VỤ “3.700 CÔNG NHÂN SỐNG VẬT VỜ VÌ CHẬM LƯƠNG 5 THÁNG”:

Các doanh nghiệp được tạm ứng 120 tỉ đồng, người lao động vẫn bị nợ lương!

HUYÊN NGUYỄN |

Báo Lao Động số 65 - 66 (ra ngày 23.3.2017 và ngày 24.3.2017) có loạt bài phản ánh về 3.700 công nhân sống vật vờ vì chậm lương 5 tháng. Sau khi bài báo đến tay bạn đọc, Lao Động nhận được thông tin TP.Hà Nội tạm ứng 120 tỉ đồng để giải quyết khó khăn trước mắt cho các Cty thuỷ nông trên địa bàn. Thế nhưng đã gần 2 tháng qua, CNLĐ tiếp tục “kêu cứu” tới Báo Lao Động vì vẫn... bị nợ lương!

Nhanh nhất thì hết tháng 6.2017 mới có lương!

Làm việc với báo Lao Động, ông Đặng Trần Dũng Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Thuỷ Lợi Sông Tích cho biết, việc công nhân phản ánh bị chậm lương 5 tháng là chưa sát với thực tế bởi thực chất Cty đã chi trả cho công nhân thừa tương đương 2 tháng lương so với quy định. Cụ thể, ông Tuấn cho biết, ngày 16.3.2017, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 1752/QĐ-UBND về việc ban hành quy trình, định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá duy trì vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn TP, trong đó kinh phí đặt hàng năm 2016 theo kế hoạch khoảng 100,8 tỉ đồng. Trong đó, chi phí tiền lương lao động trực tiếp là trên 41,3 tỉ đồng; chi phí tiền lương cán bộ quản lý là 5,6 tỉ đồng. Như vậy, tổng số tiền chi cho lương (đã bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ) là 46,9 tỉ đồng. So với tiền lương Cty đã tạm ứng cho CNVC-NLĐ đến hết tháng 11 năm 2016 đã lớn hơn gần 2,4 tỉ đồng, tương đương với chi vượt mức mỗi người 2 tháng lương. Đến thời điểm hiện tại, Cty vẫn chưa nhận được quyết toán của TP trong năm 2015, 2016 vì thế kinh tế đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Liên quan đến việc mới chỉ chi trả lương tháng 1.2017, ông Tuấn cho biết, sau khi báo chí phản ánh, TP đã tạm ứng cho Cty Sông Tích 13 tỉ đồng trong tổng số 120 tỉ đồng chia cho các đơn vị thuỷ nông khác. Với số tiền đó, Cty đã thực hiện chi trả lương cho CNVCLĐ và các khoản khác. Thực tế Cty đã chi trả lương cho công nhân trong tháng 1.2017, cộng với 2 tháng trả dư trong năm 2016 thì đến nay đã chi hết lương cho CNLĐ đến tháng 3.2017.

Bắt đầu từ tháng 4.2017, Cty phải phụ thuộc vào việc tạm ứng kinh phí trong đặt hàng. Tức là, sau khi có hợp đồng Cty được tạm ứng 50% và đã chi trả các khoản. 50% còn lại trong đó có cả lương công nhân tháng 4,5 thì sau khi có kết quả của vụ xuân (tháng 1 đến tháng 5), các cơ quan quản lý làm công tác nghiệm thu vụ xuân xong mới quyết toán tiền, lúc đó thì Cty mới có chi trả tiếp. “Nhanh nhất, cũng phải hết tháng 6, Cty mới có thể chi trả lương tiếp cho CN” - ông Tuấn cho hay.

PV báo Lao Động làm việc cùng Ban lãnh đạo Cty TNHH MTV Thuỷ Lợi Sông Tích. Ảnh: H.N

Đang nợ lương công nhân, vẫn quyết truy thu người lao động!

