay mượn để trang trải cuộc sống. Đây là điều kiện để những đối tượng cho vay nặng lãi tìm kiếm nạn nhân và vì vậy công nhân lao động dễ sập bẫy tín dụng đen.

ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Kiểm tra việc người mất trộm xe máy phải nằm canh tang vật, sau khi báo nhiều phường ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Lực lượng chức năng đã đưa 2 xe máy được cho là mất trộm về phường và làm rõ thông tin trên mạng về việc bị hại mất xe phải mua chiếu nằm canh tang vật.

Chênh lệch thu nhập của lao động kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương

Thanh Hà |

Người lao động kỹ thuật số có tay nghề cao ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) kiếm được nhiều hơn 65% so với người lao động không có kỹ năng này.

Ông Lư Đình Tuấn từ chức huấn luyện viên đội Bình Dương

Thanh Vũ |

Ban huấn luyện câu lạc bộ Bình Dương quyết định thực hiện điều chỉnh vị trí huấn luyện viên trưởng sau chuỗi thành tích nghèo nàn từ đầu mùa.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.