Lý giải về việc chi thừa lương cho CNVC-NLĐ để phải truy thu lại, ông Tuấn cho hay đây là điều Cty không mong muốn. Nhưng do Cty không biết trước định mức kinh tế kỹ thuật TP sẽ phê duyệt nên đã tạm ứng cho CNVC-LĐ với mức hệ số lương là 2,35 triệu đồng/tháng x hệ số. Sau đó, theo quyết định của TP, CNVC-LĐ chỉ được tính lương tối thiểu vùng là 1,210 triệu đồng/tháng x hệ số lương. Vì vậy, số tiền Cty đã tạm ứng thừa phải truy thu lại. Đây cũng là một trong những bất cập trong công tác quản lý và điều hành của ngành thuỷ nông. Bởi, CNVC-LĐ chỉ được tạm ứng lương chứ không thể biết trước sẽ được bao nhiêu lương/tháng khi làm việc. Và thực tế, đến hiện tại, CN của Cty TNHH MTV Thuỷ Lợi Sông Tích vẫn chưa biết năm 2015 và 2016, lương của CN là bao nhiêu.

Lãnh đạo Cty TNHH MTV Thuỷ Lợi Sông Tích cũng cho hay: Với quy định mới liên quan tới Thông tư 280 của Bộ Tài chính, năm 2017, kinh phí đặt hàng của Cty chỉ được khoảng 60 tỉ. Như vậy, với mức kinh phí này, Cty sẽ không đảm bảo đủ các khoản chi phí hợp lý cần thiết để duy trì hoạt động. Đây là vướng mắc nên UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi các bộ, ngành và Chính phủ xin ý kiến nhưng vẫn chưa có phản hồi.

“Kinh phí đặt hàng là khoảng 60,8 tỉ nhưng khi nghiệm thu thực tế sẽ chỉ đạt khoảng 57 tỉ. Như vậy, rất khó tính toán tiền lương cho CN và duy trì các hoạt động. Kinh phí tối thiểu để duy trì hoạt động phải khoảng 85 tỉ”, ông Tuấn nói.

Lãnh đạo Cty này phân tích thêm, với 60,8 tỉ đồng, chỉ mỗi việc chi trả lương cơ bản thôi đã hết một nửa số chi phí. Tại Cty trong tháng 1, hệ số bình quân của CNVC-NLĐ là 3.01 x hệ số tối thiểu 1,21 triệu đồng, Cty đã phải chi 2,6 tỉ tiền lương/tháng. Đây là chưa kể từ tháng 7.2017, lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên mức 1,3 triệu đồng. Tính trung bình 1 năm, Cty sẽ phải chi tiêu hơn 30 tỉ đồng cho tiền lương cơ bản. Vậy thì làm sao đảm bảo hoạt động?

* Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Tuyến, Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội, bày tỏ quan điểm, nếu thành phố đã chuyển tiền tạm ứng trả lương xuống Cty rồi thì cần thực hiện theo quy định - Cty cố gắng trả lương cho CN; còn nếu lấy số tiền đó để chi trả các khoản khác là không nên. Bà Tuyến cũng chia sẻ thêm, trước đây, đối với đơn vị dịch vụ công ích như các Cty thủy nông, lương của NLĐ được tính theo hecta, theo khối lượng công việc, bây giờ thành phố đang hướng tới tính lương theo quy định lương tối thiểu vùng.                                                                                                  QUẾ CHI

* Một nam CN thuộc Cty đầu tư phát triển thủy lợi Sông Tích (xin được giấu tên - PV) cho biết, UBND TP đã có tiền tạm ứng chuyển về Cty, nhưng do Cty đang nợ ngân hàng, nên khi tiền chuyển về thì ngân hàng khấu trừ luôn.

* Một nữ CN (xin được giấu tên - PV) cho biết, chị cũng mới chỉ nhận được tạm ứng tháng 1.2017, do có thâm niên cao, nên số tiền được nhận là 4,1 triệu đồng, trong khi rất nhiều CN làm 5, 6 năm thì chỉ được 2,3 - 2,4 triệu đồng/người. “Tổng GĐ Cty Sông Tích công bố tại Đại hội NLĐ, thì số tiền tạm ứng mà UBND TP chuyển xuống cho Cty là 13,5 tỉ, nhưng ngân hàng trừ nợ 11,5 tỉ đồng; còn 2 tỉ đồng, Cty lấy để đền bù giải phóng mặt bằng, trả lương cho anh chị em CN theo mức lương tối thiểu”- nữ CN này cho hay.                                                                                                                       QUẾ CHI

 

 

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Xem xét lại cơ chế đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Việc đẩy giá đất đấu giá lên cao rồi bỏ cọc sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, phải xem xét lại cơ chế đấu giá đất.